Danh mục

Tài liệu học tập: Cảm thụ văn học và bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiêu học

Số trang: 44      Loại file: pdf      Dung lượng: 454.02 KB      Lượt xem: 242      Lượt tải: 1    
10.10.2023

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu có kết cấu nội dung gồm các chương: Chương 1 khái quát về cảm thụ văn học và việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiêu học; Chương 2 đưa ra các phương pháp, biện pháp bồi dưỡng năng lữ cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học; Chương 3 thực hành bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học qua một số phần môn tiếng Việt ở tiểu học. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu học tập: Cảm thụ văn học và bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiêu học CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CẢM THỤ VĂN HỌC VÀ VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HSTH 1.1. Khái quát về cảm thụ văn học 1.1.1. Khái niệm cảm thụ văn học 1.1.1.1. Cảm thụ văn học là gì? “Cảm thụ văn học là một quá trình tiếp nhận, hiểu, cảm được văn chương, tính hình tượng của văn chương, đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn chương” (Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1999). “Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ… thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ)” (Luyện tập về cảm thụ văn học, Nxb Giáo dục, 2003). Cảm thụ văn học (CTVH) là hoạt động thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học bằng nhiều năng lực tinh thần: tri giác, xúc cảm, liên tưởng, tưởng tượng... nhằm phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm mĩ của văn chương, tạo được mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc. - Cấu trúc của CTVH: Là sự đan xen phức tạp các yếu tố: tri giác, lí giải, xúc cảm, liên tưởng, tưởng tượng... - Mục đích của CTVH: Cảm nhận, phát hiện, khám phá và chiếm lĩnh bản chất thẩm mĩ của văn chương, nhằm bồi dưỡng mĩ cảm phong phú, tinh tế cho độc giả. - Yêu cầu của CTVH: + Phải có xúc cảm, suy ngẫm, tưởng tượng, thực sự gần gũi, "nhập thân" vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học + Cảm nhận được những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ nhất của văn học thể hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm. + Phương thức chiếm lĩnh đối tượng chủ yếu là bằng tình cảm, những xúc động mang tính trực quan, trực cảm, những liên tưởng, suy luận... + Cảm thụ đặc biệt cần đến sự tinh tế, nhạy cảm, sâu sắc của tâm hồn, cần đến vốn sống, vốn văn hoá, sự trải nghiệm của con người. 1.1.1.2. Cảm thụ văn học và tiếp nhận văn học 1 - Tiếp nhận văn học là hoạt động “tiêu dùng”, “thưởng thức”, “phê bình” văn học của độc giả. Nó góp phần làm thoả mãn nhu cầu tinh thần, nhu cầu thẩm mỹ của con người trong cuộc sống. Nó giúp hoạt động sáng tạo nghệ thuật trở nên có ý nghĩa, có mục đích và những giá trị chân chính của tác phẩm được bảo tồn, được phát triển phong phú. - CTVH là một hoạt động mang tính đặc thù trong tiếp nhận văn học. 1.1.1.3. Cảm thụ và đọc - hiểu tác phẩm văn học - Phân biệt cảm thụ và đọc - hiểu tác phẩm văn học: Đọc - hiểu Cảm thụ - Là đọc và nắm bắt thông tin, là - Là đọc-hiểu ở mức độ cao nhất, hiểu sâu quá trình nhận thức để có khả năng sắc tác phẩm, khám phá, chiếm lĩnh bản thông hiểu những gì được đọc. chất thẩm mĩ của văn chương. - Hiệu quả: hiểu được ý nghĩa của - Hiệu quả: đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật; nắm bắt nội ngôn ngữ nghệ thuật, thẩm thấu thông tin, dung thông tin của văn bản → thiên cảm nhận ý nghĩa sâu xa của tác phẩm, tạo về tri giác. mối giao cảm tác giả - bạn đọc → huy động cả tri giác, xúc cảm, tưởng tượng… - Đọc hiểu tất cả các loại văn bản. - Cảm thụ văn bản nghệ thuật. - Mối quan hệ giữa đọc - hiểu và cảm thụ văn học: Đọc - hiểu và cảm thụ đều là những hoạt động thâm nhập vào tác phẩm văn chương. Chúng có sự tác động qua lại, thống nhất nhưng không đồng nhất. Có thể nói từ đọc - hiểu đến cảm thụ là một tiến trình chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật. Nếu coi đọc hiểu là bước khởi đầu, là nền móng thì cảm thụ văn học là bước cuối cùng hoàn thành quá trình thâm nhập một văn bản nghệ thuật. Đầu tiên là đọc để hiểu nội dung tác phẩm, nắm bắt các thông tin mà tác giả gửi gắm, nhận diện các yếu tố nghệ thuật đã được sử dụng nhằm chuyển tải thông tin tới người đọc một cách ấn tượng. Cảm thụ là quá trình người đọc nhập thân đầy cảm xúc vào tác phẩm, suy tư về một số các câu chữ, hình ảnh, lập luận và sống cùng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Hiểu và cảm thụ văn bản nghệ thuật thuộc hai mức độ nông sâu khác nhau: hiểu là việc chạm tới nội dung bề mặt của ngôn từ nghệ thuật, còn cảm thụ là việc nhận thức được chiều sâu ý nghĩa của văn bản từ những gì mà 2 ngôn từ gợi ra. Ví dụ: Văn bản Mùa xuân đến (Nguyễn Kiên, Tiếng Việt 2, tập 2). Để hiểu bài văn này, người đọc chỉ cần quan tâm đến các thông tin: dấu hiệu của mùa xuân, những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến; hương vị của mỗi loài hoa, vẻ riêng của mỗi loài chim... cuối cùng khái quát nội dung bài: mùa xuân làm cho cảnh vật thêm đẹp đẽ và sinh động. Nhưng để cảm thụ nó, người đọc phải có một thứ mẫn cảm riêng, có thể đó là sự nhạy cảm của tâm hồn, là sự thành tâm chú ý, là chút thắc mắc mang tính thẩm mĩ... miễn là không dễ dàng đi qua câu chữ của bài văn này. Người đọc có thể dừng lại ở đâu đó. Chỗ khiến người ta dễ chú ý ở đây chính là câu văn đầu và câu văn cuối, bởi nó đã thông báo những điều khác thường. Câu đầu cho biết hoa mận có một cách thức rất khác lạ để báo hiệu mùa xuân: sự tàn lụi - hoa mận dùn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: