Bài giảng Văn hóa gia đình (Ngành: Quản lý văn hóa) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
Số trang: 34
Loại file: pdf
Dung lượng: 856.97 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
(NB) Bài giảng Văn hóa gia đình cung cấp cho người học những kiến thức như: Gia đình – một số kiến thức cơ bản về gia đình; Văn hóa gia đình truyền thống; Phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong giai đoạn hiện nay; Bạo lực gia đình – Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản cue luật phòng chống bạo lực gia đình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Văn hóa gia đình (Ngành: Quản lý văn hóa) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai 1 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BÀI GIẢNG MÔN HỌC/ MÔ ĐUN: Văn hóa gia đình NGÀNH/NGHỀ: Quản lý văn hóa ( Áp dụng cho Trình độ trung cấp.) LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2017 2 LỜI GIỚI THIỆU Gia đình được xem như là một xã hội thu nhỏ, là tổ chức tế bào của xã hội, là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Xã hội Việt Nam với nền văn minh lúa nước từ lâu đã sống định cư và lấy gia đình làm đơn vị gốc. Trải bao biến thiên của lịch sử cho đến tận ngày nay, trên con đường đổi mới và tiếp cận với văn hóa Phương Tây, gia đình Việt Nam vẫn gắn chặt với làng, bản, khu phố và với nước. Được như thế là vì chúng ta đã có một nền văn hóa gia đình ở Việt Nam. Dù ở thời kỳ nào, gia đình bao giờ cũng có bốn chức năng cơ bản: chức năng truyền chủng, chức năng kinh tế, chức năng thỏa mãn các nhu cầu tình cảm và chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, rèn luyện của mỗi thành viên trong gia đình. Gia đình tức là nhà (gia) gắn liền với nước. Nhà tiếp thu di sản văn hóa của nước, bảo vệ nước. Người Việt đi từ nhà đến nước. Hai tiếng nước và nhà bao giờ cũng quyện lấy nhau trong nếp sống văn hóa gia đình của người Việt. Văn hóa gia đình người Việt không phải là cái gì trừu tượng, chung chung mà được thể hiện cụ thể, rõ ràng trong nếp sống, trong sinh hoạt, suy nghĩ, tình cảm của mỗi thành viên trong gia đình. Đó là nền nếp của gia đình, gia tộc. Gia đình, gia tộc nào có nền nếp tốt thường được dân gian gọi là có gia phong. Gia phong theo Từ điển Tiếng việt của Đào Duy Anh là “thói nhà, tập quán giáo dục trong gia tộc”; theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học là “nền nếp riêng của một gia đình phong kiến, nếp nhà”. Như thế, gia phong là nếp nhà, là sự khẳng định những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của một cộng đồng gia đình, gia tộc về văn hóa đã kéo dài qua nhiều thế hệ, được mọi người trong gia đình công nhận, tuân theo, thực hiện một cách tự giác gần như tập quán để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cộng đồng gia đình, gia tộc ấy. Văn hóa gia đình, mà trước hết là gia phong, sẽ tạo cho mọi thành viên của gia đình một bản lĩnh vững vàng khi hòa nhập với mọi biến thiên của đời sống xã hội, nó sẽ là tấm lá chắn hữu hiệu ngăn chặn mọi sự thâm nhập tiêu cực của xã hội vào gia đình, gia tộc để bảo tồn, phát huy và tôn vinh những giá trị của một gia đình văn hóa truyền thống. Khi nói về vai trò của gia đình, cụ Phan Bội Châu đã khẳng định: “Nước là một cái nhà lớn, nhà là một cái nước nhỏ”; Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng phát biểu: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”. Nhiêu thập kỷ qua cơ cấu xã hội có biến đổi nhưng tổ chức của gia đình không biến đổi nhiều. Gia đình là tế bào của xã hội, do đó, văn hóa gia đình đóng vai trò quan trọng trong vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. gia đình truyền thống Việt Nam xưa rất chú trọng xây dựng gia đạo, gia phong và gia lễ, trong đó gia đạo là sức mạnh của gia đình. Gia đạo là đạo đức của gia đình như đạo hiếu, đạo ông bà, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em. Đạo hiếu là hiếu nghĩa cùa con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Gia lễ là phép ứng xử của con người theo một nguyên tắc có tính tôn ti trật tự theo lễ tiết, đặc biệt là việc thờ cúng ông bà tổ tiên, đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh. Ở thời đại nào, văn hóa gia đình cũng là nền tảng cho văn hóa xã hội. Văn hóa gia đình giàu tính nhân văn, nhân bản, đề cao giá trị đạo đức, xây dựng nếp sống văn hóa 3 trật tự, kỷ cương, hun đúc tâm hồn, bản lĩnh cho con người trong từng tế bào của xã hội. Bởi vậy, gia đình tốt là đảm bảo cho dân giàu, nước mạnh, xã hội lành mạnh và văn minh. Không môi trường nào có ảnh hưởng đến hành vi của con người bằng gia đình. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, thiêng liêng đối với mọi người. tính chất thiêng liêng trong quan hệ ruột thịt là nhân tố có sức cảm hóa và thôi thúc các thành viên tự hấp thụ những giá trị gia đình một cách hiển nhiên. Với những đặc điểm như vậy, gia đình rất cần có những quy tắc, chuẩn mực để hình thành bệ phóng cho những nhân cách tốt đẹp. Giá trị gia đình có thể hình thành từ các sinh hoạt thông thường qua thói quen ứng xử, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và trong các mối quan hệ xã hội khác...Chính những giá trị này có tác dụng sâu sắc đến nhận thức, hành vi của mỗi thành viên. Cha mẹ là những người đầu tiên có ảnh hưởng đến quá trình hình thành niềm tin và hành vi đạo đức của con trẻ. Tấm gương của cha mẹ trong việc lựa chọn các mục tiêu sống, tổ chức cuộc sống hay trong quá trình nuôi dạy con trở thành những mẫu mực và hình thành nên văn hóa gia đình. Tr ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Văn hóa gia đình (Ngành: Quản lý văn hóa) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai 1 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BÀI GIẢNG MÔN HỌC/ MÔ ĐUN: Văn hóa gia đình NGÀNH/NGHỀ: Quản lý văn hóa ( Áp dụng cho Trình độ trung cấp.) LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2017 2 LỜI GIỚI THIỆU Gia đình được xem như là một xã hội thu nhỏ, là tổ chức tế bào của xã hội, là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Xã hội Việt Nam với nền văn minh lúa nước từ lâu đã sống định cư và lấy gia đình làm đơn vị gốc. Trải bao biến thiên của lịch sử cho đến tận ngày nay, trên con đường đổi mới và tiếp cận với văn hóa Phương Tây, gia đình Việt Nam vẫn gắn chặt với làng, bản, khu phố và với nước. Được như thế là vì chúng ta đã có một nền văn hóa gia đình ở Việt Nam. Dù ở thời kỳ nào, gia đình bao giờ cũng có bốn chức năng cơ bản: chức năng truyền chủng, chức năng kinh tế, chức năng thỏa mãn các nhu cầu tình cảm và chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, rèn luyện của mỗi thành viên trong gia đình. Gia đình tức là nhà (gia) gắn liền với nước. Nhà tiếp thu di sản văn hóa của nước, bảo vệ nước. Người Việt đi từ nhà đến nước. Hai tiếng nước và nhà bao giờ cũng quyện lấy nhau trong nếp sống văn hóa gia đình của người Việt. Văn hóa gia đình người Việt không phải là cái gì trừu tượng, chung chung mà được thể hiện cụ thể, rõ ràng trong nếp sống, trong sinh hoạt, suy nghĩ, tình cảm của mỗi thành viên trong gia đình. Đó là nền nếp của gia đình, gia tộc. Gia đình, gia tộc nào có nền nếp tốt thường được dân gian gọi là có gia phong. Gia phong theo Từ điển Tiếng việt của Đào Duy Anh là “thói nhà, tập quán giáo dục trong gia tộc”; theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học là “nền nếp riêng của một gia đình phong kiến, nếp nhà”. Như thế, gia phong là nếp nhà, là sự khẳng định những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của một cộng đồng gia đình, gia tộc về văn hóa đã kéo dài qua nhiều thế hệ, được mọi người trong gia đình công nhận, tuân theo, thực hiện một cách tự giác gần như tập quán để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cộng đồng gia đình, gia tộc ấy. Văn hóa gia đình, mà trước hết là gia phong, sẽ tạo cho mọi thành viên của gia đình một bản lĩnh vững vàng khi hòa nhập với mọi biến thiên của đời sống xã hội, nó sẽ là tấm lá chắn hữu hiệu ngăn chặn mọi sự thâm nhập tiêu cực của xã hội vào gia đình, gia tộc để bảo tồn, phát huy và tôn vinh những giá trị của một gia đình văn hóa truyền thống. Khi nói về vai trò của gia đình, cụ Phan Bội Châu đã khẳng định: “Nước là một cái nhà lớn, nhà là một cái nước nhỏ”; Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng phát biểu: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”. Nhiêu thập kỷ qua cơ cấu xã hội có biến đổi nhưng tổ chức của gia đình không biến đổi nhiều. Gia đình là tế bào của xã hội, do đó, văn hóa gia đình đóng vai trò quan trọng trong vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. gia đình truyền thống Việt Nam xưa rất chú trọng xây dựng gia đạo, gia phong và gia lễ, trong đó gia đạo là sức mạnh của gia đình. Gia đạo là đạo đức của gia đình như đạo hiếu, đạo ông bà, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em. Đạo hiếu là hiếu nghĩa cùa con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Gia lễ là phép ứng xử của con người theo một nguyên tắc có tính tôn ti trật tự theo lễ tiết, đặc biệt là việc thờ cúng ông bà tổ tiên, đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh. Ở thời đại nào, văn hóa gia đình cũng là nền tảng cho văn hóa xã hội. Văn hóa gia đình giàu tính nhân văn, nhân bản, đề cao giá trị đạo đức, xây dựng nếp sống văn hóa 3 trật tự, kỷ cương, hun đúc tâm hồn, bản lĩnh cho con người trong từng tế bào của xã hội. Bởi vậy, gia đình tốt là đảm bảo cho dân giàu, nước mạnh, xã hội lành mạnh và văn minh. Không môi trường nào có ảnh hưởng đến hành vi của con người bằng gia đình. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, thiêng liêng đối với mọi người. tính chất thiêng liêng trong quan hệ ruột thịt là nhân tố có sức cảm hóa và thôi thúc các thành viên tự hấp thụ những giá trị gia đình một cách hiển nhiên. Với những đặc điểm như vậy, gia đình rất cần có những quy tắc, chuẩn mực để hình thành bệ phóng cho những nhân cách tốt đẹp. Giá trị gia đình có thể hình thành từ các sinh hoạt thông thường qua thói quen ứng xử, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và trong các mối quan hệ xã hội khác...Chính những giá trị này có tác dụng sâu sắc đến nhận thức, hành vi của mỗi thành viên. Cha mẹ là những người đầu tiên có ảnh hưởng đến quá trình hình thành niềm tin và hành vi đạo đức của con trẻ. Tấm gương của cha mẹ trong việc lựa chọn các mục tiêu sống, tổ chức cuộc sống hay trong quá trình nuôi dạy con trở thành những mẫu mực và hình thành nên văn hóa gia đình. Tr ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hóa gia đình Quản lý văn hóa Bài giảng Văn hóa gia đình Văn hóa gia đình truyền thống Phong trào xây dựng gia đình văn hóa Phòng chống bạo lực gia đìnhTài liệu liên quan:
-
3 trang 265 4 0
-
4 trang 228 4 0
-
16 trang 135 0 0
-
Giáo trình Lý thuyết âm nhạc (Ngành: Quản lý văn hóa) - Trường Cao đẳng Lào Cai
102 trang 122 1 0 -
Về xây dựng văn hóa lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam
8 trang 63 0 0 -
7 trang 61 0 0
-
3 trang 54 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Văn hoá đọc của sinh viên Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
127 trang 53 0 0 -
10 trang 50 0 0
-
10 trang 47 0 0