Danh mục

Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư: Chương 1 - ThS. Trần Minh Hùng

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.79 MB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư: Chương 1 Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư, cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái niệm phân loại đầu tư; Dự án đầu tư; Đặc điểm công dụng của dự án đầu tư; Phân loại dự án đầu tư; Các bước soạn thảo và nội dung cơ bản của một dự án. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư: Chương 1 - ThS. Trần Minh Hùng TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MÔN: THIẾT LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Biên soạn: Ths. Trần Minh Hùng Tài liệu học tập và Sách tham khảo: Bài giảng Phân tích và thẩm định dự án của các giảng viên lên lớp. Sách tham khảo:  [1] PGS. TS. Phước Minh Hiệp. Giáo trình Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư – NXB Lao động –Xã hội.2011.  [2] PGS. TS. Vũ Công Tuấn. Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư – NXB Thống kê 2010. 1 Tài liệu học tập và Sách tham khảo:  Sách tham khảo:  [3] TS Nguyễn Bạch Nguyệt. Lập dự án đầu tư – NXB Khoa học và Kỹ thuật. 2004.  [4] PGS. TS. Vũ Công Tuấn. Phân tích kinh tế dự án đầu tư – NXB Tài chính. 2007  [5] Ths Đinh Thế Hiển. Excel ứng dụng Lập & Thẩm định dự án. NXB Thống kê. 2 Mục tiêu bài giảng  Giới thiệu Các khái niệm cơ bản  Các nội dung cơ bản của một dự án đầu tư (DAĐT)  Vai trò của việc phân tích & thẩm định DAĐT.  Các giai đoạn của một DAĐT  Ứng dụng Excel trong việc Phân tích & thẩm định tài chính dự án 3 Chuyên đề 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ & DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1- Khái niệm phân loại đầu tư 2- Dự án đầu tư 3- Đặc điểm công dụng của DAĐT 4- Phân loại DAĐT 5- Các bước soạn thảo và nội dung cơ bản của một DA 1. Khái niệm và phân loại đầu tư 1.1-Khái niệm: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát Theo Luật đầu tư: Đầu tư triển, để từ đó thu được các là việc nhà đầu tư bỏ vốn hiệu quả kinh tế - xã hội, vì bằng các loại tài sản hữu mục tiêu phát triển quốc gia hình hay vô hình để hình Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh thành tài sản, bằng việc doanh, để từ đó thu được số vốn lớn hơn số đã bỏ ra, thông qua tiến hành các hoạt động lợi nhuận trong thời gian tương đầu tư theo quy định của lai. pháp luật có liên quan. Đầu tư là sự bỏ vốn ra ở thời điểm hiện tại để mong đạt được hiệu quả lớn về kinh tế xã hội trong tương lai. 4 Luật đầu tư 2014 có hiệu lực 01/07/2015  Dự án đầu tư mở rộng: là dự án đầu tư phát triển dự án đang hoạt động đầu tư kinh doanh bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.  Dự án đầu tư mới: là dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án hoạt động độc lập với dự án đang thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.  Đầu tư kinh doanh: là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.  Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Luật đầu tư 2014 có hiệu lực 01/07/2015  Nhà đầu tư: là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.  Vốn đầu tư: là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.  Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng PPP - public private partnership) là thỏa thuận hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công hoặc quy định về đầu tư theo hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao của Việt Nam (BOT).  Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC-Business Cooperation Contract) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. 5 Hình thức hỗ trợ đầu tư (Điều 19-Luật Đầu tư 2014)  1. Các hình thức hỗ trợ đầu tư:  a) Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án;  b) Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;  c) Hỗ trợ tín dụng;  d) Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành, nội thị;  đ) Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ;  e) Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin;  g) Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển. 1.2- Phân loại đầu tư: Theo chức năng quản lý vốn đầu tư: Đầu tư trực tiếp và Đầu tư gián tiếp. Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư: Đầu tư phát triển, Đầu tư dịch chuyển. Theo ngành đầu tư: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển công nghiệp, đầu tư phát triển nông nghiệp, đầu tư phát triển dịch vụ. Theo tính chất đầu tư: Đầu tư mới, đầu tư chiều sâu. Theo nguồn vốn: Vốn trong nước, vốn Nước ngoài. 6 1.2- Phân loại đầu tư Đầu tư trực tiếp và Đầu tư gián tiếp (Luật đầu tư)  Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.  Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. 1.2- Phân loại đầu tư Đầu tư phát triển, Đầu tư dịch chuyển:  Đầu tư phát triển: là phương thức đầu tư trực tiếp; trong đó, việc bỏ vốn nhằm gia tăng giá trị tài sản.  Đầu tư dịch chuyển: là phương thức đầu tư gián tiếp; trong đó, việc bỏ vốn nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị tài sản. Như hoạt động mua bán cổ phiếu của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: