Bài giảng Thiết kế hệ thống thông tin: Chương 3 - ThS. Lê Văn Tấn
Số trang: 63
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.45 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng "Thiết kế hệ thống thông tin - Chương 3: Mô hình hóa nghiệp vụ" trình bày các nội dung: Khái niệm về mô hình hóa nghiệp vụ, biểu đồ ngữ cảnh, biểu đồ phân cấp chức năng, ma trận thực thể - chức năng, biểu đồ luồng dữ liệu. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thiết kế hệ thống thông tin: Chương 3 - ThS. Lê Văn Tấn Chương 3: MÔ HÌNH HOÁ NGHIỆP VỤ Khái niệm về mô hình hóa nghiệp vụ Biểu đồ ngữ cảnh Biểu đồ phân cấp chức năng Ma trận thực thể - chức năng Biểu đồ luồng dữ liệu 3.1. KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH NGHỆP VỤ Mô hình nghiệp vụ là một mô tả các chức năng của hệ thống (doanh nghiệp) và mối quan hệ bên trong giữa các chức năng đó cũng như các mối quan hệ của chúng với môi trường bên ngoài. Mô hình nghiệp vụ được thể hiện bằng nhiều dạng khác nhau. Mỗi một dạng mô tả một khía cạnh của hoạt động nghiệp vụ. Tất cả các dạng đó cho ta một cách nhìn toàn cảnh về hoạt động nghiệp vụ của hệ thống. Các dạng thể hiện đó gồm: Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống Biểu đồ phân cấp chức năng Mô tả chi tiết chức năng lá Ma trận thực thể dữ liệu - chức năng Biểu đồ hoạt động Biểu đồ luồng dữ liệu 3.2. BIỂU ĐỒ NGỮ CẢNH Biểu đồ ngữ cảnh cho ta một cái nhìn khái quát về hệ thống trong môi trường của nó. Các yếu tố môi trường ở đây chính là các tác nhân ngoài tương tác với hệ thống về mặt thông tin. Việc xây dựng biểu đồ ngữ cảnh chính là việc xác định các tác nhân ngoài và các luồng thông tin từ các tác nhân ngoài vào hệ thống cũng như từ hệ thống đến tác nhân ngoài. Các thành phần trong biểu đồ ngữ cảnh gồm: – Một chức năng duy nhất mô tả toàn hệ thống (trong đó có tên hệ thống) – Các tác nhân ngoài – Các luồng thông tin từ các tác nhân ngoài vào hệ thống và ngược lại. 3.2. BIỂU ĐỒ NGỮ CẢNH (tiếp) 3.2. BIỂU ĐỒ NGỮ CẢNH (tiếp) 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG 3.3.1. Các khái niệm Chức năng xử lý được hiểu là một tập các công việc mà tổ chức cần thực hiện trong hoạt động của nó. Khái niệm chức năng là khái niệm logic, tức là chỉ nói đến tên công việc cần làm và mối quan hệ phân mức giữa chúng mà không chỉ ra công việc được làm như thế nào. Chức năng được xem xét ở các mức độ từ tổng hợp đến chi tiết sắp theo thứ tự sau: – Một lĩnh vực hoạt động; – Một hoạt động – Một nhiệm vụ – Một hành động. 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.1. Các khái niệm (tiếp) Biểu đồ phân cấp chức năng là một biểu đồ hình cây trong đó mỗi nút là một chức năng. Quan hệ giữa các chức năng ở hai mức kế tiếp là quan hệ bao hàm. Các thành phần của biểu đồ: + Chức năng: Được biểu diễn bằng hình chữ nhật, trong đó có ghi tên chức năng. Tên chức năng thường là động từ kèm bổ ngữ . Ví dụ: + Kết nối: Kết nối giữa các chức năng phân cấp được biểu diễn bằng đoạn thẳng hay đường gấp khúc. 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.1. Các khái niệm (tiếp) 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.2. Ý nghĩa của mô hình – Biểu đồ phân cấp chức năng được xây dựng dần cùng với quá trình khảo sát hệ thống từ trên xuống giúp cho việc nắm hiểu hệ thống và định hướng cho hoạt động khảo sát tiếp theo; – Nó cho phép xác định phạm vi các chức năng cần nghiên cứu hay miền cần nghiên cứu của hệ thống; – Nó cho thấy vị trí của mỗi công việc trong toàn hệ thống, tránh sự trùng lặp, giúp phát hiện các chức năng còn thiếu; – Nó là một cơ sở để cấu trúc hệ thống chương trình sau này. 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.3. Cách xây dựng a, Phương pháp *, Từ trên xuống Trong quá trình tiếp cận một tổ chức theo phương pháp từ trên xuống, ta nhận được thông tin về các chức năng từ mức gộp (do lãnh tạo cung cấp) đến mức chi tiết (do các bộ phận chức năng cung cấp). Cách phân chia này phù hợp với sự phân công các công việc cho các bộ phận chức năng cũng như cho các nhân viên của một tổ chức. Cách phân chia này thường theo nguyên tắc sau: – Việc thực hiện tất cả các chức năng ở mức dưới trực tiếp phải đảm bảo thực hiện được chức năng ở mức trên đã phân rã ra chúng (tính đầy đủ). – Mỗi chức năng được phân rã phải là một bộ phận thực sự tham gia thực hiện chức năng đã phân rã ra nó (tính thực chất). 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.3. Cách xây dựng a, Phương pháp *, Từ dưới lên Đối với một lĩnh vực hay một phạm vi nghiên cứu không lớn, đôi khi người ta có thể biết ngay được mọi công việc chi tiết. Trong trường hợp này việc xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng có thể theo hướng ngược lại, từ dưới lên. Bằng cách nhóm dần các chức năng chi tiết từ dưới lên trên theo từng nhóm một cách thích hợp và gán cho nó những cái tên tương ứng. 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.3. Cách xây dựng (tiếp) b, Nguyên tắc – Không nên phân rã biểu đồ quá 6 mức – Ở mỗi mức, các chức năng cùng mức sắp xếp trên cùng một hàng, cùng một dạng. Ở mức cuối cùng của biểu đồ các chức năng thuộc cùng một mức và của cùng một chức năng ta có thể sắp theo hàng dọc. – Biểu đồ cần bố trí cân đối, rõ ràng để dễ kiểm tra, theo dõi. – Mỗi chức năng có một tên duy nhất, các chức năng khác nhau tên phải khác nhau. Tên chức năng cần phản ánh được nội dung công việc thực tế mà tổ chức thực hiện và người sử dụng quen dùng nó. 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.3. Cách xây dựng (tiếp) c, Mô tả chi tiết chức năng lá Đối với mỗi chức năng lá (mức thấp nhất) trong biểu đồ cần mô tả trình tự và cách thức tiến hành nó bằng lời và có thể sử dụng biểu đồ hay một hình thức nào khác (biểu đồ hoạt động, cây quyết định,..). Mô tả thường bao gồm các nội dung sau: – Tên chức năng – Các sự kiện kích hoạt (khi nào? cái gì dẫn đến? điều kiện gì?) – Quy trình thực hiện (nếu có nhiều công việc nhỏ liên quan) – Yêu cầu giao diện cần thể hiện (nếu có) – Dữ liệu vào (các hồ sơ sử dụng ban đầu) – Công thức (thuật toán) tính toán sử dụng (nếu có) – Dữ liệu ra (các báo cáo hay kiểm tra cần đưa ra) – Qui tắc nghiệp vụ cần tuân thủ. 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thiết kế hệ thống thông tin: Chương 3 - ThS. Lê Văn Tấn Chương 3: MÔ HÌNH HOÁ NGHIỆP VỤ Khái niệm về mô hình hóa nghiệp vụ Biểu đồ ngữ cảnh Biểu đồ phân cấp chức năng Ma trận thực thể - chức năng Biểu đồ luồng dữ liệu 3.1. KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH NGHỆP VỤ Mô hình nghiệp vụ là một mô tả các chức năng của hệ thống (doanh nghiệp) và mối quan hệ bên trong giữa các chức năng đó cũng như các mối quan hệ của chúng với môi trường bên ngoài. Mô hình nghiệp vụ được thể hiện bằng nhiều dạng khác nhau. Mỗi một dạng mô tả một khía cạnh của hoạt động nghiệp vụ. Tất cả các dạng đó cho ta một cách nhìn toàn cảnh về hoạt động nghiệp vụ của hệ thống. Các dạng thể hiện đó gồm: Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống Biểu đồ phân cấp chức năng Mô tả chi tiết chức năng lá Ma trận thực thể dữ liệu - chức năng Biểu đồ hoạt động Biểu đồ luồng dữ liệu 3.2. BIỂU ĐỒ NGỮ CẢNH Biểu đồ ngữ cảnh cho ta một cái nhìn khái quát về hệ thống trong môi trường của nó. Các yếu tố môi trường ở đây chính là các tác nhân ngoài tương tác với hệ thống về mặt thông tin. Việc xây dựng biểu đồ ngữ cảnh chính là việc xác định các tác nhân ngoài và các luồng thông tin từ các tác nhân ngoài vào hệ thống cũng như từ hệ thống đến tác nhân ngoài. Các thành phần trong biểu đồ ngữ cảnh gồm: – Một chức năng duy nhất mô tả toàn hệ thống (trong đó có tên hệ thống) – Các tác nhân ngoài – Các luồng thông tin từ các tác nhân ngoài vào hệ thống và ngược lại. 3.2. BIỂU ĐỒ NGỮ CẢNH (tiếp) 3.2. BIỂU ĐỒ NGỮ CẢNH (tiếp) 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG 3.3.1. Các khái niệm Chức năng xử lý được hiểu là một tập các công việc mà tổ chức cần thực hiện trong hoạt động của nó. Khái niệm chức năng là khái niệm logic, tức là chỉ nói đến tên công việc cần làm và mối quan hệ phân mức giữa chúng mà không chỉ ra công việc được làm như thế nào. Chức năng được xem xét ở các mức độ từ tổng hợp đến chi tiết sắp theo thứ tự sau: – Một lĩnh vực hoạt động; – Một hoạt động – Một nhiệm vụ – Một hành động. 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.1. Các khái niệm (tiếp) Biểu đồ phân cấp chức năng là một biểu đồ hình cây trong đó mỗi nút là một chức năng. Quan hệ giữa các chức năng ở hai mức kế tiếp là quan hệ bao hàm. Các thành phần của biểu đồ: + Chức năng: Được biểu diễn bằng hình chữ nhật, trong đó có ghi tên chức năng. Tên chức năng thường là động từ kèm bổ ngữ . Ví dụ: + Kết nối: Kết nối giữa các chức năng phân cấp được biểu diễn bằng đoạn thẳng hay đường gấp khúc. 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.1. Các khái niệm (tiếp) 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.2. Ý nghĩa của mô hình – Biểu đồ phân cấp chức năng được xây dựng dần cùng với quá trình khảo sát hệ thống từ trên xuống giúp cho việc nắm hiểu hệ thống và định hướng cho hoạt động khảo sát tiếp theo; – Nó cho phép xác định phạm vi các chức năng cần nghiên cứu hay miền cần nghiên cứu của hệ thống; – Nó cho thấy vị trí của mỗi công việc trong toàn hệ thống, tránh sự trùng lặp, giúp phát hiện các chức năng còn thiếu; – Nó là một cơ sở để cấu trúc hệ thống chương trình sau này. 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.3. Cách xây dựng a, Phương pháp *, Từ trên xuống Trong quá trình tiếp cận một tổ chức theo phương pháp từ trên xuống, ta nhận được thông tin về các chức năng từ mức gộp (do lãnh tạo cung cấp) đến mức chi tiết (do các bộ phận chức năng cung cấp). Cách phân chia này phù hợp với sự phân công các công việc cho các bộ phận chức năng cũng như cho các nhân viên của một tổ chức. Cách phân chia này thường theo nguyên tắc sau: – Việc thực hiện tất cả các chức năng ở mức dưới trực tiếp phải đảm bảo thực hiện được chức năng ở mức trên đã phân rã ra chúng (tính đầy đủ). – Mỗi chức năng được phân rã phải là một bộ phận thực sự tham gia thực hiện chức năng đã phân rã ra nó (tính thực chất). 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.3. Cách xây dựng a, Phương pháp *, Từ dưới lên Đối với một lĩnh vực hay một phạm vi nghiên cứu không lớn, đôi khi người ta có thể biết ngay được mọi công việc chi tiết. Trong trường hợp này việc xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng có thể theo hướng ngược lại, từ dưới lên. Bằng cách nhóm dần các chức năng chi tiết từ dưới lên trên theo từng nhóm một cách thích hợp và gán cho nó những cái tên tương ứng. 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.3. Cách xây dựng (tiếp) b, Nguyên tắc – Không nên phân rã biểu đồ quá 6 mức – Ở mỗi mức, các chức năng cùng mức sắp xếp trên cùng một hàng, cùng một dạng. Ở mức cuối cùng của biểu đồ các chức năng thuộc cùng một mức và của cùng một chức năng ta có thể sắp theo hàng dọc. – Biểu đồ cần bố trí cân đối, rõ ràng để dễ kiểm tra, theo dõi. – Mỗi chức năng có một tên duy nhất, các chức năng khác nhau tên phải khác nhau. Tên chức năng cần phản ánh được nội dung công việc thực tế mà tổ chức thực hiện và người sử dụng quen dùng nó. 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.3. Cách xây dựng (tiếp) c, Mô tả chi tiết chức năng lá Đối với mỗi chức năng lá (mức thấp nhất) trong biểu đồ cần mô tả trình tự và cách thức tiến hành nó bằng lời và có thể sử dụng biểu đồ hay một hình thức nào khác (biểu đồ hoạt động, cây quyết định,..). Mô tả thường bao gồm các nội dung sau: – Tên chức năng – Các sự kiện kích hoạt (khi nào? cái gì dẫn đến? điều kiện gì?) – Quy trình thực hiện (nếu có nhiều công việc nhỏ liên quan) – Yêu cầu giao diện cần thể hiện (nếu có) – Dữ liệu vào (các hồ sơ sử dụng ban đầu) – Công thức (thuật toán) tính toán sử dụng (nếu có) – Dữ liệu ra (các báo cáo hay kiểm tra cần đưa ra) – Qui tắc nghiệp vụ cần tuân thủ. 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Thiết kế hệ thống thông tin Thiết kế hệ thống thông tin Hệ thống thông tin Mô hình hóa nghiệp vụ Biểu đồ ngữ cảnh Biểu đồ phân cấp chức năng Biểu đồ luồng dữ liệuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Chương 3 - Hệ điều hành Windowns XP
39 trang 327 0 0 -
Bài tập thực hành môn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin
6 trang 297 0 0 -
Bài giảng HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN - Chương 2
31 trang 228 0 0 -
Bài thuyết trình Hệ thống thông tin trong bệnh viện
44 trang 227 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng ứng dụng quản lý kho hàng trên nền Web
61 trang 215 0 0 -
62 trang 206 2 0
-
Phương pháp và và ứng dụng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Phần 1 - TS. Nguyễn Hồng Phương
124 trang 203 0 0 -
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin (chương 2-bài 2)
14 trang 178 0 0 -
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Chương 9: Thiết kế giao diện
21 trang 175 0 0 -
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý: Phần 2
36 trang 175 0 0