Bài giảng Tiếng Việt thực hành (Chương trình cao đẳng) - ĐH Phạm Văn Đồng
Số trang: 50
Loại file: pdf
Dung lượng: 529.92 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng Tiếng Việt thực hành dành cho sinh viên bậc cao đẳng, chuyên ngành Sư phạm Mầm non. Bài giảng được chia thành 5 chương, gồm các nội dung chính như: Luyện kỹ năng tạo lập văn bản; Luyện kỹ năng dựng đoạn văn; Luyện kỹ năng viết câu trong văn bản; Luyện kỹ năng dùng từ trong văn bản; Luyện về chữ viết tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tiếng Việt thực hành (Chương trình cao đẳng) - ĐH Phạm Văn Đồng TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM XÃ HỘI BÀI GIẢNG HỌC PHẦN TIẾNG VIỆT THƯC HÀNHChương trình Cao đẳng ngành Sư phạm Mầm non Người biên soạn: PHẠM THỊ QUYÊN QUẢNG NGÃI, tháng 6, năm 2021 LỜI NÓI ĐẦU Bài giảng Tiếng Việt thực hành dành cho sinh viên bậc cao đẳng, chuyênngành Sư phạm Mầm non. Bài giảng được chia thành 5 chương, đi từ việc cung cấp những kiến thức lýthuyết về các đơn vị cơ bản của ngôn ngữ và rèn luyện những kĩ năng liên quan vềchúng, cụ thể như sau: - Chương 1: Luyện kỹ năng tạo lập văn bản. - Chương 2: Luyện kỹ năng dựng đoạn văn. - Chương 3: Luyện kỹ năng viết câu trong văn bản. - Chương 4: Luyện kỹ năng dùng từ trong văn bản. - Chương 5: Luyện về chữ viết tiếng Việt Đây là học phần mang tính thực hành cao. Cho nên, trong quá trình học tập,sinh viên cần kết hợp với tài liệu tham khảo có liên quan, đặc biệt là các giáo trìnhvề rèn luyện ngôn ngữ. 1 Chương 1 LUYỆN KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN1.1. Những yêu cầu chung của một văn bản - Khái niệm văn bản: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngônngữ, thường là tập hợp của các câu có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hìnhthức, có liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục đích giao tiếp nhất định. -Văn bản phải đảm bảo tính mạch lạc và liên kết, phải có tính mục đích và cókết cấu rõ ràng. Điều này thể hiện cụ thể như sau: 1.1.1. Về chủ đề và nội dung - Chủ đề và nội dung của văn bản phải đảm bảo tính mạch lạc. Điều đó thểhiện cụ thể ở sự thống nhất về đề tài, sự chặt chẽ về lôgic. - Chủ đề trong văn bản là quan điểm, thái độ, hoặc điều mà tác giả muốn dẫndắt người đọc, người nghe cảm nhận được thông qua đề tài của văn bản. - Khi tất cả các đoạn trong văn bản đều được viết theo một quan điểm nhấtquán, không chứa đựng những mâu thuẫn, những nội dung phủ định nhau thì vănbản đó đảm bảo được phương diện mạch lạc về nội dung. 1.1.2. Về liên kết và kết cấu 1.1.2.1. Liên kết Liên kết là sự thể hiện vật chất của mạch lạc, là cách thức tổ chức các phươngtiện ngôn ngữ trong một văn bản. Văn bản muốn có sự mạch lạc phải dựa vào những yếu tố hình thức mangtính vật chất. Đó chính là các phương tiện ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu). Các phươngtiện này được tổ chức theo các cách thức nhất định để thể hiện nội dung. Cách thứctổ chức ấy tạo thành phép liên kết. Ví dụ: Văn học dân gian nằm trong tổng thể văn hóa dân gian ra đời từ xa xưa vàtiếp tục phát triển cho đến ngày nay (…). Ở Việt Nam, văn học dân gian có vị trí vàvai trò rất quan trọng. Trong hàng nghìn năm Bắc thuộc và ở các thời kỳ dân tộcchưa có chữ viết hoặc chữ viết chưa phổ cập, văn học dân gian đã đóng góp to lớntrong việc giữ gìn, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn 2nhân dân. (Tổng quan nền Văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử) Các câu trên tạo thành một văn bản nhỏ. Trong văn bản có sử dụng phép lặp,cụ thể lặp từ “văn học dân gian”. 1.1.2.2. Kết cấu - Kết cấu là cách thức tổ chức các yếu tố nội dung theo một kiểu mô hìnhnhất định. Tuy nhiên, phải hiểu rằng, kết cấu không phải chỉ là sự sắp xếp vị trí cácyếu tố nội dung một cách đơn thuần mà cơ bản là việc tổ chức nghĩa của văn bản. - Văn bản có nhiều kiểu kết cấu khác nhau. Nó cũng không chịu sự chi phốicủa bất cứ quy tắc nào. Mặc dù vậy, trên thực tế, kết cấu của văn bản thường gồmcó ba phần: phần mở đầu, phần phát triển và phần kết thúc. + Phần mở đầu có nhiệm vụ giới thiệu đề tài, xác lập mối quan hệ giữa tácgiả và đối tượng giao tiếp. + Phần triển khai có nhiệm vụ khai thác chi tiết, cụ thể và đầy đủ những nộidung đã nêu khái quát ở phần mở đầu. Đây được xem là phần trọng tâm của vănbản. + Phần kết thúc làm nhiệm vụ thông báo về sự hoàn chỉnh, trọn vẹn về nộidung và hình thức của văn bản. 1.1.3. Về mục đích giao tiếp - Hoạt động giao tiếp của con người có nhiều mục đích khác nhau: trao đổithông tin; bộc lộ tư tưởng, tình cảm; giải trí hoặc thỏa mãn những cảm xúc thẩm mĩ,… - Tùy vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể mà mỗi văn bản thiên về một mục đíchnào. - Mục đích giao tiếp của văn bản có thể được bộc lộ một cách trực tiếp (vănbản hành chính, văn bản khoa học, …), hoặc gián tiếp (văn bản nghệ thuật). - Khi viết văn bản, người viết phải xác định mục đích giao tiếp và quán triệtmục đích này trong toàn bộ văn bản. 1.1.4. Về phong cách ngôn ngữ và thể loại - Phong cách ngôn ngữ của văn bản là một kiểu hình thức tương đối ổn định 3của một loại văn bả ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tiếng Việt thực hành (Chương trình cao đẳng) - ĐH Phạm Văn Đồng TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM XÃ HỘI BÀI GIẢNG HỌC PHẦN TIẾNG VIỆT THƯC HÀNHChương trình Cao đẳng ngành Sư phạm Mầm non Người biên soạn: PHẠM THỊ QUYÊN QUẢNG NGÃI, tháng 6, năm 2021 LỜI NÓI ĐẦU Bài giảng Tiếng Việt thực hành dành cho sinh viên bậc cao đẳng, chuyênngành Sư phạm Mầm non. Bài giảng được chia thành 5 chương, đi từ việc cung cấp những kiến thức lýthuyết về các đơn vị cơ bản của ngôn ngữ và rèn luyện những kĩ năng liên quan vềchúng, cụ thể như sau: - Chương 1: Luyện kỹ năng tạo lập văn bản. - Chương 2: Luyện kỹ năng dựng đoạn văn. - Chương 3: Luyện kỹ năng viết câu trong văn bản. - Chương 4: Luyện kỹ năng dùng từ trong văn bản. - Chương 5: Luyện về chữ viết tiếng Việt Đây là học phần mang tính thực hành cao. Cho nên, trong quá trình học tập,sinh viên cần kết hợp với tài liệu tham khảo có liên quan, đặc biệt là các giáo trìnhvề rèn luyện ngôn ngữ. 1 Chương 1 LUYỆN KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN1.1. Những yêu cầu chung của một văn bản - Khái niệm văn bản: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngônngữ, thường là tập hợp của các câu có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hìnhthức, có liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục đích giao tiếp nhất định. -Văn bản phải đảm bảo tính mạch lạc và liên kết, phải có tính mục đích và cókết cấu rõ ràng. Điều này thể hiện cụ thể như sau: 1.1.1. Về chủ đề và nội dung - Chủ đề và nội dung của văn bản phải đảm bảo tính mạch lạc. Điều đó thểhiện cụ thể ở sự thống nhất về đề tài, sự chặt chẽ về lôgic. - Chủ đề trong văn bản là quan điểm, thái độ, hoặc điều mà tác giả muốn dẫndắt người đọc, người nghe cảm nhận được thông qua đề tài của văn bản. - Khi tất cả các đoạn trong văn bản đều được viết theo một quan điểm nhấtquán, không chứa đựng những mâu thuẫn, những nội dung phủ định nhau thì vănbản đó đảm bảo được phương diện mạch lạc về nội dung. 1.1.2. Về liên kết và kết cấu 1.1.2.1. Liên kết Liên kết là sự thể hiện vật chất của mạch lạc, là cách thức tổ chức các phươngtiện ngôn ngữ trong một văn bản. Văn bản muốn có sự mạch lạc phải dựa vào những yếu tố hình thức mangtính vật chất. Đó chính là các phương tiện ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu). Các phươngtiện này được tổ chức theo các cách thức nhất định để thể hiện nội dung. Cách thứctổ chức ấy tạo thành phép liên kết. Ví dụ: Văn học dân gian nằm trong tổng thể văn hóa dân gian ra đời từ xa xưa vàtiếp tục phát triển cho đến ngày nay (…). Ở Việt Nam, văn học dân gian có vị trí vàvai trò rất quan trọng. Trong hàng nghìn năm Bắc thuộc và ở các thời kỳ dân tộcchưa có chữ viết hoặc chữ viết chưa phổ cập, văn học dân gian đã đóng góp to lớntrong việc giữ gìn, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn 2nhân dân. (Tổng quan nền Văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử) Các câu trên tạo thành một văn bản nhỏ. Trong văn bản có sử dụng phép lặp,cụ thể lặp từ “văn học dân gian”. 1.1.2.2. Kết cấu - Kết cấu là cách thức tổ chức các yếu tố nội dung theo một kiểu mô hìnhnhất định. Tuy nhiên, phải hiểu rằng, kết cấu không phải chỉ là sự sắp xếp vị trí cácyếu tố nội dung một cách đơn thuần mà cơ bản là việc tổ chức nghĩa của văn bản. - Văn bản có nhiều kiểu kết cấu khác nhau. Nó cũng không chịu sự chi phốicủa bất cứ quy tắc nào. Mặc dù vậy, trên thực tế, kết cấu của văn bản thường gồmcó ba phần: phần mở đầu, phần phát triển và phần kết thúc. + Phần mở đầu có nhiệm vụ giới thiệu đề tài, xác lập mối quan hệ giữa tácgiả và đối tượng giao tiếp. + Phần triển khai có nhiệm vụ khai thác chi tiết, cụ thể và đầy đủ những nộidung đã nêu khái quát ở phần mở đầu. Đây được xem là phần trọng tâm của vănbản. + Phần kết thúc làm nhiệm vụ thông báo về sự hoàn chỉnh, trọn vẹn về nộidung và hình thức của văn bản. 1.1.3. Về mục đích giao tiếp - Hoạt động giao tiếp của con người có nhiều mục đích khác nhau: trao đổithông tin; bộc lộ tư tưởng, tình cảm; giải trí hoặc thỏa mãn những cảm xúc thẩm mĩ,… - Tùy vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể mà mỗi văn bản thiên về một mục đíchnào. - Mục đích giao tiếp của văn bản có thể được bộc lộ một cách trực tiếp (vănbản hành chính, văn bản khoa học, …), hoặc gián tiếp (văn bản nghệ thuật). - Khi viết văn bản, người viết phải xác định mục đích giao tiếp và quán triệtmục đích này trong toàn bộ văn bản. 1.1.4. Về phong cách ngôn ngữ và thể loại - Phong cách ngôn ngữ của văn bản là một kiểu hình thức tương đối ổn định 3của một loại văn bả ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Tiếng Việt thực hành Tiếng Việt thực hành Sư phạm Mầm non Luyện kỹ năng viết câu Kỹ năng dùng từ trong văn bản Kỹ năng tạo lập văn bản Kỹ năng dựng đoạn vănGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp học ngữ pháp tiếng Việt (in lần thứ 2): Phần 2
191 trang 163 1 0 -
Phương pháp dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài
7 trang 140 0 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm môn văn mẫu giáo 4-5 tuổi – Hoa kết trái
3 trang 78 0 0 -
102 trang 63 0 0
-
Những vấn đề lí luận và thực tiễn giáo dục mầm non (in lần thứ 2): Phần 2
378 trang 61 0 0 -
PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN THỂ DỤC Ở TIỂU HỌC VÀ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
154 trang 59 0 0 -
Phương pháp học ngữ pháp tiếng Việt (in lần thứ 2): Phần 1
223 trang 53 1 0 -
Giáo trình Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non - NXB Hà Nội
209 trang 49 0 0 -
Tiểu luận môn Kỹ năng tạo lập văn bản
53 trang 46 0 0 -
Luật giáo dục 2005 - Những quy định chung
8 trang 40 0 0