Bài giảng Y học cổ truyền: Bệnh cảm cúm có nội dung: trình bày được khái niệm về cảm cúm theo Y học cổ truyền, mô tả được triệu chứng lâm sàng hai thể cảm cúm, lựa chọn được phương pháp điều trị, phòng bệnh thích hợp hai thể lâm sàng của cảm cúm theo Y học cổ truyền. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết của bài giảng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Y học cổ truyền: Bệnh cảm cúm - ThS. Nguyễn Thị Hạnh (ĐH Y khoa Thái Nguyên)BỆNH CẢM CÚM THS. NGUYỄN THỊ HẠNH BỘ MÔN YHCT TRƯỜNG ĐHYK THÁI NGUYÊN 1. Mục tiêu 1. Trình bày được khái niệm về cảmcúm theo Y học cổ truyền. 2. Mô tả được triệu chứng lâm sànghai thể cảm cúm theo Y học cổ truyền. 3. Lựa chọn được phương pháp điềutrị, phòng bệnh thích hợp hai thể lâmsàng của cảm cúm theo Y học cổ truyền. 2.Khái niệm: Cảm và cúm là một chứng bệnh rất phổ biến, ảnhhưởng không ít đến sức khoẻ cộng đồng. Cảm là bệnh viêm đường hô hấp cấp do khí lạnh,YHCT gọi là thương phong. Bệnh nhẹ chỉ vài bangày sẽ khỏi. Nếu cảm nặng hoặc diễn biến phức tạpthì sẽ lâu khỏi. Cúm là bệnh viêm cấp đường hô hấp trên do virút, thường gây ra những vụ dịch lớn khó ngăn chặn,gây tác hại lớn cho nhân loại về số người mắc bệnhlẫn tỷ lệ tử vong. YHCT gọi là Dịch lệ, Thời hànhcảm mạo, thuộc phạm trù của bệnh truyền nhiễm (ônbệnh).Xin chaan thanhf camr own suwj chus ys cuar cacs banj 3.Dịch tễ học cúm:+ Đường lây truyền: trực tiếp qua đường hô hấp. Nguồn và ổ chứa duy nhất của bệnh là người.+ Cơ thể cảm thụ là người.+ Nhóm có nguy cơ cao. * Tuổi: xảy ra ở mọi lứa tuổi, cao nhất ở lứa tuổi 5 - 15, người già. Nhóm từ 40 tuổi trở đi, tần số mới mắc giảm dần (Theo Infections diseases 1994). * Giới: nam, nữ đều mắc bệnh như nhau. * Người sức khoẻ suy giảm, mắc bệnh mạn tính, phụ nữ có thai...+ Mùa: gặp ở cả 4 mùa, hay gặp nhất vào mùa Đông Xuân, vì hàn tà nhiều, chính khí kém.+ Tính chu kỳ:+ Tỷ lệ tử vong:+YHCT chia cảm cúm thành 2 thể: phong hàn và phong nhiệt.4. Nguyên nhân cơ chế sinh bệnh cơ Theo YHCT, cảm mạo là do phong hànxâm nhập vào Phế, nhân lúc sức chống đỡ củacơ thể kém, làm cho Phế mất chức năng tuyênthông sinh ra bệnh lý. Nếu sức chống đỡ yếu, bệnh nặng và có lâytruyền là thể thời hành cảm mạo. Do phảnứng của cơ thể khác nhau nên thường biểu hiệnlâm sàng là thể phong hàn và thể phong nhiệt. 5. Chẩn đoán cúm:5.1. Tại tuyến cơ sở: Phát hiện bệnh sớm chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh khởi phát đột ngột, sốt cao 39-400C ngắn ngày, nhức đầu, đau mỏi toàn thân. Hội chứng hô hấp nổi bật: Viêm long đường hô hấp, dễ gây biến chứng ở phổi. Cúm thường xảy ra vào mùa đông xuân, cùng một lúc có nhiều người bị. 5. Chẩn đoán cúm:5.2. Tại tuyến tỉnh, trung ương: + Dựa vào triệu chứng lâm sàng. +Dựa vào xét nghiệm đặc hiệu như phản ứng Hitst. + Phản ứng kết hợp bổ thể + Chẩn đoán miễn dịch huỳnh quang là một trong những biện pháp chẩn đoán sớm cho kết quả chính xác, tỷ lệ dương tính 60-70% sau 3-4 giờ. + Phân lập virut có giá trị chẩn đoán xác định. Phương pháp này ít giá trị thực tiễn trong lâm sàng vì kết quả chậm, chi phí tốn kém và phức tạp. 6. Các thể lâm sàng6.1. Cảm mạo phong hàn - Triệu chứng: phát sốt, sợ gió, kèm sợ lạnh không có mồ hôi, đau đầu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, tiếng nói nặng và thô, ho, rát họng, đau mình mẩy, rêu lưỡi, trắng mỏng, mạch phù khẩn. - Chẩn đoán bát cương: biểu hàn 6. Các thể lâm sàng6.2. Cúm phong nhiệt - Triệu chứng: Phát sốt, sợ gió, không sợ lạnh, ra mồ hôi nhiều, nặng đầu, hắt hơi,chảy nước mũi, tắc mũi, miệng khô, mũi khô, ho ra đờm màu vàng đặc, đau mình mẩy, có thể chảy máu cam, rêu lưỡi vàng, mạch phù xác. - Chẩn đoán bát cương: biểu nhiệt 7. Phương pháp điều trị Phương - Thể cảm mạo phong hàn: Pháttán phong hàn (Tân ôn giải biểu),tuyên thông phế khí. - Thể cúm phong nhiệt: phát tánphong nhiệt (Tân lương giải biểu) 7. Phương pháp điều trị Phương Chung cho hai thể7.1. Thuốc xông:Bài 1: Nấu nồi xông với 3 loại lá Lá có tác dụng kháng sinh: lá Hành, Tỏi. Lá có tác dụng hạ sốt: lá Tre, lá Duối. Lá có tinh dầu, có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp: lá Chanh, lá Bưởi, lá Tía tô, lá Kinh giới, lá Bạc hà, lá Sả. Cách nấu nồi nước xông: các loại lá xông mỗi thứ lấy một nắm, đem rửa sạch, cho vào nồi, đổ cho ngập nước, lấy lá Chuối bịt kín miệng nồi, đun to lửa cho sôi trong 2 - 3 phút, bắc ra xông. Bệnh nhân mặc quần áo lót ngồi trên ghế đẩu hoặc trên giường, nồi nước xông để ngay trước mặt, chùm kín chăn, lấy đũa chọc thủng lá Chuối, hơi nước bốc lên khắp người, thỉnh thoảng lại cho đũa vào khuấy lên cho nóng, thời gian xông 15 - 20 phút. Sau khi xông xong lau khô người, thay quần áo và đắp chăn nằm nơi kín gió. Chú ý người già yếu, trẻ nhỏ không xông. 7. Phương pháp điều trị Phương Chung cho hai thể7.2. Phương pháp đánh gió: Cách làm: Dùng Gừng tươi 1 củ giã nát, 1 lá Trầu không thái nhỏ giã nát, cho 50 ml rượu trắng, đem đun thăng hoa cho nóng, dùng khăn mùi xoa bọc Gừng và lá Trầu không tẩm nước rượu nóng, chà sát lên khắp ...