Danh mục

Bài giảng Xã hội học KHCN và môi trường

Số trang: 86      Loại file: doc      Dung lượng: 726.50 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 38,000 VND Tải xuống file đầy đủ (86 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lúc đầu khoa học chỉ là một nghiên cứu triết lý tự nhiên trong triết học, sau đóđến đầu thế kỷ XIX, triết lý tự nhiên được tách khỏi triết học hình thành nên kháiniệm khoa học; mới đầu là khoa học tự nhiên, sau đó đến khoa học xã hội... do đó córất nhiều khái niệm về khoa học từ các góc độ nghiên cứu: Từ điển Larousse (2002) của Pháp định nghĩa: “Khoa học là một tập hợp trithức đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm về các sự kiện, sự vật và hiện tượngtuân theo một quy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Xã hội học KHCN và môi trường TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN KHOA XÃ HỘI HỌC ----------------Xã hội học khoa học và công nghệ Xã hội học môi trường TĂNG QUYẾT THẮNG ThS KHQL Công nghệ DĐ: 0913 281853 1 Chương 1 XÃ HỘI HỌC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆI. KHOA HỌC. 1. Khái niệm khoa học: Lúc đầu khoa học chỉ là một nghiên cứu triết lý tự nhiên trong triết học, sau đóđến đầu thế kỷ XIX, triết lý tự nhiên được tách khỏi triết học hình thành nên khái niệmkhoa học; mới đầu là khoa học tự nhiên, sau đó đến khoa học xã hội... do đó có rấtnhiều khái niệm về khoa học từ các góc độ nghiên cứu: - Từ điển Larousse (2002) của Pháp định nghĩa: “Khoa học là một tập hợp trithức đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm về các sự kiện, sự vật và hiện tượng tuântheo một quy luật xác định”. - Từ điển Triết học của Liên Xô (bản tiếng Việt, 1975) định nghĩa: “Khoa học làlĩnh vực hoạt động nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội vàtư duy bao gồm tất cả những điều kiện và yếu tố của sự sản xuất này”. Do đó, khoa họcbao gồm những người tiến hành các hoạt động sản xuất ra hệ thống tri thức. - Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô (1986) định nghĩa: “Khoa học là lĩnhvực hoạt động của con người, có chức năng xử lý và hệ thống hóa về mặt lý thuyết cáctri thức khách quan”, “Là một trong những hình thái ý thức xã hội, bao gồm trong đó cảnhững hoạt động nhằm thu nhận các kiến thức mới, và cả những kết quả của các hoạtđộng đó”. - Luật KH&CN của Việt Nam - Điều 2 của định nghĩa: “Khoa học là hệ thống trithức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy”. - Từ điển Xã hội học của Nguyễn Khắc Viện (1994) định nghĩa: “Khoa học làmột thiết chế xã hội”. Định nghĩa này dựa trên nghiên cứu của một nhà nghiên cứu lịchsử khoa học người Mỹ, D.J. Price từ năm 1972. Các định nghĩa trên cho thấy, có 4 định nghĩa về khoa học trên cơ sở 4 cách tiếpcận sau: 1) Khoa học là một hệ thống tri thức. 2) Khoa học là một hoạt động sản xuất trithức. 3) Khoa học là một hình thái ý thức xã hội. 4) Khoa học là một thiết chế xã hội.Từ đó, ta có thể khái niệm khoa học như sau: “Khoa học là hệ thống các kiến thức về các quy luật của tự nhiên, xã hội và tưduy, dựa trên những phương pháp được xác định để thu nhận kiến thức” 2. Tính chất của khoa học. 2.1. Tính mới. Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, họcthuyết mới…về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này tốt hơn, cóthể thay thế dần những cái cũ không còn phù hợp đòi hỏi khoa học không thể đi trênnhững con đường mòn mà phải có tính mới. 2 Nhà khoa học Louis Pasteur từng nói rằng Khoa học không có ranh giới quốcgia, bởi vì kiến thức là tài sản của nhân loại. Làm khoa học là để khám phá ra nhữngkiến thức mới, mở ra những chân trời mới cho nhân loại, để phục vụ cho lợi ích của conngười nói chung, không phục vụ riêng cho một thể chế chính trị hay quốc gia nào. 2.2. Tính thông tin. Là tài sản của nhân loại nên khoa học có tính thông tin. Tính thông tin quy địnhtri thức phải được chia sẻ, không được giữ bí mật hoặc giữ làm tài sản của riêng mình.Vì vậy, các nhà khoa học phải công bố khoa học (công bố các sản phẩm kết quả nghiêncứu của họ,, biếu không chúng cho các đồng nghiệp và nhân loại phục vụ cho lợi íchchung của loài người. 2.3. Tính rủi ro. Rủi ro, là xác suất một tai nạn xảy ra trong một thời gian và không gian. Tronghoạt động khoa học, cộng đồng khoa học luôn phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn,hình thành từ nhiều nguyên nhân như: rủi ro về tài chính phục vụ cho nghiên cứu khoahọc quá thiếu, sản phẩm khoa học chưa được ứng dụng hoặc không được ứng dụng, bịđánh giá khó ứng dụng thực tế; rủi ro về thủ tục pháp lý trong quá trình tuân thủ phápluật, hoặc thay đổi pháp luật, áp dụng pháp luật và các mâu thuẫn giữa pháp luật trongnước và quốc tế. 2.4. Tính cá nhân, Khoa học là hoạt động sản xuất tri thức của mỗi người trong cộng đồng khoa họcdo đó sản phẩm khoa học là kết quả nghiên cứu của các nhân, nó mang tính cá nhân. 2.5. Tính kế thừa. Khoa học nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người, phục vụ cho lợi íchchung do đó mặc dù tri thức khoa học trong thời đại thông tin là một loại sản phẩm vừamang tính cá nhân rất cao, song lại là sự kế thừa những của nỗ lực cả một tập thể, cộngđồng khoa học đi trước. 3. Chức năng của khoa học: Khoa học có 3 chức năng cơ bản. 3.1. Chức năng khám phá. Khoa học khám phá thuộc tính của vật chất, tự nhiên, xã hội, sự vật, hiện tượng... Khoa học khám phá những vật t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: