Danh mục

Bài giảng Thực tập Điện tử cơ bản - CĐ Giao thông Vận tải

Số trang: 133      Loại file: pdf      Dung lượng: 10.65 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Thực tập Điện tử cơ bản cung cấp cho người học những kiến thức như: Dụng cụ đồ nghề cơ bản; linh kiện điện tử; khảo sát mạch điện tử; thiết kế thi công mạch in; hàn tháo lắp linh kiện; mạch nguồn, mạch ổn áp;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thực tập Điện tử cơ bản - CĐ Giao thông Vận tải ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ …………..o0o………….. BÀI GIẢNGTHỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Giảng viên: Nguyễn Thị Thu Lan TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016 MỤC LỤCBÀI 1: DỤNG CỤ ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN .....................................................Trang 1BÀI 2: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ .....................................................................Trang 19BÀI 3: KHẢO SÁT MẠCH ĐIỆN TỬ ........................................................Trang 48BÀI 4: THIẾT KẾ THI CÔNG MẠCH IN ..................................................Trang 58BÀI 5: HÀN THÁO LẮP LINH KIỆN ........................................................Trang 68BÀI 6: MẠCH NGUỒN, MẠCH ỔN ÁP ....................................................Trang 74BÀI 7: MẠCH DAO ĐỘNG ........................................................................Trang 87BÀI 8: MẠCH KHUẾCH ĐẠI.....................................................................Trang 97BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ.........................................................................Trang 108BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG ....................................Trang 121TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................Trang 130 LỜI MỞ ĐẦU Trước đây việc dạy và học các môn cơ sở đặc biệt môn học kỹ thuật điệntử cơ bản thuộc Ngành Kỹ Thuật Điện – Điện Tử, Điện Tử Công Nghiệp và TựĐộng Hóa rất mang tính hàn lâm gây sự nhàm chán cho sinh viên. Những kiếnthức lý luận thực tiễn giúp cho sinh viên cảm thấy hứng thú và phấn khởi, thíchđược học vả kiểm nghiệm tại phòng thực hành. Mặt khác tính ứng dụng của cácloại linh kiện khi được kết hợp tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực và sáng tạo gâyhứng thú cho sinh viên trong quá trình học và đúc kết kinh nghiệm thực tế nhằmgiúp cho các em có kiến thức sâu hơn về chuyên ngành đào tạo tại trường. Đâycũng là mục tiêu chính trong chương trình đào tạo được biên soạn của tập thểgiảng viên khoa Điện – Điện Tử “Học phải đi đôi với thực tiễn” chính điều này sẽtạo nên tay nghề vững chắc cho sinh viên khi tham gia học tập tại trường. Để đáp ứng được nhu cầu và tính cấp thiết của người học thì việc xây dựngmột giáo trình giúp các em có khả năng tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viênvà tự nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành là việc cấp bách hiện nay với tổngthời gian thực hành chuyên môn cao nhằm rèn luyện tay nghề và đúc kết kinhnghiệm thực tế cho các em trước khi ra trường.BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN Thời lượng: 3 giờ 1.1. MỤC TIÊU - Thực hiện cách sử dụng an toàn, phạm vi ứng dụng và cách bảo quản một số dụng cụ đồ nghề cơ bản. - Trình bày được tính năng, cách sử dụng mỏ hàn, chì hàn và thực hiện được thao tác hàn chì, xi chì cơ bản phục vụ cho chuyên môn của nghề nghiệp. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị thực tập. 1.2. DỤNG VỤ, HỌC CỤ SỬ DỤNG - Mỏ hàn chì, chì hàn, nhựa thông, hút thiết chì. - Các loại kiềm, máy khoan mạch in, tuốt nơ vít, khóa lục giác. - Máy đo VOM, dao động ký, máy phát sóng tín hiệu OSC. 1.3. NỘI DUNG 1.3.1. DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ - Trong quá trình thực tập (cũng như ngay trong những lúc lắp ráp hay sửa chữa), sinh viên cần có tối thiểu một số dung cụ, đồ nghề cá nhân để sử dụng thao tác. Dụng cụ chuyên dùng, càng tạo ra nhiều thuận lợi cho quá trình lắp ráp và sửa chữa đồng thời tránh được những tai nạn khi có sự cố xảy ra. Tuy nhiên trong phạm vi của tài liệu hướng dẫn thực tập, chúng tôi chỉ đề cập mộ số tối thiểu dụng cụ cho công việc thực hành của các bạn sinh viên, đồng thời cũng lưu ý đến chức năng và sức chịu đựng vật liệu của đồ nghề. - Các dụng cụ tối thiểu bao gồm: 1.3.1.1. Mỏ hàn điện - Dùng mỏ hàn điện sử dụng điện trở đốt nóng, không dùng dạng mỏ hàn đốt nóng theo nguyên lý ngắn mạch thứ cấp biến áp. Công suất thông thường của mỏ hàn khoảng 40W – 60W, dùng mỏ hàn có công suất lớn hơn có thể gặp những trở ngại sau: + Nhiệt lượng quá lớn phát ra từ mỏ hàn khi tiếp xúc vào linh kiện có thể gây hỏng linh kiện. + Trong trường hợp dùng mỏ hàn có công suất lớn, nhiệt lượng phát ra nhiều dễ gây ra tình trạng Oxit hóa bề mặt các dây dẫn bằng đồng ngay lúc hàn, mối hàn lúc đó lại càng khó hàn hơn. Trường hợp dùng nhựa thông làmGIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 1BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN chất tẩy nhẹ các lớp oxit tại mối hàn, khi nhiệt lượ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: