Danh mục

Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 4 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh

Số trang: 36      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.08 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (36 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 4 Vi sinh vật nhân thật, cung cấp cho người học những kiến thức như: Vi nấm (Fungi, Mycology); Một số dạng biến hóa của khuẩn ty; Sinh sản vô tính bằng bào tử; Sinh sản hữu tính bằng bào tử; Vai trò của nấm mốc; Động vật nguyên sinh (Protista);... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 4 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh 9/18/2020 Chương 4. Vi sinh vật nhân thật • Vi nấm • Nấm men • Nấm mốc • Protista • Tảo Vi nấm (Fungi, Mycology)• Là nhóm sinh vật dị dưỡng (heterotrophs) với thành phần loài đa dạng. Nhiều loài đóng vai trò quan trong trọng đối với sinh thái (Sử dụng và chuyển hóa các chất hữa cơ, sinh vật chết). Một số loài khác sống ký sinh (parasite).• Hầu hết là sinh vật đa bào (trừ nấm men). Không có mũ nấm hay quả thể.• Hầu hết là sinh vật hiếu khí (aerobe) hoặc kỵ khí tùy tiện (facultative anaerobe).• Thành tế bào được cấu tạo bởi chitin (polysaccharide).• Đã xác định được trên 100,000 loài trong đó có nhiều loài (trên 100) có khả năng gây độc cho người và động vật.• Rất nhiều loại nấm gây bệnh trên thực vật. 1 9/18/2020Nấm men (Yeast) Là nhóm nấm có vị trí phân loại không thống nhất nhưng có các đặc điểm chung sau: • Tồn tại ở trạng thái đơn bào • Đa số sinh sản theo cách nảy chồi, một số trường hợp có hình thức phân cắt tế bào • Nhiều loài nấm men có khả năng lên men các nguồn đường khác nhau • Thích nghi với môi trường có chứa đường cao, có tính axít cao • Phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên. Đã xác định được trên 1500 loài chiếm 1% tổng số vi nấm.• Đơn bào, có nhân thật, thường có hình bầu dục, hình cầu, hình trứng, hình elip...• Kích thước tế bào nấm men lớn hơn vi khuẩn, đường kính khoảng từ 1- 5µm và dài khoảng 5-30µm.• Các loài nấm men có khuẩn ty hoặc khuẩn ty giả.• Thành tế bào dày khoảng 25nm, cấu tạo bởi glucan hoặc kitin, khoảng 10% protein (một phần là các enzim) và một lượng nhỏ lipit.• Màng tế bào chất cấu tạo chủ yếu là protein (50% khối lượng khô), còn lại là lipit (40%) và một ít polisaccarit.• Nhân được bao bọc bởi một màng nhân như ở các sinh vật có nhân thật khác. Màng nhân có cấu trúc hai lớp.• Ti thể của nấm men cũng giống như các nấm sợi và các sinh vật có nhân khác. Các tế bào nấm men khi già sẽ xuất hiện không bào chứa các enzym thủy phân, poliphotphat, lipoit, ion kim loại…• Chúng là những vi sinh vật hiếu khí hoặc kị khí không bắt buộc 2 9/18/2020Sinh sản vô tính bằng hình thức nảy chồi (budding)• Nảy chồi là hình thức sinh sản vô tính phổ biến nhất gặp ỏ hầu hết nấm men. Ở điều kiện thuận lợi nấm men sinh sôi nảy nở rất nhanh.• Khi một chồi xuất hiện các enzym thủy phân sẽ làm phân giải phần polisacarit của thành tế bào làm cho chồi chui ra khỏi tế bào mẹ.• Vật chất mới được tổng hợp sẽ được huy động đến chồi và làm chồi phình to dần lên khi đó sẽ xuất hiện vách ngăn giữa chồi và tế bào mẹ. Thành phần của vách ngăn cũng tương tự như thành tế bào.• Sau đó chồi tách khỏi tế bào mẹ. Saccharomyces cerevisiae Blastomyces dermatitidis Candida albicans 3 9/18/2020 Budding YeastSinh sản vô tính bằng hình thức phân cắt (Fission) Phân cắt ở các tế bào nấm men cũng tương tự như ở vi khuẩn. Tế bào dài ra, ở giữa mọc ra vách ngăn chia tế bào ra thành hai phần tương đương nhau mỗi tế bào con có một nhân. Hình thức sinh sản này thường gặp ở nấm men Schizosaccharomyces. Schizosaccharomyces pombe 4 9/18/2020 Fission YeastSinh sản hữu tính Ở nấm men có hình thức sinh sản hữu tính bằng bào tử đính. Bào tử đính được hình thành do sự tiếp nối của hai tế bào khác giới, chỗ tiếp nối sẽ tạo một lỗ thông và qua đó nguyên sinh chất có thể đi qua để tiến hành phối chất và nhân cùng đi qua để tiến hành phối nhân. Qua phân bào giảm nhiễm sẽ tạo thành các tế bào con. 5 9/18/2020Hình thành bào tử Khuẩn ti giả (pseudohypha), bào tử chồi (blastospores), và bào tử áo (chlamydospore) ở Candida albicans ...

Tài liệu được xem nhiều: