Thông tin tài liệu:
Bài giảng "Thực hành chuyên ngành hóa dầu" cung cấp cho sinh viên các kiến thức và phương pháp xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của các sản phẩm dầu mỏ dân dụng như xăng ô tô, dầu hỏa, dầu diesel, dầu nhờn và mỡ bôi trơn. Nội dung bài giảng gồm hai phần: phần 1 các phương pháp xác định các chỉ tiêu của các sản phẩm dầu mỏ, phần 2 báo cáo thí nghiệm của phần 1.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thực hành chuyên ngành hóa dầu - ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU
KHOA HÓA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BÀI GIẢNG THỰC HÀNH
CHUYÊN NGÀNH HÓA DẦU
(Hệ Cao Đẳng và Đại Học)
LỜI NÓI ĐẦU
Các sản phẩm dầu mỏ như xăng, dầu hỏa, dầu điesel, dầu FO, dầu nhờn… là những
sản phẩm có mức tiêu thụ rất lớn trên thế giới. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa
học công nghệ, các động cơ khi sử dụng nhiên liệu cũng như thiết bị khi sử dụng vật liệu bôi
trơn đòi hỏi cao về chỉ tiêu kỹ thuật. Các quy chuẩn kỹ thuật của nhiên liệu động cơ cũng
như vật liệu bôi trơn này được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, các cá nhân liên quan
đến việc nhập khẩu, sản xuất, chế biến, pha chế, phân phối và bán lẻ. Tuy mỗi khu vực, mỗi
nước đầu có quy chuẩn riêng phù hợp với điều kiện sử dụng, nhưng nhìn chung đều có xu
hướng cải thiện cho phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của khoa học công nghệ và sự phát
triển của động cơ…
Với mong muốn cung cấp cho sinh sinh các kiến thức và phương pháp xác định các chỉ
tiêu kỹ thuật của các sản phẩm dầu mỏ dân dụng như xăng ô tô, dầu hỏa, dầu điesel, dầu
nhờn và mỡ bôi trơn, nội dung Bài giảng thực hành chuyên ngành hóa dầu gồm hai phần:
Phần 1: Các phương pháp xác định các chỉ tiêu của các sản phẩm dầu mỏ.
Phần 2: Báo cáo thí nghiệm của phần 1.
Các tác giả xin chân thành cảm ơn mọi góp ý của bạn đọc về nội dung, hình thức và
chất lượng của các bài thí nghiệm để được hoàn thiện hơn.
Bộ môn công nghệ Hóa học
Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu
NỘI QUY VÀ YÊU CẦU
Thí nghiệm chuyên ngành Hóa dầu bao gồm các bài thí nghiệm về chỉ tiêu chất lượng
của các sản phẩm dầu mỏ như xăng, dầu hỏa, dầu diesel, dầu FO, dầu nhờn, mỡ bôi
trơn…là những hợp chất có khả năng cháy nổ rất lớn. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với giảng
viên và sinh viên khi thực hành môn học này là:
1. Sinh viên có nhiệm vụ chuẩn bị bài ở nhà trước khi tiến hành thí nghiệm theo sự phân
công của giảng viên hướng dẫn.
2. Sinh viên phải tuân thủ đúng giờ học theo thời khóa biểu.
3. Sinh viên phải thực hiện an toàn phòng chống cháy nổ theo sự hướng dẫn của giảng
viên.
4. Sinh viên không tự ý làm các thí nghiệm khác ngoài bài thí nghiệm yêu cầu.
5. Sinh viên làm vệ sinh thiết bị, tắt hệ thống điện trước khi ra về.
MỤC LỤC
PHẦN 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ............................................................... 1
BÀI 1: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN PHÂN ĐOẠN ...................................................... 1
BÀI 2: ÁP SUẤT HƠI BẢO HÒA ................................................................................ 5
BÀI 3: XÁC ĐỊNH TỶ TRỌNG ................................................................................... 8
BÀI 4: XÁC ĐỊNH ĐỘ NHỚT ĐỘNG HỌC .............................................................. 13
BÀI 5: ĐIỂM ANILIN ................................................................................................ 16
BÀI 6: XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHỚP CHÁY CỐC KÍN ................................................... 18
BÀI 7: XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHỚP CHÁY CỐC HỞ .................................................... 22
BÀI 8: CẶN CARBON CONRADSON ...................................................................... 26
BÀI 9: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NƯỚC ................................................................. 30
BÀI 10: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TẠP CHẤT CƠ HỌC ........................................ 33
BÀI 11: ĐỘ ĂN MÒN TẤM ĐỒNG ........................................................................... 36
BÀI 12: XÁC ĐỊNH ĐIỂM NHỎ GIỌT CỦA MỠ BÔI TRƠN ................................. 41
BÀI 13: XÁC ĐỊNH ĐỘ KIM XUYÊN CỦA MỠ ...................................................... 45
PHẦN 2: BÁO CÁO THÍ NGHIỆM ........................................................................... 49
PHẦN 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
BÀI 1: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN PHÂN ĐOẠN
1. Phạm vi ứng dụng.
Phương pháp đo này dựa theo tiêu chuẩn ASTM D86, được áp dụng cho hầu hết các sản
phẩm chính của dầu mỏ như xăng ô tô, xăng máy bay, kerosen, dầu DO…ngoại trừ khí hóa
lỏng và bitum.
2. Nguyên tắc
Nguyên tắc của phương pháp là chưng cất 100ml sản phẩm trong điều kiện qui định,
quan sát và ghi nhận các giá trị nhiệt độ với các thể tích ngưng tụ thu được, từ những số liệu
này xây dựng đường chưng cất ASTM.
3. Dụng cụ và hóa chất
3.1 Dụng cụ:
Bộ chưng cất ASTM bao gồm: Hệ thống gia nhiệt và làm lạnh; Bình cầu chưng cất 100
ml theo tiêu chuẩn; Nhiệt kế thủy ngân có thang đo khoảng 300oC; 2 ống đong 100 ml ( 1
cái lấy mẫu và 1 cái hứng sản phẩm); 1 ống đong 10 ml đựng phần cặn chưng cất.
1
4
2
5
6
3
7
Hình 1.1 Thiết bị chưng cất ASTM
1- Bể làm lành; 2- Ống hứng sản phẩm; 3- Bệ đỡ ống đong hứng sản phẩm; 4- Vị trí đặt
bình cầu; 5- Núm điều chỉnh vị trí cao thấp của bình cầu; 6- Công tắt; 7- Núm điều chỉnh
nhiệt độ; 8- Bình cầu tiêu chuẩn.
Trang 1
3.2 Hóa chất: Xăng, dầu hỏa hoặc dầu điesel.
4. Qui trình thử nghiệm
4.1 Chuẩn bị dụng cụ và mẫu
Chuẩn bị bể làm lạnh: Cho nước đá cục vào bể làm lạnh. Thêm nước vào bể làm lạnh
cho đến khi ngập hoàn toàn ống sinh hàn. Trước khi tiến hành thử nghiệm các mẫu nhẹ
(xăng) thì nhiệt độ bể làm lạnh phải nhỏ hơn 5oC.
Chuẩn bị mẫu: Vệ sinh bình cầu bằng cách tráng bình cầu với một ít mẫ ...