Danh mục

Bài giảng: Triết học phương Tây

Số trang: 39      Loại file: doc      Dung lượng: 189.50 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu.dài và sâu sắc các quan hệ xã hội. Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử-chế độ chiếm hữu nô lệ..
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng: Triết học phương Tây Triết học phương Tây GV: ThS. Trịnh Đình Thanh TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY Số tín chỉ: 2 Số giờ lý thuyết: 24 Số giờ tiểu luận: 12 Chương một TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI I. Vài nét về hoàn cảnh ra đời sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu sắc các quan hệ xã hội. Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đ ầu tiên trong lịch sử-chế độ chiếm hữu nô lệ. Hy Lạp cổ đại trước đây là một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm phần đất liền và vô số hòn đảo lớn nhỏ trên biển Egie, vùng duyên hải Ban căng và Tiểu Á. Sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh chóng phát triển tất cả các lĩnh vực, mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá. Vì vậy, nơi đây đã hội tụ đầy đủ những điều kiện để tư duy con người có dịp bay bổng, để thoả sức sáng tạo ra những giá trị triết học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Xứng đáng là chiếc nôi của nền văn minh Châu Âu và của cả nhân loại. Đúng như Ph.Ăngghen nhận xét: “Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp, không có chế độ nô lệ thì không có đế quốc La Mã mà không có cái cơ sở là nền văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại được”. Sự hình thành triết học Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của việc kế thừa những di sản tinh tuý của truyền thống trong sáng tác dân gian, trong thần thoại, trong các mầm mống của tri thức khoa học (khoa học tự nhiên). Hy Lạp cổ đại là đất nước của thi ca, thần thoại . Thần thoại là nơi để con người tưởng tượng, diễn giải về các hiện tượng thiên nhiên kỳ bí mà còn là nơi thể hiện đời sống tâm linh, sự hình thành số phận cũng như muôn mặt của đời sống thường ngày. Thần thoại là nơi đâù tiên để tư duy triết học ra đ ời và t ừng Trang: 1 Triết học phương Tây GV: ThS. Trịnh Đình Thanh bước triết học tách khỏi thần thoại, tự mình tư duy về tự nhiên, đạo đức, về xã hội, về lẽ sống, về chân lý, về con người… Những tinh hoa về toán học, thiên văn học, địa lý, hệ thống đo lường, lịch pháp,…đã xuất hiện do nhu cầu buôn bán, vượt biển đến các nước phương Đông. Vì vậy, các nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp cũng là những người đã nhiều l ần đến phương Đông và nhiều vùng đất khác. Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại là một tất yếu-đó là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời đại. C.Mác viết: “Các nhà triết học không phải những cây nấm mọc trên đất. Họ là sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất và khó nhìn thấy nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học”. Triết học Hy Lạp cổ đại phát triển qua 3 thời kỳ sau: - Triết học thời kỳ tiền Xôcrat (thời kỳ sơ khai) - Triết học thời kỳ Xôcrat (thời kỳ cực thịnh) - Triết học thời kỳ Hy Lạp hoá II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI Đặc điểm thứ nhất, triết học Hy Lạp cổ đại là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất của nhận thức nhân loại từ PTSX thứ nhất đến PTSX thứ hai ở phương Tây vì vậy ở đó đã dung chứa hầu hết các vấn đề cơ bản của thế giới quan và là một hệ thống tập hợp các tri thức về tự nhiên, về con người, mặc dầu chưa thoát khỏi trạng thái phôi thai mộc mạc nhưng cũng vô cùng phong phú, muôn hình muôn vẻ…Ph. Ăngghen nhận xét như sau: “Chính vì trong các hình thức muôn vẻ của triết học Hi Lạp đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này”. Đặc điểm thứ hai, triết học Hi Lạp đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người, khẳng định con người là vốn quý, là trung tâm hoạt động của thế giới. Mặc dù vậy, con người ở đây cũng chỉ là con người cá thể, giá trị thẩm định chủ yếu ở khía cạnh đạo đức, giao tiếp và nhận thức. Đặc điểm thứ ba, Triết học Hi Lạp cổ đại mang tính chất duy vật tự phát và biện chứng sơ khai, cố gắng giải thích các sự vật hiện tượng trong một khối duy nhất thường xuyên vận động và biến đổi không ngừng. Với ý nghĩa đó, những tư Trang: 2 Triết học phương Tây GV: ThS. Trịnh Đình Thanh tưởng biện chứng của triết học Hi Lạp cổ đại đã làm thành hình thức đầu tiên của phép biện chứng. III. MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU HERACLITTE (khoảng 540 - 475) Ông được xem là trung tâm trong lịch sử của phép biện chứng Hi Lạp cổ đại. Lênin coi ông là một trong những người sáng lập ra phép biện chứng. Tư tưởng của ông có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của p ...

Tài liệu được xem nhiều: