Bài giảng Thống kê kinh doanh - Bài 5: Dãy số thời gian
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 556.83 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
"Bài giảng Thống kê kinh doanh - Bài 5: Dãy số thời gian" trình bày một số vấn đề chung về dãy số thời gian, giới thiệu các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian. Bên cạnh đó là các phương pháp biểu diễn xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian và một số mô hình dự đoán thống kê ngắn hạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thống kê kinh doanh - Bài 5: Dãy số thời gian Bài 5: Dãy số thời gian BÀI 5 DÃY SỐ THỜI GIAN Hướng dẫn học Bài này giới thiệu về khái niệm, ý nghĩa cũng như các chỉ tiêu phân tích đặc điểm của dãy số thời gian và các phương pháp biểu diễn xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Sinh viên cần hiểu rõ đặc điểm của dãy số thời gian trên cơ sở liên hệ với các hiện tượng kinh tế xã hội nhằm vận dụng trong phân tích để rút ra được bản chất và quy luật biến động của các hiện tượng. Bên cạnh đó, qua phân tích tính quy luật của dãy số thời gian, sinh viên phải vận dụng được các phương pháp phù hợp nhằm biểu diễn xu hướng phát triển của hiện tượng, từ đó đưa ra những dự đoán về sự phát triển của hiện tượng trong tương lai về quy mô, số lượng cụ thể. Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: Giáo trình Lý thuyết Thống kê, PGS. TS. Trần Thị Kim Thu chủ biên, NXB Đại học KTQD, 2012. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài này trình bày một số vấn đề chung về dãy số thời gian, giới thiệu các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian. Bên cạnh đó là các phương pháp biểu diễn xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian và một số mô hình dự đoán thống kê ngắn hạn. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: Trình bày được khái niệm và ý nghĩa của dãy số thời gian. Nhận diện được các loại dãy số thời gian theo các tiêu thức phân loại khác nhau. Hiểu và phân tích được các yêu cầu khi xây dựng dãy số thời gian. Vận dụng được các chỉ tiêu phân tích đặc điểm dãy số thời gian trong thực tế. Phân biệt được các phương pháp biểu diễn xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian và điều kiện vận dụng của từng phương pháp. Vận dụng một số mô hình dự đoán thống kê để dự đoán mức độ của hiện tượng trong tương lai. STA303_Bai5_v1.0013111226 83 Bài 5: Dãy số thời gian Tình huống dẫn nhập Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Bộ phận kế hoạch của nhãn hàng Omo thuộc hãng Unilever đang xây dựng kế hoạch sản xuất cho giai đoạn sắp tới. Để đảm bảo kế hoạch được khả thi, bộ phận này đã thu thập thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nhãn hàng trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. 1. Với số liệu đã có, liệu bộ phận kế hoạch sẽ tìm ra đặc điểm biến động về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nhãn hàng Omo như thế nào? 2. Liệu có thể thấy được xu thế phát triển về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nhãn hàng? 3. Làm thế nào để việc lập kế hoạch được sát với thực tế? 84 STA303_Bai5_v1.0013111226 Bài 5: Dãy số thời gian Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian. Việc nghiên cứu sự biến động này thường được thực hiện thông qua các dãy số thời gian. 5.1. Một số vấn đề chung về dãy số thời gian 5.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của dãy số thời gian Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Ví dụ 1: Có tài liệu về doanh thu của doanh nghiệp A qua các năm như sau: Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh thu (Tỷ đồng) 25 29 36 50 60 Ví dụ 2: Có tài liệu về lao động của doanh nghiệp A như sau: Ngày 1.1.12 1.2.12 1.3.12 1.4.12 Số lao động (Người) 350 370 370 380 Một dãy số thời gian bao giờ cũng có hai bộ phận: thời gian và các mức độ của hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất của hiện tượng nghiên cứu. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. Các mức độ của dãy số, yi (i 1, n) là các trị số của một chỉ tiêu thống kê. Các mức độ của dãy số thời gian có thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Dãy số thời gian cho phép thống kê nghiên cứu xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian, từ đó tìm ra tính quy luật của sự phát triển đồng thời dự đoán được các mức độ của hiện tượng trong tương lai. 5.1.2. Các loại dãy số thời gian Như trên đã nói, một dãy số thời gian bao giờ cũng bao gồm hai thành phần: thời gian và trị số của chỉ tiêu. Thời gian thì có thời kỳ và thời điểm. Trị số của chỉ tiêu có thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Khi đó, ta có các loại dãy số thời gian tương ứng sau: Dãy số tuyệt đối là dãy số có các trị số của chỉ tiêu là số tuyệt đối. Trong đó, dãy số tuyệt đối lại được chia thành hai loại là dãy số tuyệt đối thời kỳ (Ví dụ 1) và dãy số tuyệt đối thời điểm (Ví dụ 2). Dãy số tương đối là dãy số mà các trị số của chỉ tiêu là các số tương đối. Ví dụ như dãy số biểu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thống kê kinh doanh - Bài 5: Dãy số thời gian Bài 5: Dãy số thời gian BÀI 5 DÃY SỐ THỜI GIAN Hướng dẫn học Bài này giới thiệu về khái niệm, ý nghĩa cũng như các chỉ tiêu phân tích đặc điểm của dãy số thời gian và các phương pháp biểu diễn xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Sinh viên cần hiểu rõ đặc điểm của dãy số thời gian trên cơ sở liên hệ với các hiện tượng kinh tế xã hội nhằm vận dụng trong phân tích để rút ra được bản chất và quy luật biến động của các hiện tượng. Bên cạnh đó, qua phân tích tính quy luật của dãy số thời gian, sinh viên phải vận dụng được các phương pháp phù hợp nhằm biểu diễn xu hướng phát triển của hiện tượng, từ đó đưa ra những dự đoán về sự phát triển của hiện tượng trong tương lai về quy mô, số lượng cụ thể. Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: Giáo trình Lý thuyết Thống kê, PGS. TS. Trần Thị Kim Thu chủ biên, NXB Đại học KTQD, 2012. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài này trình bày một số vấn đề chung về dãy số thời gian, giới thiệu các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian. Bên cạnh đó là các phương pháp biểu diễn xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian và một số mô hình dự đoán thống kê ngắn hạn. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: Trình bày được khái niệm và ý nghĩa của dãy số thời gian. Nhận diện được các loại dãy số thời gian theo các tiêu thức phân loại khác nhau. Hiểu và phân tích được các yêu cầu khi xây dựng dãy số thời gian. Vận dụng được các chỉ tiêu phân tích đặc điểm dãy số thời gian trong thực tế. Phân biệt được các phương pháp biểu diễn xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian và điều kiện vận dụng của từng phương pháp. Vận dụng một số mô hình dự đoán thống kê để dự đoán mức độ của hiện tượng trong tương lai. STA303_Bai5_v1.0013111226 83 Bài 5: Dãy số thời gian Tình huống dẫn nhập Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Bộ phận kế hoạch của nhãn hàng Omo thuộc hãng Unilever đang xây dựng kế hoạch sản xuất cho giai đoạn sắp tới. Để đảm bảo kế hoạch được khả thi, bộ phận này đã thu thập thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nhãn hàng trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. 1. Với số liệu đã có, liệu bộ phận kế hoạch sẽ tìm ra đặc điểm biến động về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nhãn hàng Omo như thế nào? 2. Liệu có thể thấy được xu thế phát triển về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nhãn hàng? 3. Làm thế nào để việc lập kế hoạch được sát với thực tế? 84 STA303_Bai5_v1.0013111226 Bài 5: Dãy số thời gian Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian. Việc nghiên cứu sự biến động này thường được thực hiện thông qua các dãy số thời gian. 5.1. Một số vấn đề chung về dãy số thời gian 5.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của dãy số thời gian Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Ví dụ 1: Có tài liệu về doanh thu của doanh nghiệp A qua các năm như sau: Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh thu (Tỷ đồng) 25 29 36 50 60 Ví dụ 2: Có tài liệu về lao động của doanh nghiệp A như sau: Ngày 1.1.12 1.2.12 1.3.12 1.4.12 Số lao động (Người) 350 370 370 380 Một dãy số thời gian bao giờ cũng có hai bộ phận: thời gian và các mức độ của hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất của hiện tượng nghiên cứu. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. Các mức độ của dãy số, yi (i 1, n) là các trị số của một chỉ tiêu thống kê. Các mức độ của dãy số thời gian có thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Dãy số thời gian cho phép thống kê nghiên cứu xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian, từ đó tìm ra tính quy luật của sự phát triển đồng thời dự đoán được các mức độ của hiện tượng trong tương lai. 5.1.2. Các loại dãy số thời gian Như trên đã nói, một dãy số thời gian bao giờ cũng bao gồm hai thành phần: thời gian và trị số của chỉ tiêu. Thời gian thì có thời kỳ và thời điểm. Trị số của chỉ tiêu có thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Khi đó, ta có các loại dãy số thời gian tương ứng sau: Dãy số tuyệt đối là dãy số có các trị số của chỉ tiêu là số tuyệt đối. Trong đó, dãy số tuyệt đối lại được chia thành hai loại là dãy số tuyệt đối thời kỳ (Ví dụ 1) và dãy số tuyệt đối thời điểm (Ví dụ 2). Dãy số tương đối là dãy số mà các trị số của chỉ tiêu là các số tương đối. Ví dụ như dãy số biểu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Thống kê doanh nghiệp Thống kê doanh nghiệp Dãy số thời gian Mô hình dự đoán thống kê ngắn hạn Phân tích dãy số thời gianTài liệu liên quan:
-
104 trang 50 1 0
-
Đề cương học phần Thống kê doanh nghiệp
27 trang 41 0 0 -
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Tái bản lần thứ nhất): Phần 1
250 trang 38 0 0 -
117 trang 36 1 0
-
Bài giảng Thống kê kinh doanh và kinh tế - Chương 8: Phân tích dãy số thời gian dự đoán và chỉ số
64 trang 35 0 0 -
Giáo án lý thuyết Thống kê doanh nghiệp - Trường Cao đẳng Cơ điện xây dựng Việt Xô
62 trang 34 0 0 -
71 trang 34 0 0
-
42 trang 34 0 0
-
Giáo trình Phân tích và dự báo trong kinh tế: Phần 2
68 trang 33 0 0 -
Tập bài giảng Thống kê doanh nghiệp
162 trang 33 0 0