Danh mục

Bài giảng Tương tác bệnh học vi rút - vi khuẩn trong nhiễm trùng hô hấp cấp tính - PGS. TS. Nguyễn Huy Lực

Số trang: 36      Loại file: pdf      Dung lượng: 756.49 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Tương tác bệnh học vi rút - vi khuẩn trong nhiễm trùng hô hấp cấp tính do PGS. TS. Nguyễn Huy Lực biên soạn trình bày các nội dung chính sau: Dịch tễ viêm phổi do vi khuẩn, vi rút; Các vi khuẩn thường gây nhiễm trùng đường hô hấp sau nhiễm vi rút; Tương tác bệnh bệnh học vi khuẩn - vi rút; Hệ vi sinh vật đường hô hấp; Vai trò của bạch cầu trung tính trong tính mẫn cảm với bội nhiễm;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tương tác bệnh học vi rút - vi khuẩn trong nhiễm trùng hô hấp cấp tính - PGS. TS. Nguyễn Huy Lực TƯƠNG TÁC BỆNH HỌC VI RÚT - VI KHUẨN TRONG NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP CẤP TÍNH PGS.TS.NGUYỄN HUY LỰC TÓM TẮT - Nhiễm trùng ĐHH do VR và VK: Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. -Đồng nhiễm VR-VK : Tăng mức độ nặng của bệnh so với nhiễm trùng đơn lẻ. - Cúm và VP: Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do bệnh truyền nhiễm, luôn nằm trong số 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ( 50 000 ca tử vong/ năm. 3,5 triệu người bị tác động các bệnh nhiễm trùng hô hấp do vi rút và vi khuẩn hàng năm). -Xác định chính xác nguyên nhân: khó khăn vì: nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới gây ra bởi nhiều mầm bệnh. - VP do VK là một biến chứng chính của cúm -Đại dịch cúm 2009: 25 đến30% trường hợp nặng phải nhập viện do bội nhiễm VK; 50% trường hợp tử vong. -Hiểu rõ được mối tương tác VK-VR: CĐ và ĐT hiệu quả hơn DỊCH TỄ VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN, VI RÚT -100 năm qua, bốn đại dịch cúm đã ảnh hưởng đến Hoa Kỳ và thế giới:Năm 1918 có 500 triệu người trên toàn thế giới, 50 triệu người tử vong( 5% tử vong sớm ở những ngày đầu bị nhiễm bệnh, còn lại hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra từ ngày 7 đến ngày 14 sau nhiễm trùng) . + Hai hội chứng bệnh lý lâm sàng biểu hiện ở những BN tử vong: 10 đến 15% trường hợp tử vonng hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng và 85 đến 90% trường hợp tử vong do viêm phế quản phổi cấp tính và nguyên nhân xác định là vi khuẩn( S. pneumoniae phổ biến nhất) . -Nhiễm virus cúm kết hợp với bội nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân chính gây tử vong trong đại dịch cúm. -Hai đại dịch cúm năm 1957 và 1968 gây ra bởi hậu duệ của virut cúm của đại dịch1918 (H2N2 và H3N2, tương ứng): Tử vong vì VP do VK sau nhiễm cúm vẫn chủ yếu do S. Aureus và do S. Pneumoniae và chiếm 44% số ca tử vong. -Đại dịch cúm năm 2009: +gây ra bởi VR cúm A H1N1: 200.000 ca tử vong do nhiễm trùng hô hấp. + 25% và 50% có VP bội nhiễm VK nặng ở cả trẻ em và người lớn. Vi khuẩn S. aureus và S. pneumoniae là những sinh vật gây biến chứng phổ biến nhất được tìm thấy trong các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân bị bệnh nặng. Các vi khuẩn thường gây nhiễm trùng đường hô hấp sau nhiễm vi rút. -Đồng nhiễm VK, VR được coi là phổ biến và có ý nghĩa lâm sàng, mặc dù tỷ lệ chính xác rất khó xác định vì nhiều lý do: + ngoại trú: có tiền sử nhiễm trùng hô hấp, nhưng thường bỏ qua không có xét nghiệm nguyên nhân vi sinh. +Những BN nhập viện: xác định căn nguyên vi sinh cũng khó khăn vì cơ sở xét nghiệm, lấy bệnh phẩm không đạt chuẩn... - VP và các bệnh nhiễm trùng ĐHH dưới thường trùng với thời gian nhiễm các vi rút ĐHH, đặc biệt là cúm và VR hợp bào hô hấp. - Mối liên quan giữa cúm và viêm phổi do vi khuẩn từ lâu đã được công nhận.khi nuôi cấy VK dương tính, vi khuẩn thường gặp là S. pneumoniae, S. aureus, S. pyogenes, H.influenzae hoặc sự kết hợp của các vi khuẩn này . -Đại dịch cúm H1N1 2009, viêm phổi do VK đã xuất hiện ở 4% - 33% BN nặng nhập viện, đồng nhiễm vi khuẩn từ 25% đến 55% . -Một số nghiên cứu mô hình nhiễm trùng VK - VR ở trẻ em nhập viện do VP mắc phải cộng đồng(CAP): nhiễm trùng do VK - virut từ 15% đến 30%. -Các nguyên nhân phổ biến gây ra CAP và nhiễm trùng ĐHH dưới cấp tính ở trẻ em là S. pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae . Ở người lớn, tỷ lệ nhiễm VK đồng nhiễm VR ở các BN mắc bệnh CAP từ 4% - 16%. Các VR thường gặp như cúm, rhovirus, RSV và adenovirus. -Từ các nghiên cứu dịch tễ học này các tác giả khuyến cáo rằng virút là một căn nguyên quan trọng của bệnh nhiễm trùng ĐHH và là yếu tố đồng nhiễm chính của viêm phổi thứ phát do vi khuẩn. TƯƠNG TÁC BỆNH BỆNH HỌC VI KHUẨN - VI RÚT -Các cơ chế lây nhiễm VK sau nhiễm VR rất phức tạp, bao gồm các quá trình đa yếu tố trung gian bởi sự tương tác giữa virus, vi khuẩn và hệ thống miễn dịch của vật chủ. -Cơ chế gây bệnh của bội nhiễm là do tổn thương niêm mạc / biểu mô ĐHH trực tiếp do virut cúm gây ra, sự gia tăng VK của ĐHH trên và dưới và rối loạn điều hòa phản ứng miễn dịch, tất cả đều dẫn đến tăng tính nhạy cảm nhiễm khuẩn thứ phát. -Các cộng đồng vi sinh vật cư trú trên bề mặt niêm mạc của cơ thể con người có khả năng hình thành các phản ứng miễn dịch và định hình mối quan hệ sinh thái giữa cơ thể và mầm bệnh. -Đường hô hấp chứa các cộng đồng VK khác nhau, ở các hốc sinh thái riêng biệt (ví dụ, khoang mũi, hầu họng, đường hô hấp trên), nơi khác nhau về nhiệt độ, pH, nồng độ oxy, sản xuất chất nhầy và các yếu tố khác. -Nhiễm VR sẽ ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật đường hô hấp. Mặc dù tác dụng của những thay đổi này đối với nguy cơ viêm phổi do VK thứ phát cần được nghiên cứu kỹ thêm. Những thay đổi này có thể làm thay đổi tính mẫn cảm với nhiễm trùng thứ phát bao gồm thay đổi về bản chất và cường độ phản ứng miễn dịch của cơ thể. - Thay đổi hệ vi sinh (microbiome ) sau khi nhiễm VR có thể làm thay đổi phản ứng miễn dịch của cơ thể và dẫn tới tăng tính nhạy cảm với nhiễm khuẩn thứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: