Danh mục

Bài giảng Thực hành giải toán tiểu học - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum

Số trang: 50      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.19 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (50 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Thực hành giải toán tiểu học cung cấp cho người học những kiến thức như một số vấn đề về giải toán ở bậc tiểu học; thực hành giải toán ở tiểu học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thực hành giải toán tiểu học - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM TRƯỜNG CĐCĐ KON TUM BÀI GIẢNG HỌC PHẦNTHỰC HÀNH GIẢI TOÁN TIỂU HỌC CAO ĐẲNG SƯ PHẠM GIÁO DỤC TIỂU HỌC GIẢNG VIÊN NGUYỄN THIẾT CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢI TOÁN Ở BẬC TIỂU HỌC1.1. VẤN ĐỀ VỀ GIẢI TOÁN Ở BẬC TIỂU HỌC1.1.1/ Ý nghĩa của việc giải toán và các bước nên theo khi giải các bài toán1.1.1.1/ Giải toán có một vị trí rất quan trọng trong môn toán ở bậc Tiểu học. Một phần lớnthời gian học toán của học sinh Tiểu học dành cho việc giải các bài toán. Kết quả học toáncủa học sinh cũng được đánh giá trước hết qua khả năng giải toán. Biết cách giải và giảithành thạo các bài toán là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá trình độ toán học của một họcsinh.Việc giải toán có vị trí quan trọng như đã nói ở trên là bởi những lý do được đề cập sauđây:1/ Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng và hiểu sâu sắc thêm tất cả các kiến thứcsố học, về đo lường, về các yếu tố đại số, về các yếu tố hình học đã được học trong môntoán ở bậc Tiểu học. Hơn thế nữa, phần lớn các biểu tượng, khái niệm, quy tắc, tính chấttoán học ở Tiểu học đều được học sinh tiếp thu qua con đường giải toán, chứ không quacon đường lý luận. Ví dụ:a/ Vấn đề phép chia có dư được dạy ở lớp 3 qua bài toán: “Có 7 quả cam, chia đều cho haiem. Hỏi mỗi em được mấy quả? Có dư quả nào không?”b/ Quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên được dạy ở lớp 5 qua bài toán: “Mộtsợi dây dài 4,95 m được chia thành ba đoạn bằng nhau. Hỏi một đoạn dài bao nhiêu mét?”.2/ Thông qua nội dung thực tế nhiều hình, nhiều vẻ của các đề toán, học sinh sẽ tiếp nhậnđược những kiến thức phong phú về cuộc sống và có điều kiện để rèn luyện khả năng ápdụng các kiến thức toán học vào cuộc sống, phần nào thực hiện tốt nguyên lý: “Học đi đôivới hành…”.Mỗi đề toán đều là một bức tranh nhỏ của cuộc sống. Khi giải một bài toán, học sinh phảibiết rút ra từ bức tranh ấy cái bản chất toán học của nó, phải biết chọn lụa những phép tínhthích hợp, biết làm đúng các phép tính đó, biết đặt lời giải chính xác, … Vì thế quá trìnhgiải toán sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng quan sát và giải quyết các hiện tượng củacuộc sống qua con mắt toán học của học sinh.3/ Việc giải các bài toán sẽ giúp phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và thói quen làmviệc một cách khoa học cho học sinh. Bởi vì, khi giải toán, học sinh phải biết tập trung chúý vào cái bản chất của đề toán, phải gạt bỏ những cái thứ yếu, phải biết phân biệt cái đãcho và cái phải tìm, phải biết phân tích để tìm ra những đường dây liên hệ giữa các số liệuvv… Nhờ đó mà đầu óc của các em sẽ sáng suốt hơn, tinh tế hơn; tư duy của các em sẽlinh hoạt, chính xác hơn; cách suy nghĩ và làm việc của các em sẽ khoa học hơn.4/ Việc giải các bài toán còn đòi hỏi học sinh phải biết tự mình xem xét vấn đề, tự mìnhtìm tòi cách giải quyết vấn đề, tự mình thực hiện các phép tính, tự mình kiểm tra lại các kết 1quả, … Do đó, giải toán là một cách rất tốt để rèn luyện đức tính kiên trì, tự lực vượt khó,cẩn thận, chu đáo, yêu thích sự chặt chẽ, chính xác.Ví những tác dụng to lớn nói trên mà mỗi học sinh đều phải ra sức rèn luyện để giải toáncho giỏi. Điều đó chẵng những sẽ giúp các em học giỏi toán mà còn giúp các em học giỏitất cae các môn học khác.1.1.1.2/ Muốn giải toán giỏi, học sinh cần nắm được các bước chung để hướng dẫn hoạtđộng giải toán. Đó là các bước sau đây:B1/ Đọc kĩ đề toánĐọc kĩ đề toán để xác định đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm. Trừ những bài toán quáphức tạp, nói chung, chúng ta phải tập cho học sinh thói quen tự tìm hiểu đề toán. Hết sứctránh tình trạng học sinh vừa đọc xong đề đã vội vàng bắt tay vào giải ngay. Ở đây, cần lưuý mấy điểm sau:a/ Mỗi đề toán đều gồm có 2 bộ phận: bộ phận thứ nhất là những điều đã cho, bộ phận thứhai là cái phải tìm. Muốn giải được bất cứ bài toán nào, học sinh cũng phải xác định chođúng hai bộ phận ấy.b/ Chúng ta cần hướng sự tập trung suy nghĩ của học sinh vào những từ quan trọng của đềtoán, từ nào chưa hiểu hết ý nghĩa thì phải tìm hiểu ý nghĩa của nó. Ví dụ, trong bài toán:“Thi đua lập thành tích kỹ niệm Sinh nhật Bác Hồ, nông trường Phạm Văn Hai đặt chỉ tiêutrồng cây xanh 25 cây một ngày công. Song anh Lê Văn Tư đã trồng được 96 cây trong 3ngày. Hỏi trong mỗi ngày công anh đã trồng vượt chỉ tiêu bao nhiêu cây xanh?”. Học sinhphải hiểu rõ ý nghĩa của các từ “chỉ tiêu”, “ngày công”, “vượt chỉ tiêu”.c/ Học sinh cũng cần phân biệt rõ những gì thuộc về bản chất của đề toán, những gì khôngthuộc về bản chất của đề toán để hướng sự chú ý của mình vào những chỗ cần thiết. Ví dụ,trong bài toán: “Một trường học có 639 học sinh, trong đó một phần ba là học sinh các dântộc ít người. Trong đợt di dân có tổ chức ngày 20/ 9/2018, có thêm 73 học sinh dân tộc ítngư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: