Danh mục

Bài giảng thú y - ĐH Nông Lâm

Số trang: 206      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.43 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ khi con người biết quan sát và tiến hành trị liệu các bệnh ở người và gia súc, quan niệm về bệnh đã được hình thành và thay đổi theo nhận thức của con người về thế giới xung quanh, đặc biệt là nhận thức về thế giới sinh vật và những hoạt động sống của chúng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng thú y - ĐH Nông Lâm ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TrƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂMBÀI GIẢNG THÚ Y (Dùng cho ngành: NLKH, KN) Biªn so¹n : TS. Phan ThÞ Hång Phóc Biên soạn: TS. Phan Thị Hồng Phúc THÁI NGUYÊN, NĂM 2013 -0- Phần thứ nhất NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ THUỐC, QUÁ TRÌNH BỆNH LÝ VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THÔNG THƯỜNG Ở GIA SÚC Chương I NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ BỆNH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNHI. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ BỆNH1.1. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH Từ khi con người biết quan sát và tiến hành trị liệu các bệnh ở người và gia súc,quan niệm về bệnh đã được hình thành và thay đổi theo nhận thức của con người vềthế giới xung quanh, đặc biệt là nhận thức về thế giới sinh vật và những hoạt độngsống của chúng. Trong thời kỳ đầu lịch sử phát triển nhân loại, con người còn thiếu những hiểubiết về tự nhiên, khả năng đấu tranh và chiến thắng thiên nhiên còn rất yếu. Con ngườicảm thấy mình nhỏ bé và bất lực trước tự nhiên huyền bí, từ đó tin rằng mọi sự vậtđều do trời sinh ra và chi phối. Trong thời kỳ này, người ta cho rằng bệnh tật là do quỷthần gây ra, hoặc do trời trừng phạt. Từ quan niệm về bệnh mà nảy sinh cách trị bệnhlà cúng bái, tế lễ... Trong thời cổ Trung Hoa, người ta cho rằng vạn vật đều do hai lực “âm, dương”và năm nguyên tố ngũ hành “Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ” sinh ra. Theo quan điểm nàythì cơ thể khoẻ mạnh là do có sự cân bằng hoà hợp giữa các nguyên tố khác nhau, nếucơ thể mất đi sự cân bằng hoà hợp đó thì sẽ phát sinh ra bệnh. Trong thời kỳ cổ đại Hy Lạp, Hypocratus (460-377 trước công nguyên) cho rằng,chức năng của cơ thể con người là do bốn chất dịch quyết định: máu đỏ do tim tiết ravà biểu hiện tình trạng nóng, máu đen ở lách biểu hiện tình trạng ẩm, mật vàng ở ganbiểu hiện tình trạng khô và niêm dịch ở mão biểu hiện tình trạng lạnh. Huypocratusquan niệm rằng: Khi cơ thể khoẻ mạnh thì có sự cân bằng giữa bốn loại dịch đó, cònkhi có sự mất cân bằng của các dịch thì cơ thể bị bệnh. Học thuyết này gọi là họcthuyết thể dịch, mặc dù còn thô sơ nhưng quan điểm về bệnh đã mang tính duy vậtbiện chứng. Trong thời trung cổ (khoảng từ thế kỷ IV đến thế kỷ XII) các quan điểm mê tíntôn giáo phát triển đến cực độ. Khái niệm về bệnh hoàn toàn mang tính chất duy tâm. -1- Ở thời kỳ văn hoá Phục Hưng, Paracelcius (1493-1541) đã đưa ra thuyết nguyêntố hoá học, trong đó nguyên tố hoá học là cơ sở của toàn bộ thế giới hữu cơ. Ngoài ra,Paracelcius lại cho rằng hoạt lực là yếu tố khống chế sự sống. Nếu hoạt lực thay đổi sẽgây nên bệnh tật. Andre Vesala (1514-1564) đã nghiên cứu về cấu trú cơ thể con người, đặt nềnmóng cho môn hình thái học sau này. Năm 1916, William Harvay (1578-1657) đã công bố phát minh vĩ đại là sự tuầnhoàn máu. Vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển nhanhchóng, những phát minh mới trong khoa học đã ảnh hưởng rất lớn đến y học đươngthời như: Định luật bảo toàn vật chất của Lômônôsốp (1711-1765), thuyết tiến hoácủa Đac - Uyn (1759), môn tổ chức học được hình thành, kính hiển vi xuất hiện... Từ những thành tựu khoa học này, Wirechov (1821-1902) - nhà bệnh lý học Đứcđã sáng lập thuyết bệnh lý tế bào. Tác giả cho rằng nguyên nhân của bệnh tật là do sựtổn thương các tế bào, bệnh chỉ xuất hiện ở cục bộ khi có nhân tố gây bệnh làm tổnthương ở đó. Thuyết bệnh lý tế bào còn phiến diện và có một sai lầm là không coi cơthể là một khối thống nhất, mà chỉ coi đó là sự ghép lại một cách đơn giản và máymóc các tế bào khác nhau, không có liên quan gì với nhau. Mặc dù vậy, thuyết bệnh lýtế bào là học thuyết đầu tiên trong lịch sử y học của nhân loại đã dùng quan điểmkhoa học để giải thích về bệnh tật, đưa ra những cơ sở duy vật về bản chất của bệnh. Đến nửa sau của thế kỷ XIX, Pastơ (1821-1895), Metnhicop, Kok (1843-1900),Eclich (1854- 1915) đã mở ra một thời đại nghiên cứu về vi trùng trong y học, làm cơsở cho môn vi sinh vật học và miễn dịch học sau này phát triển. Trong thời kỳ này,các môn sinh lý học, sinh hoá học, y học thực nghiệm cũng phát triển rất mạnh. Clốt Becna (1865) đã nêu lên mối quan hệ khăng khít giữa cơ thể và môi trườngbên ngoài. Ngoại môi (môi trường bên ngoài) luôn thay đổi. Vì vậy, để giữ cho nộimôi năng bảo vệ và điều hoà. Xuất phát từ quan điểm này, tác giả cho rằng: bệnh tật làsự rối loạn cơ chế bảo vệ và điều hoà của cơ thể. Ở thể kỷ XX, một số ngành sinh học như di truyền học, miễn dịch học, sinh họcphân tử... phát triển rất mạnh và đã có ảnh hưởng rất lớn đến y học, do đó có nhiềukhái niệm khác nhau về bệnh. Pavlôp - nhà sinh học người Nga đã đề ra học thuyết thần kinh của bệnh. Theothuyết này, nội môi và ngoại môi là khối thống nhất, trong đó hoạt động của thần kinhcao cấp đóng vai trò quyết định đối với khả năng thích ứng của cơ thể với môi trườngbên ngoài. Pavlôp đã nêu rõ: “Trong người bệnh có hai quá trình tồn tại song song, đó -2-là quá trình bảo vệ sinh lý và quá trình huỷ hoại bệnh lý... Tuy vậy, thuyết thần kinhchưa thể giải thích được một cách hoàn hảo về bệnh. Cũng trong thời gian này, Hans Sele quan niệm rằng, bệnh là sự rối loạn khảnăng thích nghi của cơ thể. Lý luận về sự tiến hoá, người ta thấy rằng, mọi sinh vật đều bắt nguồn từ mộtđơn bào, sau đó được tổ chức lại ngày càng phức tạp thành những cơ quan có chứcnăng khác nhau, có những hoạt động biệt hoá nhưng đều nhằm mục đích chung là duy trìsự sống. Giữa các bộ phận của cơ thể có mối quan hệ mật thiết, có tác động qua lại ảnhhưởng lẫn nhau. Mặt khác, cơ thể chịu tác động của ngoại cảm, song cơ thể có khả năngthích nghi với sự thay đổi của ngoại cảm để duy trì sự hằng định của nội môi. Từ những quan niệm trên, ngày nay, n ...

Tài liệu được xem nhiều: