Danh mục

Bài giảng Thiết kế hệ thống thông tin: Chương 5 - ThS. Lê Văn Tấn

Số trang: 59      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Thiết kế hệ thống thông tin - Chương 5: Thiết kế hệ thống mới" cung cấp cho người học các nội dung: Thiết kế tổng thể, thiết kế chi tiết, thiết kế chương trình. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thiết kế hệ thống thông tin: Chương 5 - ThS. Lê Văn Tấn Chương 5: THIẾT KẾ HỆ THỐNG MỚI Thiết kế hệ thống là việc chuyển đặc tả hệ thống mức logic thành đặc tả hệ thống mức vật lý.  Đầu vào của công việc thiết kế hệ thống bao gồm: – Đặc tả logic hệ thông có được từ giai đoạn phân tích (biểu đồ luồng dữ liệu logic của hệ thống mới, các đặc tả chức năng, mô hình dữ liệu logic (mô hình quan hệ), từ điển dữ liệu,…) – Các yêu cầu, ràng buộc về vật lý cụ thể: Phần cứng, môi trường (hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu), các tài nguyên, các yêu cầu về thời gian thực hiện, thời gian trả lời, . . . Chương 5: THIẾT KẾ HỆ THỐNG MỚI  Đầu ra của hệ thống bao gồm: – Một kiến trúc tổng thể của hệ thống – Tổ chức vật lý của cơ sở dữ liệu – Các hình thức trao đổi trên biên của hệ thống: Mẫu thu thập thông tin, tài liệu xuất, giao diện người-máy – Các kiểm soát, phục hồi dữ liệu – Cấu trúc chương trình theo các modul  Các giai đoạn trong quá trình thiết kế: – Thiết kế tổng thể; – Thiết kế chi tiết. 5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ 5.1.1. Mục đích Mục đích của thiết kế tổng thể là nhằm đưa ra một kiến trúc tổng thể của hệ thống. Kiến trúc này thể hiện: – Sự phân chia hệ thống thành các hệ thống con – Sự phân chia ranh giới giữa phần thực hiện bởi máy tính và phần thực hiện bằng thủ công trong mỗi hệ thống con. 5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ (tiếp) 5.1.2. Phân chia hệ thống thành các hệ thống con Một hệ thống con là một sự gom nhóm các chức năng (hay chương trình) trong hệ thống xung quanh một nhiệm vụ hay theo một mục đích nào đó. – Mục đích của việc phân chia là nhằm giảm thiểu sự phức tạp, cồng kềnh, dễ kiểm soát và bảo trì. – Sự phân chia được thực hiện ngay trên biểu đồ luồng dữ liệu. Ta dùng đường nét đứt để phân chia ranh giới giữa các hệ thống con. Thông thường mỗi chức năng trong DFD mức cao đại diện cho một hệ thống con. 5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ (tiếp) 5.1.2. Phân chia hệ thống thành các hệ thống con Tuy nhiên sự phân chia đó phải được xem xét dựa trên hai tiêu chuẩn:  Tính kết dính (cohension): Là sự gắn bó về logic hay về mục đích của các chức năng trong cùng một hệ thống con. Sự kết dính của các chức năng trong cùng một hệ thống con càng chặt chẽ càng tốt.  Tính ghép nối (coupling): Là sự trao đổi thông tin và tác động lẫn nhau giữa các hệ thống con. Sự ghép nối giữa các hệ thống con càng lỏng lẻo, càng đơn giản càng tốt. 5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ (tiếp) 5.1.2. Phân chia hệ thống thành các hệ thống con (tiếp) Việc phân chia không chỉ căn cứ vào chức năng mà còn có nhiều căn cứ khác, như:  Theo thực thể: Nhóm các chức năng liên quan đến một hay một số kiểu thực thể vào một hệ thống con. Ví dụ: Hệ thống con Khách hàng gồm các chức năng liên quan đến kiểu thực thể khách hàng như xử lý đơn đặt hàng, làm hoá đơn, phát hàng, thanh toán, xử lý nợ. 5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ (tiếp) 5.1.2. Phân chia hệ thống thành các hệ thống con (tiếp)  Theo sự kiện giao dịch: Nhóm các chức năng được kích hoạt khi có một sự kiện nào đó xảy ra. Ví dụ: Khi có một đơn đặt hàng đến, các chức năng ghi nhận đơn, xử lý đơn hàng, kiểm tra khả năng đáp ứng của kho hàng, . . .  Theo trung tâm biến đổi: Nhóm các chức năng có liên quan cộng tác với nhau để thực hiện một tính toán hay một sự biến đổi thông tin đặc biệt nào đó. Ví dụ: Hệ tính lương, hệ làm báo cáo theo định kỳ,… 5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ (tiếp) 5.1.2. Phân chia hệ thống thành các hệ thống con (tiếp)  Theo thực tế: Việc nhóm có thể dựa trên các lý do:  Vị trí địa lý của cơ quan  Cấu trúc kinh doanh của cơ quan  Sự tồn tại của phần cứng  Trình độ của đội ngũ cán bộ  Phân công trách nhiệm công tác  Thuận lợi cho bảo mật 5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ (tiếp) 5.1.3. Phân định phần thực hiên thủ công với phần thực hiện bằng máy tính, xây dựng biểu đồ luồng hệ thống 5.1.3.1. Mục đích Mục đích của phần này là cần xác định rõ chức năng nào do máy tính thực hiện, chức năng nào do con người thực hiện và kho dữ liệu nào được lưu trên máy tính, kho nào vẫn được quản lý bằng tay. 5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ (tiếp) 5.1.3.2. Cách phân chia a, Đối với các chức năng xử lý Xem xét từng chức năng trong biểu đồ luồng dữ liệu để quyết định chức năng nào thực hiện bằng máy tính, chức năng nào thực hiện bằng thủ công. Về nguyên tắc, càng nhiều chức năng thực hiện bằng máy tính càng tốt. Tuy nhiên, những giải pháp lựa chọn để thực hiện phải khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ của người sử dụng. Việc phân định này mang tính trực quan, kinh nghiệm nhiều hơn là có quy tắc rõ ràng. 5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ (tiếp) 5.1.3.2. Cách phân chia a, Đối với các chức năng xử lý Khi xét các chức năng có hai khả năng xảy ra: – Một chức năng sẽ được quyết định chuyển trọn vẹn sang phần thực hiện bằng máy tính hoặc thủ công. Ta giữ nguyên tên của nó. – Một chức năng cần tách một phần xử lý bằng máy tính, một phần xử lý thủ công. Ta phân rã tiếp để làm rõ. Chọn tên thích hợp cho các chức năng mới. 5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ (tiếp) 5.1.3.2. Cách phân chia b, Đối với các kho dữ liệu Xét lần lượt từng kho dữ liệu có mặt trong biểu đồ luồng dữ liệu. Các kho dữ liệu chuyển sang thực hiện bằng Máy tính sẽ tiếp tục có mặt trong mô hình để sau này trở thành các tệp dữ liệu. Các kho còn lại sẽ bị loại ra khỏi mô hình và sau này sẽ có các sổ sách, tài liệu thực hiện bằng tay. 5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ (tiếp) 5.1.3.3. Xây dựng biểu đồ luồng hệ thống  Trên biểu đồ luồng dữ liệu logic của hệ thống mới (mức cơ sở) ta dùng đường nét đứt để ph ...

Tài liệu được xem nhiều: