Danh mục

Bài giảng Xây dựng chiến lược kinh doanh - TS. Phạm Văn Phổ

Số trang: 42      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.24 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (42 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Xây dựng chiến lược kinh doanh do TS. Phạm Văn Phổ biên soạn, bài giảng này người học tìm hiểu kiến thức cần thiết để xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn, giúp ngươi học bổ sung kiến thức và vận dụng vào trong việc xây dựng chiến lược thật tốt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Xây dựng chiến lược kinh doanh - TS. Phạm Văn Phổ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TS. Phạm Văn Phổ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH I. KHÁI NIỆM VỀ KINH DOANH 1.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ KINH DOANH THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2005 Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá tình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. 1.2. ĐỊNH NGHĨA CỤ THỂ HƠN: Kinh doanh là toàn bộ các hoạt động hợp pháp của con người nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội thông qua mua bán bằng tiền mà qua đó vốn (tài sản) ứng trước tăng lên (có lãi). CÁC YẾU TỐ CỦA KINH DOANH 1. Tính hợp pháp Được kinh doanh tất cả những gì mà luật pháp không cấm. 2. Kinh doanh thoả mãn nhu cầu - Có nhu cầu mới  bắt đầu phát triển một dạng hoạt động kinh doanh mới  sản phẩm và dịch vụ mới. - Còn nhu cầu  duy trì kinh doanh. - Hết nhu cầu  chuyển đổi ngành nghề kinh doanh. 3. kinh doanh là hoạt động thông qua mua bán bằng tiền.  Kinh doanh khác với các hoạt động hợp tác, tương trợ. 4. Muốn bắt đầu kinh doanh phải có tài sản ứng trước: trước: Tài sản hữu hình, tài sản vô hình. 5. Kinh doanh phải có lãi:  Kinh doanh khácc với các hoạt động từ thiện, khác với hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận. TÀI SẢN ỨNG TRƯỚC CHO KINH DOANH PHẢI GỒM HAI BỘ PHẬN: TÀI SẢN HỮU HÌNH - TÀI SẢN VÔ HÌNH 1. Tài sản hữu hình: - Đất đai, nguồn nước, các tài nguyên thiên nhiên khác. - Máy móc, trang thiết bị. - Nguyên vật liệu. - Các công trình: Nhà xưởng, văn phòng v.v... - Lao động chưa được đào tạo. 2. Tài sản vô hình - Thương hiệu. - Công nghệ, bí quyết công nghệ. - Tài năng, nghệ thuật kinh doanh và quản lý - các nhà kinh doanh và quản lý có tài. - Sáng tạo của trí tuệ: Phát minh, sáng chế, sáng kiến. - Kỹ năng lao động, sự khéo léo của đôi bàn tay (bàn tay vàng). - Thời gian  Thông tin. - Quan hệ. - Thị trường (phần thị trường). MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Môi trường kinh doanh là tổng hợp những nhân tố nằm ngoài doanh nghiệp, tác động và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp không kiểm soát được, mà doanh nghiệp phải thích nghi và đáp ứng những đòi hỏi của nó. nó. CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1. MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ - Các cam kết của Việt Nam khi tham gia vào WTO, các cam kết trong các hiệp định thương mại song phương. - Các điều kiện kinh doanh ở thị trường khu vực và quốc tế. - Hai chế độ: Tối huệ quốc và đối xử quốc gia. - Ba hàng rào: Hàng rào thuế quan, hàng rào phi thuế quan và hàng rào kỹ thuật CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 2. MÔI TRƯỜNG TRONG NƯỚC a) Môi trường tự nhiên: Điều kiện tự nhiên, khí hậu. b) Môi trường kinh tế: - Chiến lược và chính sách phát triển kinh tế của nhà nước. - Hệ thống điều tiết kinh doanh vĩ mô của nhà nước: tiền tệ, thuế... - Sức mua của dân cư. - Tình trạng của hệ thống hạ tầng cơ sở. c) Môi trường luật pháp: Banh hành và thực thi luật pháp tạo điều kiện cho kinh doanh phát triển. d) Môi trường xã hội: - Chất lượng của hệ thống giáo dục (bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực). - An sinh xã hội e) Môi trường văn hoá, tâm lý. g) Môi trường thị trường: Quy mô thị trường, văn hoá kinh doanh: Thông lệ, truyền thống. ĐẶC TRƯNG NỔI BẬT CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Đặc trưng nổi bật của môi trường kinh doanh là biến động không ngừng. Môi trường kinh doanh thay đổi chứa đựng trong nó thời cơ và thách thức. Môi trường kinh doanh thay đổi đòi hỏi các nhà kinh doanh có hai phẩm chất đặc trưng: - Dám chấp nhận rủi ro. - Năng động, sáng tạo để nắm bắt thời cơ. TRIẾT LÝ KINH DOANH THỤY ĐIỂN Tương lai là không chắc chắn. Nhưng có một chắn. điều chắc chắn là tất cả sẽ thay đổi. Vì vậy, các đổi. nhà kinh doanh phải năng động và sáng tạo để kịp thời nắm bắt thời cơ để làm giàu và phát triển doanh nghiệp. nghiệp. THAY ĐỔI LÀ CÁI DUY NHẤT KHÔNG THAY ĐỔI KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC Thuật ngữ 'chiến lược' và 'chiến thuật' bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại. - Chiến lược - STRATEGOS - Có nghĩa là 'Tổng thể'. - Chiến thuật - TAKTIKOS - Có nghĩa là 'sự sắp xếp và điều chỉnh thích hợp'. Các thuật ngữ này thời đó được dùng phổ biến trong tổ chức quân sự. Từ việc tìm hiểu về hai khái niệm này, ta thấy chiến lược buộc phải ra đời trước chiến thuật. Nguyên tắc tương tự cũng được dùng trong thị trường cạnh tranh bán hàng. (Stephen E. Heiman, Diane Sanchez - Chiến lược kinh doanh mới. NXB Văn hoá thông tin, 2004) KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC Trước đây, thuật ngữ chiến lược thường được dùng để chỉ những hành động dài hạn, như chiến lược phát triển kinh tế xã hội (10 - 15 năm). Hiện nay, thuật ngữ chiến lược được sử dụng rất phổ biến như một tổng thể được tiên liệu trước. Như vậy, chiến lược kinh doanh là một chương trình, kế hoạch tổng thể về kinh doanh được hoạch định trước (không nhất thiết phải dài hạn 5 - 10 năm) để các doanh nghiệp đề ra các biện pháp cụ thể (chiến thuật) nhằm đạt mục tiêu kinh doanh. Với nghĩa đó, chúng ta có thể gặp 'chiến lược kinh doanh', 'chiến lược bán hàng' v.v... MỘT TRONG NHỮNG ĐỊNH NGHĨA VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY Chiến lược kinh doanh của công ty là, trong điều kiện kinh tế thị trường, căn cứ vào điều kiện khách quan và chủ quan, vào nguồn lực mà công ty có thể có, để định ra mưu lược, con đường, biện pháp nhằm đảm bảo sự tồn tại, phát triển ổn định, lâu dài theo mục tiêu phát triển mà công ty đã đặt ra. (Nguồn: “Xây dựng và triển kha ...

Tài liệu được xem nhiều: