Danh mục

Bài giảng Trắc địa đại cương - KS. Lê Hùng

Số trang: 180      Loại file: doc      Dung lượng: 17.43 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 24,000 VND Tải xuống file đầy đủ (180 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Trắc địa đại cương" giúp các bạn nắm được những kiến thức về: kiến thức chung về trắc địa, đo khoảng cách, đo cao hình học, đo vẽ bản đồ địa hình. Tài liệu cung cấp những kiến thức hữu ích cho các bạn chuyên ngành Xây dựng và những ngành có liên quan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Trắc địa đại cương - KS. Lê Hùng TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN T ẢI PHÂN HIỆU CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI MIỀN NÚI -------------------& & & ----------------------- Ks. Lê Hùng BÀI GIẢNG TRẮC ĐỊA ĐẠI CƯƠNG THÁI NGUYÊN , 2009 GUY 009 Chương I : Kiến thức chung về trắc địa 1 Chương I : Kiến thức chung về trắc địa CHƯƠNG I : KIẾN THỨC CHUNG VỀ TRẮC ĐỊ A 1 . Vai trò , nhiệm vụ của môn học Trắc địa (trắc lượng) là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về hình dạng, về kích thước của một phần hay toàn bộ bề mặt quả đất. Cụ thể nó nghiên cứu cách đo đạc, phương pháp xử lý kết quả đo và biểu diễn bề mặt đó lên mặt phẳng dưới dạng bản đồ hoặc bình đồ. Căn cứ vào đối tượng và phương pháp nghiên cứu người ta chia trắc lượng ra thành một số ngành riêng với nhiệm vụ tương ứng với nó. - Trắc địa cao cấp : Trắc địa này chuyên nghiên cứu các phương pháp xây dựng đo đạc, tính toán, bình sai… mạng lưới trắc đ ịa toàn quốc đủ khả năng phục vụ cho việc nghiên cứu hình dạng kích thước trái đất. - Trắc địa công trình : Trắc địa này chuyên nghiên cứu các phương pháp xây dựng đo đạc, tính toán, bình sai… mạng lưới trắc địa đủ khả năng phục vụ cho việc thiết kế thi công quản lý khai thác công trình. - Trắc địa ảnh : Nghiên cứu về phương pháp chụp hình để lập bản đồ hay bình đồ nhằm phục vụ cho ngành kinh tế quốc dân. - Trắc địa mỏ : Nghiên cứu đo đạc để phục vụ khai thác mỏ. - Ngành bản đồ : Chuyên nghiên cứu các phương pháp thành lập các loại bản đồ, tiến hành biên tập chỉnh lý, in ấn và xuất bản các loại bản đồ. 2 . Nghiên cứu quả đất 2.1 Hình dạng , kích thước quả đất 1 3 Bề mặt tự nhiên quả đất bao lục đ ịa và đại dương. Do đặc điểm bề mặt gồm 4 lục 4 đ ịa cấu tạo phức tạp bao gồm : Đồi núi, sông ngòi, hồ ao…. phần lớn gồ ghề lượn sóng nên không thể coi bề mặt lục địa là hình dáng chung của quả đất được. Trong khi đó bề mặt đại dương lúc yên lặng phản ánh đúng bề mặt thực của quả đất vì vậy người ta coi bề mặt nước biển ở trạng thái yêu tĩnh là bề mặt của quả đất. Qua nghiên cứu người ta đưa ra bề Geoid f mặt quả đất rất phức tạp không theo dạng toán học chính tắc nào gọi g là mặt Geoid ( mặt thuỷ chuẩn quả đất ). Do đặc điểm mặt Geoid không b a phải là mặt toán học nên không thể tiến hành tính toán đo đạc ở trên đó vì vậy chúng ta phải dùng bề o mặt khác là một mặt toán học và 2 Chương I : Kiến thức chung về trắc địa trùng với mặt Geoid đ ể thay gần thế , đó là mặt Ellipsoid quả đất ( là hình bầu dục tròn xoay). Mặt Ellipsoid được đặc trưng bởi ba yếu tố : + Bán kính trục lớn a ( OQ = a). + Bán kính trục nhỏ b (OP = b). a −b + Độ dẹt α = ; a Ellipsoid 3 Hiện nay, Việt Nam sử dụng ellipsoid quy chiếu quốc tế WGS-84 với : 1 a = 6.378.137 m ; b = 6.356.752 m ; α = 298.25 Do độ dẹt α khá nhỏ nên khi đo đạc khu vực không lớn, có thể coi trái đất là hình cầu với bán kính R = 6371,11 km. 2.2 Mặt nước gốc quả đất 2.2.1 Khái niệm Mặt nước gốc quả đất ( mặt thuỷ chuẩn ) là mặt nước biển trung bình ở trạng thái yên tĩnh kéo dài xuyên qua lục địa và hải đảo tạo thành một đường cong khép kín. 2.2.2 Đặc điểm mặt nước gốc quả đất - Mặt thuỷ chuẩn quả đất không phải là mặt toán học. - Tại mọi điểm trên mặt thuỷ chuẩn phương của đường dây dọi ( f ) luôn vuông góc với bề mặt của mặt thuỷ chuẩn. - Ngoài mặt thuỷ chuẩn quả đất ra người ta còn dùng mặt thuỷ chuẩn giả định. Mặt thuỷ chuẩn giả định là mặt thuỷ chuẩn không đi qua mặt nước biển trung bình yên tĩnh nhưng là mặt chính tắc và có phương trình toán học. Mặt thuỷ chuẩn giả định có th ể là mặt Ellipsoid hoặc mặt hình cầu. Đặc điểm của hai mặt này đó là phương pháp tuyến ( g ) luôn vuông góc với bề mặt thuỷ chuẩn tại mọi điểm. 2.3 Cao độ của một điểm Cao độ của một điểm là khoảng cách tính từ điểm đó tới mặt thuỷ chuẩn theo đường dây dọi hoặc theo phương pháp tuyến. A hAB B HA HA > 0 HB ...

Tài liệu được xem nhiều: