Danh mục

Bài giảng Tổ chức công tác kế toán - Chương 3: Tổ chức thu nhận thông tin kế toán trong đơn vị kế toán (Năm 2022)

Số trang: 40      Loại file: pdf      Dung lượng: 326.18 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (40 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Tổ chức công tác kế toán - Chương 3: Tổ chức thu nhận thông tin kế toán trong đơn vị kế toán. Chương này cung cấp cho học viên những nội dung về: thông tin kế toán và yêu cầu của tổ chức thông tin kế toán; tổ chức thu nhận thông tin phục vụ kế toán tài chính; tổ chức thu nhận thông tin phục vụ kế toán quản trị;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tổ chức công tác kế toán - Chương 3: Tổ chức thu nhận thông tin kế toán trong đơn vị kế toán (Năm 2022) Chương 3 TỔ CHỨC THU NHẬN THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ KẾ TOÁN Mục tiêu  Hiểu được khái niệm, bản chất của tổ chức thông tin kế toán trong đơn vị kế toán  Nắm được các nguyên tắc, yêu cầu của thông tin kế toán, biết cách phân loại thông tin kế toán  Áp dụng việc tổ chức thu nhận thông tin kế toán phục vụ kế toán tài chính và kế toán quản trị  Phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp hữu hiệu để tổ chức thu nhận thông tin kế toán phục vụ cho công tác kế toán và công tác quản lý. NỘI DUNG 3.1 Thông tin kế toán và yêu cầu của tổ chức thông tin kế toán 3.2 Tổ chức thu nhận thông tin phục vụ kế toán tài chính 3.3 Tổ chức thu nhận thông tin phục vụ kế toán quản trị 3.1 Thông tin kế toán và yêu cầu của tổ chức thông tin kế toán 3.1.1 Thông tin kế toán 3.1.2 Yêu cầu của tổ chức thông tin kế toán 3.1.1 Thông tin kế toán  Thông tin kế toán là các thông tin về sự vận động của các đối tượng kế toán, hình thành từ các giao dịch kinh tế- tài chính đã phát sinh và hoàn thành trong DN;  Thu nhận thông tin kế toán là công việc đầu tiên quan trong của toàn bộ công tác kế toán 3.1.1 Thông tin kế toán  Quá trình hoạt động của đơn vị gây nên những biến động về tài sản và nguồn vốn thông qua thực hiện các giao dịch kinh tế phát sinh. Thông tin về các giao dịch này được phản ánh trên các chứng từ kế toán.  Thu thập thông tin kế toán ban đầu là việc thu thập các thông tin ban đầu về các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tại đơn vị bằng hệ thống chứng từ kế toán nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý kinh tế, tài chính tại đơn vị. 3.1.1 Thông tin kế toán  Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán nhằm hình thành hệ thống thông tin ban đầu cho đơn vị.  Tổ chức tốt hệ thống chứng từ có ý nghĩa quyết định đến tính trung thực, khách quan của các số liệu kế toán và BCTC, đồng thời là căn cứ để kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tại đơn vị 3.1.2 Yêu cầu của tổ chức thông tin kế toán - Ghi nhận, phản ánh đúng nội dung các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh và hoàn thành theo địa điểm và thời gian phát sinh; đảm bảo tính trung thực, khách quan; - Phản ánh đầy đủ tên, địa chỉ của những bên liên quan, có thể kiểm tra được; - Ghi nhận, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu hiện vật, giá trị, đơn vị tính, căn cứ tính toán của các nghiệp vụ kinh tế- tài chính trong DN; - Ghi nhận thông tin kế toán đảm bảo tính kịp thời tình hình vận động của TS, sự vận động của TS và NV của đơn vị. 3.2 Tổ chức thu nhận thông tin phục vụ kế toán tài chính 3.2.1 Tổ chức xây dựng danh mục chứng từ kế toán cần áp dụng trong đơn vị. 3.2.2 Tổ chức thiết kế mẫu chứng từ 3.2.3 Tổ chức lập, tiếp nhận chứng từ kế toán 3.2.4 Tổ chức kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ kế toán 3.2.5 Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán 3.2.6 Tổ chức lưu trữ và hủy bỏ chứng từ kế toán 3.2.1 Tổ chức xây dựng danh mục chứng từ kế toán cần áp dụng trong đơn vị Các căn cứ xây dựng DM CT: - Quy định của pháp luật hiện hành về chế độ hóa đơn chứng từ áp dụng cho loại hình đơn vị, tổ chức đó; - Yêu cầu của các đối tác trong một giao dịch kinh tế - Yêu cầu quản lý trong nội bộ đơn vị. 3.2.1 Tổ chức xây dựng danh mục chứng từ kế toán cần áp dụng trong đơn vị Yêu cầu của danh mục chứng từ - Danh mục chứng từ được xây dựng cần tuân thủ và vận dụng hệ thống chứng từ kế toán của Nhà nước ban hành thống nhất. - Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động của đơn vị đều phải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực khách quan vào chứng từ kế toán. 3.2.1 Tổ chức xây dựng danh mục chứng từ kế toán cần áp dụng trong đơn vị Ví dụ về danh mục các loại chứng từ cần sử dụng - Trong doanh nghiệp - Trong đơn vị sự nghiệp 3.2.2 Tổ chức thiết kễ mẫu chứng từ kế toán - Đối với các chứng từ đã được nhà nước ban hành mẫu biểu và phù hợp với đơn vị thì thực hiện áp dụng nguyên mẫu - Đối với các chứng từ chưa có mẫu biểu quy định thì các ĐV phải tự tổ chức xây dựng mẫu biểu chứng từ áp dụng thống nhất trong toàn đơn vị, trên nguyên tắc: + Các chứng từ phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố quy định để đảm bảo tính pháp lý của chứng từ + Các chứng từ phải phù hợp và đáp ứng được yêu cầu quản lý + Các chứng từ phải có sự phê duyệt biểu mẫu chứng từ của nhà quản lý + Đối với các chứng từ phản ánh giao dịch kinh tế với bên ngoài, đơn vị phải thông báo với cơ quan quản lý biểu mẫu chứng từ sử dụng 3.2.3 Tổ chức lập, tiếp nhận chứng từ kế toán Bao gồm: - Tổ chức phản ánh các giao dịch kinh tế phát sinh vào chứng từ kế toán - Tổ chức tiếp nhận chứng từ liên quan đến các giao dịch kinh tế phát sinh ngoài đơn vị nhưng được chuyển đến đơn vị - Tổ chức phân công người chịu trách nhiệm lập, tiếp nhận chứng từ 3.2.3 Tổ chức lập, tiếp nhận chứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: