Danh mục

Bài giảng Thực tập Giải phẫu bệnh: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

Số trang: 69      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.14 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Thực tập Giải phẫu bệnh tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: bệnh tử cung, buồng trứng - tuyến vú; bệnh xương và mô mềm; bệnh hạch lympho; bệnh hệ thần kinh; bệnh lý tuyến giáp;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thực tập Giải phẫu bệnh: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022) CHƯƠNG 7: BỆNH TỬ CUNG, BUỒNG TRỨNG - TUYẾN VÚ 7.1. Thông tin chung 7.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về các loại biểu mô và hình ảnh cấu tạo vi thể của các biểu mô khi nhìn dưới kính hiển vi. 7.1.2. Mục tiêu học tập 1. Mô tả tổn thương bệnh tuyến vú. 2. Mô tả tổn thương bệnh tử cung. 3. Mô tả tổn thương bệnh buồng trứng. 4. Đọc và mô tả được các tổn thương trên tiêu bản 7.1.3. Chuẩn đầu ra Ứng dụng được các hiểu biết về Giải Phẩu Bệnh vào các môn y học khác để phòng bệnh và điều trị. 7.1.4. Tài liệu giảng dạy 7.1.4.1. Giáo trình Nguyễn Sào Trung (2015), Bài giảng thực tập Giải phẫu bệnh, Giáo trình đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh. 7.1.4.2. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Sào Trung (2013). Giải Phẫu Bệnh Học, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Hưng (2019). Giải phẫu bệnh học, NXB Y học, Hà Nội. 3. Bài giảng giải phẫu bệnh ĐHYD Cần Thơ 2010. 4. Giải phẫu bệnh học NXBGDVN, Bộ Y Tế 2012. 7.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo.Giáo trình: Bài giảng thực tập Giải phẫu bệnh, Giáo trình đại học Y khoa Phạm NgọcThạch thành phố Hồ Chí Minh (2015).Biên soạn: Nguyễn Sào Trung. 54 7.2. Nội dung chính 7.2.1. Bệnh lý tuyến vú 7.2.1.1. U sợi tuyến vú Là u tuyến vú lành tính thường gặp nhất, do tăng sản cả hai thành phần, mô đệm trong tiểu thùy và biểu mô tuyến. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường nhất là ở phụ nữ trước 30 tuổi. Đại thể: U tròn, giới hạn rõ, có vỏ bao sợi, mật độ chắc, di động tốt. Kích thước u thay đổi từ 1 - 10 cm, trung bình là 2 - 4cm. Mặt cắt u phồng, đồng nhất, có màu trắng xám (hình 1). Hình 7.1: U tròn, giới hạn rõ; mặt cắt phồng, đồng nhất. Vi thể: Quan sát tiêu bản với VK4, u lành sợi tuyến vú có vỏ bao sợi bao quanh. Vỏ bao u là một vách mô liên kết đặc có các tế bào sợi và giàu sợi collagen bắt màu hồng. Mô u cấu tạo bởi mô đệm thưa trong tiểu thùy tăng sản, bao quanh các ống tuyến vú tăng sản (hình 2). Mô đệm tăng sản giàu chất căn bản, bắt màu xanh tím, có nhiều nguyên bào sợi là các tế bào có nhân hình bầu dục với rất ít bào tương. Ống tuyến vú tăng sản có thể có hình tròn nhỏ hoặc hơi dãn rộng (hình 2), hoặc bị kéo dãn và ép dẹt lại dưới tác động chèn ép của mô đệm (hình 3). Với VK10 và VK40, các ống tuyến vú tăng sản luôn được lót bởi 2 loại tế bào, tế bào biểu mô và tế bào cơ biểu mô. Tế bào biểu mô có hình vuông hoặc trụ thấp, tạo thành 1 lớp liên tục ở phía trong tiếp xúc với lòng ống; có nơi tế bào biểu mô tăng sản thành 2 - 3 lớp. Tế bào cơ biểu mô có bào tương nhiều, sáng; nhân tròn nhỏ đậmGiáo trình: Bài giảng thực tập Giải phẫu bệnh, Giáo trình đại học Y khoa Phạm NgọcThạch thành phố Hồ Chí Minh (2015).Biên soạn: Nguyễn Sào Trung. 55 mầu; tạo thành 1 lớp không liên tục, nằm giữa màng đáy và lớp tế bào biểu mô (Hình 4 và 5).Bên ngoài vỏ bao sợi của u là mô tuyến vú bình thường với các tiểu thùy vú (hình 2). Hình 7.2: 1- Vỏ bao sợi quanh u; 2- Các ống tuyến vú tăng sản; 3- Mô liên kết thưa tăng sản quanh ống tuyến vú; 4- Tiểu thùy vú bình thường. Hình 7.3: 1- Các ống tuyến vú bị ép dẹt; 2- Các ống tuyến vú tăng sản (2 - 3 lớp tế bào biểu mô); 3-Mô liên kết thưa tăng sản quanh ống tuyến vú.Giáo trình: Bài giảng thực tập Giải phẫu bệnh, Giáo trình đại học Y khoa Phạm NgọcThạch thành phố Hồ Chí Minh (2015).Biên soạn: Nguyễn Sào Trung. 56 Hình 7.4: 1- Các tế bào biểu mô; 2- Các tế bào cơ biểu mô; 3- Mô liên kết thưa tăng sản. Hình 7.5: 1- Các tế bào biểu mô tăng sản (2 - 3 lớp tế bào); 2- Tế bào cơ biểu mô; 3- Mô liên kết thưa tăng sản.Giáo trình: Bài giảng thực tập Giải phẫu bệnh, Giáo trình đại học Y khoa Phạm NgọcThạch thành phố Hồ Chí Minh (2015).Biên soạn: Nguyễn Sào Trung. 57 7.2.1.2. Biến đổi sợi bọc tuyến vú Là tổn thương tuyến vú thường gặp nhất. Biến đổi sợi bọc là những thay đổi của mô tuyến vú theo tuổi tác, liên quan với tình trạng mất cân bằng hormôn (tăng quá mức estrogen hoặc thiếu hụt progesteron). Đỉ ...

Tài liệu được xem nhiều: