Danh mục

Bài giảng Thiết kế hệ thống thông tin: Chương 4 - ThS. Lê Văn Tấn

Số trang: 57      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.09 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Thiết kế hệ thống thông tin - Chương 4: Xác mô hình và phương tiện diễn tả dữ liệu" cung cấp cho người học các kiến thức: Mã hóa dữ liệu (Coding), mô hình thực thể -liên kết E-R (Entity Relationship Model), mô hình quan hệ (Relational Model), xây dựng mô hình dữ liệu logic. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thiết kế hệ thống thông tin: Chương 4 - ThS. Lê Văn Tấn Chương 4: CÁC MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG TIỆN DIỄN TẢ DỮ LIỆU  Mã hoá dữ liệu (Coding)  Mô hình thực thể - liên kết E-R (Entity Relationship Model)  Mô hình quan hệ (Relational Model)  Xây dựng mô hình dữ liệu logic 4.1. MÃ HOÁ DỮ LIỆU 4.1.1. Khái niệm mã hoá Mã hoá là việc gán một tên gọi vắn tắt cho một đối tượng nào đó. Mỗi đối tượng gồm nhiều thuộc tính khác nhau nên yêu cầu mã hoá cho các đối tượng là một yêu cầu cần thiết. Ngoài ra mã hoá còn là hình thức chuẩn hoá dữ liệu và bảo mật dữ liệu đặc biệt trong các hệ thống xử lý bằng máy tính. Ví dụ: Số CMND  Xác định một công dân. Biển số xe  Xác định một chiếc xe. 4.1. MÃ HOÁ DỮ LIỆU 4.1.2. Chất lượng của việc mã hoá Để đánh giá chất lượng của việc mã hoá, ta dựa vào các tiêu chí: – Không nhập nhằng: Thể hiện ánh xạ 1-1 từ tập đối tượng được mã hoá vào tập mã. – Thích ứng với phương thức sử dụng: Thực hiện bằng thủ công nên dễ hiểu, đơn giản. Thực hiện bằng máy tính, đòi hỏi phải chặt chẽ. – Có khả năng mở rộng mã: + Thêm mã phía trước hoặc sau các mã đã có + Xen mã mới giữa các mã đã có. – Mã phải ngắn gọn để giảm kích cỡ mã, đây là mục tiêu của mã hoá. – Có tính ngữ nghĩa: Nhìn vào mã có thể đoán biết đối tượng. 4.1. MÃ HOÁ DỮ LIỆU 4.1.3. Các kiểu mã hoá a, Mã hoá liên tiếp Dùng các số nguyên liên tiếp để mã. Ƣu điểm: Không nhập nhằng, đơn giản, mở rộng phía sau được. Nhƣợc điểm: Không xen được, thiếu tính gợi ý, cần có bảng tương ứng giữa mã và đối tượng, không phân theo nhóm. 4.1. MÃ HOÁ DỮ LIỆU 4.1.3. Các kiểu mã hoá b, Mã hoá theo lát Dùng các số nguyên nhưng phân ra từng lát cho từng loại đối tượng, trong mỗi lát dùng mã liên tiếp. Ƣu điểm: không nhập nhằng, đơn giản, mở rộng, xen được, phân nhóm được. Nhƣợc điểm: Thiếu gợi ý, cần có bảng tương ứng giữa mã và đối tượng. 4.1. MÃ HOÁ DỮ LIỆU 4.1.3. Các kiểu mã hoá c, Mã phân đoạn Mỗi mã gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn mang một ý nghĩa riêng. Ví dụ: 37 F15028 Ƣu điểm: Không nhập nhằng, mở rộng, xen thêm được, được dùng khá phổ biến, phân nhóm được. Nhƣợc điểm: Dài, thao tác nặng nề, không cố định, có thể bị bảo hoà. 4.1. MÃ HOÁ DỮ LIỆU 4.1.3. Các kiểu mã hoá d, Mã phân cấp Các đối tượng được mã hoá theo chế độ phân cấp các chi tiết nhỏ dần. Ví dụ: Mục lục sách. Ƣu điểm: Không nhập nhằng, mở rộng được, xen được, được dùng khá phổ biến, tìm kiếm dễ dàng. Nhƣợc điểm: Như mã phân đoạn. 4.1. MÃ HOÁ DỮ LIỆU 4.1.3. Các kiểu mã hoá e, Mã diễn nghĩa Gán một tên viết tắt cho mỗi đối tượng, giúp ta hiểu được về đối tượng đó. Ví dụ: VIE – Việt Nam Tha – Thái Lan Sin – Singapore. Ƣu điểm: Tiện lợi cho xử lý bằng tay Nhƣợc điểm: Khó giải mã được bằng máy tính. 4.1. MÃ HOÁ DỮ LIỆU 4.1.3. Lựa chọn kiểu mã hoá Việc lựa chọn kiểu mã hoá cần dựa vào các yếu tố sau: – Nghiên cứu việc sử dụng mã sau này – Nghiên cứu số lượng đối tượng được mã hoá để lường trước sự phát triển. – Nghiên cứu sự phân bố thống kê để phân lớp. – Thoả thuận người dùng. – Thử nghiệm trước khi dùng chính thức. 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.1. Khái niệm Mô hình thực thể - liên kết là đồ thị biểu diễn các thực thể và mối quan hệ giữa chúng. Nó là công cụ xây dựng lược đồ dữ liệu khái niệm của cơ sở dữ liệu. Mô hình gồm 3 thành phần:  Các kiểu thực thể  Các thuộc tính của mỗi kiểu thực thể  Liên kết giữa các kiểu thực thể. 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.2. Thực thể và kiểu thực thể Thực thể: Thực thể là một đối tượng cụ thể hay trừu tượng mà ta muốn phản ánh nó trong hệ thống thông tin. Kiểu thực thể: Là một tập hợp các thực thể có cùng đặc trưng, cùng bản chất, được mô tả theo cùng một cấu trúc.(Sau này ta đồng nhất thực thể với kiểu thực thể). Ví dụ: Khách hàng, Sinh viên,… Thể hiện thực thể (Instance): Là dữ liệu về một thực thể cụ thể. Ví dụ: Một thể hiện thực thể của thực thể SINH VIÊN là một sinh viên cụ thể, chẳng hạn: („08123‟, „Nguyễn Văn Tý‟) 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.2. Thực thể và kiểu thực thể Biểu diễn thực thể: - Bằng hình chữ nhật trong đó có ghi tên thực thể. - Tên thực thể là danh từ. Ví dụ: SINH VIÊN KHÁCH HÀNG 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.3. Thuộc tính (attribute) Khái niệm Thuộc tính của thực thể là đặc trưng của thực thể mà ta quan tâm. Các kiểu thuộc tính  Thuộc tính tên gọi: Giá trị cho tên gọi 1 thể hiện thực thể. Ví dụ: Họ và tên là thuộc tính tên gọi của thực thể SINH VIÊN  Thuộc tính định danh: Giá trị của nó xác định duy nhất mỗi thể hiện thực thể. Thuộc tính định danh có thể chọn từ thuộc tính của thực thể hay có thể được thêm vào. Ví dụ: Mã mặt hàng là thuộc tính định danh của thực thể MẶT HÀNG Biển số xe là thuộc tính định danh của thực thể XE MÁY  Thuộc tính mô tả: Là các thuộc tính còn lại.  Thuộc tính lặp: Là thuộc tính có nhiều giá trị. 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.3. Thuộc tính (attribute) Cách biểu diễn - Bằng hình elip, theo ký pháp sau: - Tên thuộc tính là danh từ 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.3. Thuộc tính (attribute) Ví dụ 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.4. Liên kết thực thể (relationship) Liên kết thực thể: Là sự kết nối có ý nghĩa giữa hai hay nhiều thực thể, phản ánh một sự ràng buộc về quản lý. Ghi chú: Liên kết thực thể cũng có thuộc tính. Các kiểu liên kết  Liên kết Một – Một (1-1): Hai kiểu thực thể A, B có liên kết 1-1 với nhau nếu ứng với mỗi thể hiện thực thể trong A có một thể hiện thực thể trong B và ngược lại. 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.4. Liên kết thực thể (tiếp)  ...

Tài liệu được xem nhiều: