Thông tin tài liệu:
Bài giảng Tổn thương mạch máu do chấn thương - PGS.TS Nguyễn Văn Khôi với mục tiêu giúp bác sĩ có khả năng xác định và thực hiện tốt việc tổ chức sơ cứu, cấp cứu hoặc vận chuyển bệnh nhân đến nơi có khả năng điều trị an toàn. Đồng thời giúp các bác sĩ xác định bệnh nhân bị tổn thương mạch máu do chấn thương là người cần phải được sơ cứu, cấp cứu bước đầu và được hồi sức tích cực và phẫu thuật tại một cơ sở y tế gần nhất an toàn. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo vấn đề.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tổn thương mạch máu do chấn thương - PGS.TS Nguyễn Văn Khôi TỔN THƯƠNG MẠCH MÁU DO CHẤN THƯƠNG PGS.TS. NGUYỄN VĂN KHÔI Bệnh Viện Chợ Rẫy MỤC TIÊU Sau khi hoàn tất chủ đề này, người bác sĩ có khả năng xác định và thực hiện tốt việc tổchức sơ cứu, cấp cứu hoặc vận chuyển bệnh nhân đến nơi có khả năng điều trị an toàn. Đặcbiệt, người bác sĩ có khả năng: 1. Xác định bệnh nhân bị tổn thương mạch máu do chấn thương là người cần phải được sơ cứu, cấp cứu bước đầu và được hồi sức tích cực và phẫu thuật tại một cơ sở y tế gần nhất an toàn. 2. Thực hiện các thủ thuật, kỹ thuật an toàn để phục hồi lưu thông tuần hoàn. 3. Hồi sức tốt và tiên lượng được kết quả sau mổ. I. ĐẠI CƯƠNG Chủ đề này giúp bác sĩ có khả năng thành thạo hơn trong việc đánh giá, sơ cứu,cấp cứu ban đầu và chuẩn bị chuyển nhanh bệnh nhân đến nơi có khả năng điều trị an toàn.Chấn thương mạch máu thường gặp trong cấp cứu hàng ngày. Nguyên nhân gây ra phần lớnlà do tai nạn giao thông, kế đến là do vật sắc nhọn, hỏa khí, đạn súng săn và đôi khi các chấnthương ở người chích ma túy và bệnh mạch máu do thầy thuốc (Iatrogène) gây nên. Tổn thương mạch máu có thể là do chấn thương kín hoặc vết thương hở gây chảymáu. Tuy nhiên một đối tượng cần phải lưu ý đó là chấn thương mạch máu ở trẻ em, đốitượng này khó khai thác bệnh sử, các xét nghiệm khó thực hiện. Bên cạnh đó ở phụ nữ mangthai khi bị chấn thương vỡ khung chậu là đối tượng phải lưu ý khi theo dõi vì ngoài theo dõitổn thương của mẹ mà còn phải theo dõi thai nhi. Ngoài tổn thương mạch máu do chấn thương phải đánh giá và theo dõi đầy đủ cáctổn thương đi kèm theo trên bệnh nhân. II. CƠ CHẾ VÀ TÁC NHÂN GÂY CHẤN THƯƠNG 1. Tổn thương từ bên ngoài và bên trong thành mạch: thường gặp nhất a. Các vật gây xuyên thấu, tổn thương điểm thành động mạch hoặc chi bịnghiền nát. b. Hậu quả gây choáng vì giảm thể tích tuần hoàn đột ngột và không hồiphục. 2. Tổn thương từ bên trong lòng động mạch ra bên ngoài: Rất hiếm, thường do thầy thuốc gây ra, chẳng hạn như can thiệp nội mạch làmtổn thương lớp áo trong / lớp áo giữa bị bóc tách hoặc xuyên thấu thành mạch. III. GIẢI PHẪU BỆNH Trong tổn thương mạch máu do chấn thương trong đó có vết thương mạch máu làbao gồm cả vết thương động mạch và vết thương tĩnh mạch, nhưng thường được nói đến làvết thương động mạch vì thương tổn của động mạch là chủ yếu. Quyết định điều trị và tiênlượng phải lưu ý tổn thương của động mạch. 1. Cấu tạo thành động mạch: a. Lớp nội mạc (intima): cấu tạo bởi các liên bào lát, tạo thành lớp màng trong cùng, thuận lợi cho dùng máu lưu thông và ngăn không cho tiểu cầu bám 1 vào thành mạch. Vì lớp này mỏng, dễ bị tổn thương và bong ra khỏi lớp giữa và hình thành huyết khối ở thành mạch. b. Lớp áo giữa: cấu tạo bởi các lớp cơ trơn, dày mỏng tùy theo kích thước mạch. Các cơ này co rút theo hai trục: trục dọc thành mạch và trục ngang hướng chu vi. c. Lớp áo ngoài: bao gồm các sợi liên kết và thần kinh giao cảm. Lớp này dai, chắc, đôi khi vẫn nguyên, trong khi hai lớp áo giữa và nội mạc đã tổn thương, dễ bỏ sót. 2. Các dạng giải phẫu của tổn thương động mạch: a. Vết thương bên hay vết thương xuyên: tổn thương cả 3 lớp áo của động mạch, không đứt hết chu vi, lớp cơ co lại theo chiều dọc, càng mở rộng vết thương nên chảy máu nhiều, khó tự cầm máu. b. Vết thương đứt đôi hay mất đoạn: Đứt toàn bộ chu vi động mạch, làm hai đầu của động mạch co lại xa nhau chui sâu vào lớp cơ, ngoài ra ở mỗi đầu động mạch lớp áo giữa co lại tự cầm máu. c. Thương tổn lớp nội mạc: Thường do thầy thuốc gây ra (Iatrogène), chỉ đơn thuần lớp nội mạc bị rách và bong ra, hình thành cục huyết khối tại chỗ hoặc trôivạt đi xa xuống ngoại vi làm tắc mạch xa. d. Thương tổn dưới lớp áo ngoài: Tổn thương lớp nội mạc và lớp áo giữa, lớp áo ngoài còn nguyên vẹn, gặp trong chấn thương kín, hình thành huyết khối và giả phình động mạch, thường phát hiện chậm ở giai đoạn biến chứng hay di chứng. e. Co thắt mạch: Do cơ chế thần kinh, cả 3 lớp động mạch không bị tổn thương. Làm lòng động mạch co nhỏ lại, làm giảm tưới máu phía dưới, phát hiện khi chụp động mạch. f. Vết thương xuyên động mạch – tĩnh mạch: Tổn thương có 3 lớp áo động mạch và tĩnh mạch, dẫn đến mất máu nhiều vì chảy từ động mạch và tĩnh mạch, hình thành thông động tĩnh mạch.IV. HẬU QUẢ SINH LÝ BỆNH 1. Hậu quả lâm sàng ...