Danh mục

Bài giảng Tổ chức sản xuất cơ khí: Chương 22 - TS. Nguyễn Văn Tình

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 364.31 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Tổ chức sản xuất cơ khí: Chương 22 Lập kế hoạch sản xuất, cung cấp cho người học những kiến thức như nhiệm vụ và bản chất của việc lập kế hoạch sản xuất; lập kế hoạch sản xuất trong sản xuất đơn chiếc; lập kế hoạch sản xuất trong sản xuất hàng khối;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tổ chức sản xuất cơ khí: Chương 22 - TS. Nguyễn Văn Tình CHƯƠNG 22LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT22.1. Nhiệm vụ và bản chất của việc lập kế hoạch sản xuất.- Đảm bảo hoạt động bình thường cho tất cả các khâu sản xuất để chế tạo sản phẩm theo số lượng và thời hạn đặt ra. Lập kế hoạch sản xuất phải thỏa mãn các yêu cầu sau:Đảm bảo nhịp sản xuất và số lượng sản phẩm cần chế tạo.Giảm tối đa thời gian gián đoạn của đối tượng sản xuất trong quá trình chế tạo.Hệ số gián đoạn Kg. Ts: thời gian của chu kỳ sản xuất (giờ). Tc: thời gian của chu kỳ công nghệ (giờ).Đảm bảo chất tải đồng đều cho thiết bị và nhà xưởng.Cần có tính linh hoạt cao, nghĩa là có khả năng điều chỉnh nhanh để chế tạo loại sản phẩm mới.Lập kế hoạch sản xuất gồm các phần sau:Tính kế hoạch hàng tháng để xác định chính xác thời gian chế tạo xong sản phẩm.Tính toán chất thải do thiết bị và nhà xưởng.Xác định nhiệm vụ cho các phân xưởng và cho các chỗ làm việc.Kiểm tra và điều chỉnh quá trình sản xuất.Lập kế hoạch sản xuất được thực hiện trong phạm vi nhà máy và trongphạm vi phân xưởng.Lập kế hoạch sản xuất giữa các phân xưởng nhằm mục đích:Xác định nhiệm vụ sản xuất cho các phân xưởng.Đảm bảo số phối hợp trong công việc giữa các phân xưởng để hoàn thành kế hoạch sản xuất của nhà máy.Lập kế hoạch sản xuất trong phân xưởng có nghĩa là tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất của phân xưởng bằng cách chi tiết hóa công việc cho đến từng nguyên công, đồng thời tổ chức kiểm tra và đièu chỉnh quy trình công nhân.Phương pháp lập kế hoạch sản xuất phụ thuộc vào dạng sản xuất, vì vậy dưới đây sẽ nghiên cứu các phương pháp lập kế hoạch sản xuất trong các dạng sản xuất khác nhau.22.2. Lập kế hoạch sản xuất trong sản xuất đơn chiếc. 22.2.1. Đặc điểm của việc lập kế hoạch sản xuất trong sản xuất đơn chiếc. Trong sản xuất đơn chiếc các đơn đặt hàng được thực hiện cho từng sản phẩm có kết cấu đặc chủng. Đối với đơn đặt hàng cần phải lập kế hoạch và chuẩn bị sản xuất, lập tài liệu kỹ thuật, tính toán chu kỳ sản xuất, kiểm tra tiến trình sản xuất và xác định giá thành sản phẩm. Lập kế hoạch sản xuất trong điều kiện sản xuất đơn chiếc có đặc điểm là xác định nhiệm vụ cho từng công đoạn sản xuất theo từng chủng loại chi tiết được thực hiện bằng cách lựa chọn các nhiệm vụ của phân xưởng có tính đến tiến trình công nghệ.22.2.2. Lập kế hoạch sản xuất theo ca – ngày.Theo kế hoạch này thì nhiệm vụ sản xuất được cụ thể hóa tới từng ca cho công nhân.Khi chu kỳ sản xuất ngắn thì cần lập kế hoạch sản xuất theo ngày và phân chia ra theo ca.Nhiệm vụ của ca làm việc có thể chỉ bao gồm các công việc như chuẩn bị tài liệu công nghệ và đồ gá, vật liệu và phôi.Kế hoạch công việc ở công đoạn sản xuất là giai đoạn cuối cùng của kế hoạch công việc trong phân xưởng.22.3. Lập kế hoạch sản xuất trong sản xuất hàng loạt. 22.3.1. Đặc điểm của việc lập kế hoạch sản xuất trong sản xuất hàng loạt. Kế hoạch sản xuất giữa các phân xưởng (kế hoạch của nhà máy) trong sản xuất hàng loạt có những đặc điểm sau đây: Số chủng loại chi tiết trong phân xưởng và ở chỗ làm việc có tính ổn định tương ứng với mức độ chuyên môn hóa của chúng. Phân chia nhiệm vụ được xác định theo thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc quá trình chế tạo sản phẩm. 22.3.2. Kế hoạch sản xuất theo ca – ngày. Nhiệm vụ của kế hoạch này là điều chỉnh lại kế hoạch của từng chỗ làm việc trong thời gian ngắn và chuẩn bị mọi công việc cần thiết để thực hiện nhiệm vụ tại mỗi chỗ làm việc.22.4. Lập kế hoạch sản xuất trong sản xuất hàng khối. Yêu cầu chủ yếu của việc lập kế hoạch sản xuất trong sản xuất hàng khối là đảm bảo tính nhịp và tính liên tục của quá trình sản xuất. Cơ sở để lập kế hoạch trong sản xuất hàng khối là: Tài liệu kỹ thuật xác định quy trình công nghệ và mức chi phí vật liệu và lao động cho toàn bộ sản phẩm của nhà máy. Định mức các chi tiết dự trữ (để duy trì hoạt động của dây chuyền trong trường hợp một chi tiết nào đó bị sự cố). Lập kế hoạch sản xuất giữa các phân xưởng trong sản xuất hàng khối có những đặc điểm sau đây: Sản lượng cho các phân xưởng được xác định theo quý (sản lượng theo tháng chỉ được xác định trong những trường hợp sản xuất không ổn định). Số chủng loại sản phẩm của các phân xưởng được tính theo số lượng chi tiết chứ không theo từng cụm. Nhiệm vụ sản xuất được xác định theo định mức chi tiết dự trữ và được phân chia đều đặn cho từng ngày làm việc hoặc theo mức độ tăng lên. Lập kế hoạch sản xuất trong phân xưởng được xác định cho từng chỗ làm việc và được xác định trực tiếp từ sản lượng của phân xưởng (hay kế hoạch của phân xưởng). Kế hoạch sản xuất hàng ngày cũng được xác định trực tiếp từ kế hoạch của phân xưởng.Tính chất ổn định của sản xuất hàng khối tạo thuận lợi cho việc ứng dụng các thiết bị cơ khí hóa và tự động hóa và trong một số trường hợp có thể áp dụng hệ thống quản lý sản xuất tự động. ...

Tài liệu được xem nhiều: