Danh mục

Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư: Chương 3 - ThS. Phạm Bảo Thạch

Số trang: 46      Loại file: pptx      Dung lượng: 1.41 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 3: Phân tích môi trường đầu tư. trong chương này sẽ trình bày 3 nội dung chính, đó là: Phân tích lựa chọn sản phẩm dịch vụ của dự án, phân tích tình hình kinh tế xã hội tổng quát, phân tích thị trường sản phẩm dịch vụ của dự án. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư: Chương 3 - ThS. Phạm Bảo Thạch TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 1 Nội dung chương Phần 1: Lựa chọn/Mô tả/Thiết kế SP-DV Phần 2: Phân tích môi trường đầu tư § Phân tích tình hình KT-XH tổng quát § Phân tích thị trường SP-DV của dự án 2 Nội dung chương PHẦN 1: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN/MÔ TẢ/THIẾT KẾ SP-DV 3 Phân tích lựa chọn SP-DV của dự án Lựa chọn sản phẩm/dịch vụ là một vấn đề quan trọng và phức tạp. Do đó cần tiến hành phân tích cẩn thận theo hai quá trình: q Phân tích định tính q Phân tích định lượng 4 Phân tích lựa chọn SP-DV của dự án Phân tích định tính o Mức độ phù hợp của sản phẩm quy hoạch phát triển của Nhà nước, của ngành, địa phương,.. o Vấn đề thị trường: (Nhu cầu thị trường, thị hiếu, vòng đời sản phẩm,…) o Sở trường của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố rất quan trọng, giúp cho doanh nghiệp có nhiều thuận lợi trong cạnh tranh. o Khả năng đảm bảo các nguồn lực (vốn, nguyên vật liệu, kỹ thuật, con người và khả năng về quản trị, điều hành, ….) Phân tích định lượng: Sử dụng thuật toán cây 5 Thuật toán cây quyết định § B1: Liệt kê các phương án khả năng về sản phẩm (sau khi đã phân tích định tính) § B2: Dự kiến các trạng thái thị trường có thể xảy ra. Ta ký hiệu E1 là thị trường tốt, E2 thị trường xấu, E3 thị trường trung bình (Thị trường tốt là thị trường có nhu cầu lớn và đang tăng dần. Ngược lại là thị trường xấu) § B3: Xác định sơ bộ thu, chi, lời lỗ tương ứng với từng phương án kết hợp với từng trạng thái thị trường. § B4: Xác định xác suất xảy ra các trạng thái thị trường, tức là xác định P(E1), P(E2),… § B5: Vẽ cây quyết định, đưa lên các giá trị lời lỗ và các xác suất tương ứng § B6: Giải bài toán: Chỉ tiêu dùng để so sánh là là giá trị mong đợi (EMV-Expected Monetary Value) lớn nhất (maxEMV) hoặc nhỏ nhất (minEMV) 6 Thuật toán cây quyết định Ví dụ: Có 3 phương án SP/DV được đưa ra để so sánh là A, B, C. Đã tính được lời lỗ trong 1 năm như bảng sau: ĐVT: 1.000 USD Phương án  E1 E2 SP/DV A 200 ­ 60 B 150 ­ 50 C 120 ­ 30 § E1: Trạng thái thị trường tốt § E2: Trạng thái thị trường không tốt 7 Thuật toán cây quyết định Sau khi điều tra thị trường ta có được bảng xác suất như sau: Hướng điều tra Sản phẩm E1 E2 A 0,6 0,4 T1,   P(T1)=0,7 B 0,7 0,3 C 0,5 0,5 A 0,4 0,6 T2,    P(T2)=0,3 B 0,2 0,8 C 0,4 0,6 § T1: Hướng thị trường thuận lợi § T2: Hướng thị trường không thuận lợi Chi phí điều tra thị trường là 1.500 USD Chọn phương án sản xuất sản phẩm nào? 8 Thuật toán cây quyết định 9 Thuật toán cây quyết định Tính các giá trị mong đợi (EMV) EMVi= P(E1)i*Giá trị lời, lỗ + P(E2)i*Giá trị lời, lỗ § EMV4= 0,6* 200+ 0,4* (-60)= 96 § EMV5= 0,7* 150+ 0,3* (-50)= 90 § EMV6= 0,5* 120+ 0,5* (-30)= 45 => EMV2= max (96,90,45) = 96 § EMV7= 0,4* 200+ 0,6* (-60)= 44 § EMV8= 0,2* 150+ 0,8* (-50)= -10 § EMV9= 0,4* 120+ 0,6* (-30)= 30 ⇒ EMV3= max (44,-10,30) = 44 ⇒ EMV1= 96 * 0,7 + 44 * 0,3 = 80,4 § Sau khi trừ đi chi phí điều tra thị trường: 80,4 – 1,5 = 78,9 10 (nghìn USD) Thuật toán cây quyết định 96 96 90 45 78,9 44 44 ­10 30 11 Thuật toán cây quyết định Theo nhánh T1: có EMV2= 96, do nút 4 dẫn về. Vậy theo nhánh này phương án được lựa chọn là sản phẩm A Theo nhánh T2: có EMV3=44, do nút 7 dẫn về. Vậy theo nhánh này phương án được lựa chọn là sản phẩm A Kết luận: § Theo nhánh T1, chọn sản phẩm A § Theo nhánh T2, cũng chọn sản phẩm A § Kỳ vọng lợi nhuận cực đại đạt được trong 1 năm bằng 78,9 (ngàn USD) 12 Thuật toán cây quyết định Ghi chú: Nếu kết quả theo hướng T1 và T2 khác nhau thì tuy theo điều kiện cụ thể của dự án đề ra quyết định. VD: Theo nhánh T1, chọn sản phẩm A; Theo nhánh T2, chọn sản phẩm C thì: § Nếu sản phẩm A và sản phẩm C có cùng một công nghệ sản xuất, chỉ khác một chút về quy trình sản xuất thì dự án có thể chọn cả hai. Lúc này sản phẩm A bán theo thị trường T1, còn sản phẩm C bán theo thị trường T2 § Nếu sản phẩm A và sản phẩm C khác hẳn nhau về công nghệ sản xuất thì dự án không nên chọn cả hai vì như thế phải đầu tư 2 lần công nghệ, thiết bị, tổ chức sản xuất kinh doanh cũng khác nhau. Do đó, chỉ nên chọn một loại sản phẩm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: