Danh mục

Bài giảng Văn hóa kinh doanh: Phần 2

Số trang: 50      Loại file: pdf      Dung lượng: 684.55 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Văn hóa kinh doanh: Phần 2 gồm có 4 chương, cung cấp cho người học những kiến thức như: Văn hoá ứng xử trong hoạt động kinh doanh; Văn hoá trong xây dựng và phát triển thương hiệu; Văn hoá trong hoạt động marketing; Văn hoá trong định hướng với khách hàng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Văn hóa kinh doanh: Phần 2 CHƯƠNG 3: VĂN HOÁ ỨNG XỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3.1. VĂN HOÁ ỨNG XỬ TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP 3.1.1. Vai trò và biểu hiện của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp 3.1.1.1. Vai trò của văn hoá ứng xử - Văn hóa ứng xử giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thành công hơn. Khi cách ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp được mọi người hưởng ứng, lúc đó sẽ dễ đạt được những kết quả chắc chắn hơn, như dành được sự nâng đỡ, cộng tác, tạo thêm những tín nhiệm mới, thu thập được nhiều khách hàng hơn và bản thân giữ được sự yên lành. Và ngay những ngày lúc khó khăn đi nữa thì những người này cũng vì bạn đến cùng. - Văn hóa ứng xử làm đẹp thêm hình tượng của doanh nghiệp. Letitia Basldrige là một chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực ứng xử tại Mỹ cho rằng: “Phép ứng xử khéo léo là hiệu quả có giá trị, chúng làm tăng phẩm chất của đời sống, đóng góp cho đạo đức người lãnh đạo tốt nhất, làm đẹp thêm hình tượng của doanh nghiệp, và do đó nó đóng một vai trò chủ yếu trong vấn đề phát sinh lợi nhuận. Mặt khác, việc ứng xử không tốt, dốt nát, không cẩn thận thì làm đánh mất đi nhân cách con người, cũng như sự thăng tiến và ngay cả việc làm”. Như vậy, cách ứng xử của cấp trên, cấp dưới trong nội bộ doanh nghiệp có tác động qua lại với nhau trên tinh thần hợp tác thiện chí và cùng có phản ứng tích cực như nhau ở tất cả các cá nhân, bộ phận trước những vấn đề cần giải quyết của doanh nghiệp. Nếu mối quan hệ này được kết hợp hài hòa với mục tiêu vì lợi ích chung của doanh nghiệp sẽ tạo nên sức mạnh đưa doanh nghiệp tiến lên phía trước. - Văn hóa ứng xử tạo điều kiện phát huy dân chủ cho mọi thành viên. Mọi người nhận được sự tín nhiệm và hỗ trợ cần thiết dựa trên những giá trị, chuẩn mực đã được thiết lập của doanh nghiệp để chủ động tiến hành công việc được giao phó, sáng tạo, chịu trách nhiệm cá nhân cao hơn về công việc, quan hệ trên dưới chan hòa, được chia sẻ thông tin để có cơ hội tham gia sâu hơn vào các quyết định của doanh nghiệp. - Văn hóa ứng xử giúp củng cố và phát triển địa vị của mỗi cá nhân trong nội bộ doanh nghiệp. Mỗi cá nhân khi tham gia vào công việc kinh doanh của doanh nghiệp đều có một vị trí nhất định. Văn hóa ứng xử không những giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao 118 mà còn xây dựng được lòng tin đối với lãnh đạo và đồng nghiệp, từ đó tạo cơ hội thăng tiến cho họ. 3.1.1.2. Biểu hiện của văn hóa ứng xử - Văn hóa ứng xử của cấp trên đối với cấp dưới. Thứ nhất, xây dựng cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm công khai, bình đẳng, cạnh tranh, dùng người đúng chỗ. Ở cương vị lãnh đạo doanh nghiệp, việc dùng người đúng chỗ để phát huy được sở trường của họ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Người lãnh đạo cần hiểu chính xác bản chất con người là thực thể như thế nào với một nhân sinh quan rõ ràng. Nếu không có nhân sinh quan rõ ràng rất dễ mắc sai lầm chủ quan trong phân biệt thực thể khác nhau giữa những cá nhân khác nhau. Dẫn đến, không những không phát huy được tài năng của người đó mà còn có khi triệt tiêu các tài năng. Lịch sử đã chứng minh rằng những nhà lãnh đạo kiệt xuất đều là những người hiểu rất rõ bản chất con người, cũng như biết tìm ra và phát huy những năng lực tiềm ẩn của người dưới quyền họ. Người lãnh đạo dùng đúng người, đúng việc sẽ phát huy được tài năng của người đó, tạo cho người đó niềm say mê trong công việc đồng thời gây không khí phấn khích cho những người khác. Thứ hai, chế độ thưởng phạt công minh. Khi thực hiện công việc quản lý đòi hỏi người lãnh đạo phải có khiển trách, có khen thưởng. Sự thành công chỉ có thể đạt được khi bạn đã nỗ lực hết mình, từ đó có thể thấy việc khen thưởng những người tỏ ra cố gắng trong công việc là cần thiết. Đừng vì bất kỳ một lý do nào mà quên đi sự khen thưởng. Những lần quên như vậy sẽ làm nhiệt tình của cấp dưới nguội đi. Cần hiểu rằng “là người, không ai không mắc lỗi”, từ đó có thái độ khoan dung hơn với lỗi lầm của người khác. Luôn nhớ trong hoàn cảnh nào cũng phải dựa trên lợi íhc chung, coi trọng công bằng khi dùng người. Một người lãnh đạo như vậy sẽ khiến nhân viên nể phục. Khi khiển trách, người lãnh đạo nên đứng trên lợi ích của tập thể, của doanh nghiệp, không đứng trên cương vị cá nhân để khiển trách. Làm được như vậy, người cấp dưới sẽ không chống đối mà vui vẻ tiếp thu. Việc phê bình, chê trách nhân viên cũng đòi hỏi phải có nghệ thuật. Hãy thực hiện theo bước tiến: Bước đầu bằng khẳng định, chê trách và cuối cùng là khích lệ. Thứ ba, thu phục được nhân viên dưới quyền. Khi đưa ra những mệnh lệnh, yêu cầu, người quản lý làm cho nhân viên dưới quyền tuân theo với một thái độ chấp nhận vui vẻ thì mới gọi là thành công. Như vậy, việc chỉ đạo nhân viên không chỉ đơn thuần là việc đưa ra những yêu cầu, mệnh lệnh mà nó đòi hỏi người quản lý phải có nghệ thuật, sự am hiểu tâm lý con người. Giao việc cho nhân 119 viên là việc cần làm. tuy nhiên, không phải đến đó là người quản lý hết trách nhiệm mà nếu có thể được, phải có tinh thần sẵn sàng làm gương khi cần thiết. Nói một cách khác, giao việc cho nhân viên nhưng người quản lý phải luôn có thái độ hăng hái như chính mình bắt tay vào việc. Làm đúng được như vậy, nhân viên sẽ tự cảm nhận được lòng nhiệt tình, hăng hái của người quản lý và tiến hành công việc của họ với tinh thần trách nihệm cao nhất. Tất nhiên, hiệu quả công việc sẽ tăng và nhân viên sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu. Thứ tư, khen thưởng là một nghệ thuật. Sử dụng lời khen có hiệu quả sẽ có tác dụng khơi dậy tinh thần làm việc của nhân viên. Lời khen cần xuất phát từ tấm lòng. Khi làm việc, người lãnh đạo hãy khen nhân viên khi họ làm được những điều dù nhỏ nhặt nhưng là việc tốt. Nhớ khen cả những người có nỗ lực dù họ có thuộc tầng lớp thấp nhất trong doanh nghiệp. Khen cả những nhân viên mới vào doanh nghiệp để có lòng tự tin trong công việc ...

Tài liệu được xem nhiều: