Danh mục

Bài giảng thống kê doanh nghiệp Chương 4- Thống kê TSCĐ

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 802.80 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (34 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài sản cố định là những tư liệu lao động có thời gian sử dụng dài, có giá trị tương đối lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo "Bài giảng Thống kê doanh nghiệp: Chương 4 - Thống kê tài sản cố định". Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng thống kê doanh nghiệp Chương 4- Thống kê TSCĐ CHƯƠNG 4THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NỘI DUNG4.1. Kh¸i niÖm vµ ph©n lo¹i tµi s¶n cè ®Þnh4.2. Thống kê khả năng sản xuất và phục vụ củaTSCĐ 2 4.1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định4.1.1 Khái niệm Tài sản cố định là những tư liệu lao động có thời gian sử dụng dài, có giá trị tương đối lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính thì tổng thể tài sản cố định trong doanh nghiệp được xác định bởi tập hợp các tài sản có đủ các điều kiện: - Là tư liệu lao động dùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Có thời hạn sử dụng >1 năm . - Có giá trị tương đối lớn khi mua sắm (  10.000.000 đồng) 3.1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định4.1.2. Phân loại TSCĐ* Theo tính liên hệ với quá trình sản xuất kinh doanh - Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những tài sản cố định có liên hệ trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Tài sản cố định không dùng trong sản xuất kinh doanh: Bao gồm những tài sản có liên hệ gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Nhà ăn tập thể, nhà ở tập thể, câu lạc bộ, nhà trẻ, thư viện... 4.1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định4.1.2. Phân loại TSCĐ* Theo hình thái biểu hiện - Tài sản cố định hữu hình: Là tập hợp những yếu tố tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể, có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng theo chế độ quy định hiện hành. Gồm: Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc Loại 2: Máy móc thiết bị Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn Loại 4: Thiết bị dụng cụ quản lý Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm Loại 6: Các loại tài sản cố định khác 4.1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định4.1.2. Phân loại TSCĐ* Theo hình thái biểu hiện - Tài sản cố định vô hình: Là tập hợp những yếu tố tư liệu lao động không có hình thái vật chất cụ thể nhưng vẫn thể hiện một lượng giá trị mà doanh nghiệp đã thật sự đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. gồm: + Quyền sử dụng đất + Bằng phát minh sáng chế + Tài sản cố định vô hình khác 4.1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định 4.1.2. Phân loại TSCĐ* Theo quyền sở hữu - Tài sản cố định tự có: Là những TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách, vốn vay, vốn tự bổ xung, vốn liên doanh,... Đây là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. - Tài sản cố định thuê ngoài: Là những TSCĐ doanh nghiệp đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Tuỳ theo điều khoản của hợp đồng thuê mà TSCĐ đi thuê được chia thành: + TSCĐ thuê tài chính: Là các TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính nhưng doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng. TSCĐ được gọi là thuê tài chính nếu thoả mãn một trong các điều kiện sau: 4.1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định4.1.2. Phân loại TSCĐ 1. Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê; 2. Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê; 3. Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu; 4. Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê; 5. Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào. 4.1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định4.1.2. Phân loại TSCĐ - Hợp đồng thuê tài sản được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu thoả mãn ít nhất 1 trong 3 điều kiện sau: + Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê; + Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê; + Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường. 4.1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định4.1.2. Phân loại TSCĐ + Tài sản cố định thuê hoạt động: Là tài sản cố định thuê nhưng không thoả mãn một điều khoản nào của hợp đồng thuê tài chính. Bên đi thuê chỉ được quyền quản lý và sử dụng tài sản trong thời hạn của hợp đồng thuê và phải hoàn trả cho bên cho thuê khi kết thúc hợp đồng thuê. 4.1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định4.1.2. Phân loại TSCĐ* Theo mục đích sử dụng - TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. - TSCĐ dùng cho phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng: Là những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp. - TSCĐ bảo quản, cất trữ hộ: Là những TSCĐ doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 4.1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định4.1.2. Phân loại TSCĐ* Theo tình trạng sử dụng - TSCĐ đang sử dụng: Là những TSCĐ doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - TSCĐ chưa sử dụng: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp đã mua sắm, xây dựng,… nhưng hiện tại chưa sử dụng vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp, còn đang để dự phòng cho sản xuất. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: