Danh mục

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập với chuẩn mực quốc tế về kế toán

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 274.41 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đã tổng quan những nhận định về những cơ hội và thách thức trong quá trình áp dụng IAS/IFRS của các quốc gia. Từ đó đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm có những định hướng và chiến lược đúng đắn theo lộ trình nhất định, áp dụng IAS/IFRS theo từng khu vực phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như đảm bảo lợi ích quốc gia. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập với chuẩn mực quốc tế về kế toán n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VỚI CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ KẾ TOÁN #TS. Trần Quốc Thịnh Khoa Kế toán - Kiểm toán, Đại học Ngân hàng Tp.HCM Trong xu hướng hội nhập tiến tới hội tụ kế toán quốc tế, việc áp dụng hệ thống chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS/IFRS) đã đem lại những lợi ích thiết thực nhằm hình thành ngôn ngữ kinh doanh toàn cầu chất lượng cao, tuy nhiên tiến trình này cũng gặp những trở ngại nhất định bởi những nguyên do khác nhau. Bài viết đã tổng quan những nhận định về những cơ hội và thách thức trong quá trình áp dụng IAS/IFRS của các quốc gia. Từ đó đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm có những định hướng và chiến lược đúng đắn theo lộ trình nhất định, áp dụng IAS/IFRS theo từng khu vực phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như đảm bảo lợi ích quốc gia. Điều này giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến trình phát triển và nâng tầm vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Từ khóa: cơ hội và thách thức, hệ thống IFRS, kế toán quốc tế Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi sử dụng ngôn ngữ kinh tế chung do đó việc phát triển hệ thống IAS/IFRS là xu thế tất yếu, khách quan trong tiến trình phát triển. Sự tạo dựng hệ thống ngày được sự quan tâm của nhiều quốc gia và hưởng ứng áp dụng ngay từ những năm đầu và là dấu hiệu tích cực cũng như thuận lợi trong xu hướng phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức bởi xu hướng tiếp cận những cách thức khác nhau của một số quốc gia (IFRS Foundation, 2016). Quá trình này đang đặt ra nhiều thách thức cần phải giải quyết và theo một số nhà nghiên cứu nhìn nhận việc phát triển hệ thống IAS/IFRS bên cạnh những thuận lợi cũng đã bộc lộ một số tồn tại trong việc ứng dụng của các quốc gia (Tymothy Doupnik & Hector Perera (2007). Điều này đã cản trở tiến trình thống nhất áp dụng hệ thống chất lượng cao IAS/IFRS của nhiều quốc gia. Do vậy, viễn cảnh này đòi hỏi cần có thời gian và là thách thức trong đó vai trò của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) để dung hòa khác biệt giữa các quốc gia, tạo sự đồng thuận và thống nhất trong các nguyên tắc chung để tiến tới sử dụng một ngôn ngữ toàn toàn IAS/IFRS. Sự hình thành và phát triển chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế Kế toán đã xuất hiện trong hoạt động thương mại cách đây hàng ngàn năm dưới những hình thức giản đơn. Qua thời gian, hoạt động kế toán phát triển thành các qui tắc mang tính ước lệ của mỗi quốc gia để dần hình thành IAS và nay là IFRS. Tiến trình phát triển này được chia thành các giai đoạn cơ bản như sau: - Giai đoạn hình thành Những nỗ lực để hướng đến tiếp cận toàn cầu của kế toán đã được thực hiện từ đầu thế kỷ 20. Các quốc gia nhận thấy nhu cầu cần phải có ngôn ngữ chung kế toán trên bình diện quốc tế và đã thống nhất thành lập Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC). Trong thời 234 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam gian đầu và có 10 quốc gia tham gia, IASC đã ban hành các IAS chủ yếu là thu hẹp sự khác biệt kế toán các quốc gia bằng việc đưa ra nhiều lựa chọn kế toán (ICAEW, 2007). - Giai đoạn hoàn chỉnh IASC đã điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu chung trong việc xây dựng IAS bằng việc giảm dần sự lựa chọn kế toán và IASC chỉ cho phép sử dụng phương pháp chuẩn hoặc phương pháp thay thế và nhờ vậy tính so sánh thông tin trên BCTC đã được nâng cao (ICAEW, 2007). Việc chấp nhận áp dụng IAS của các quốc gia bắt đầu gia tăng như châu Âu (EU), Úc... và một trong những thành công phải kể đến trong giai đoạn này là IASC được Tổ chức quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) chấp nhận hệ thống IAS áp dụng đối với các công ty niêm yết của các quốc gia trên thị trường chứng khoán (TTCK) trong hệ thống IOSCO. Tính đến 2000, IASC đã ban hành Khuôn mẫu lý thuyết kế toán và các IAS được đánh số từ 1 đến 41 (Foundation, 2016). - Giai đoạn phát triển Để đáp ứng sự thay đổi, năm 2001 IASC đã tái cấu trúc để hình thành Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Ngay những năm đầu 2005, IFRS đã được áp dụng một cách phổ biến với 65 quốc gia chấp nhận (Ole-Kristian Hope et al, 2006). Từ năm 2001 đến nay, IASB đã ban hành Khuôn mẫu lý thuyết kế toán (thay thế một phần Khuôn mẫu lý thuyết kế toán năm 1989 được ban hành bởi IASC) và 16 IFRS. Ngoài ra, năm 2009, IASB đã ban hành chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (IFRS for SMEs) và được bổ sung chỉnh sửa theo phiên bản mới vào năm 2015 (IFRS Foundation, 2016). Xu hướng vận dụng IFRS của một số quốc gia trên thế giới Trong khảo sát của Deloitte (2015) với 174 quốc gia, kết quả cho thấy so với những năm trước các quốc gia áp dụng IFRS ngày càng gia tăng đáng kể, cụ thể 96 quốc gia bắt buộc áp dụng toàn bộ IFRS; 10 quốc gia bắt buộc áp dụng IFRS đối với một số doanh nghiệp; 25 quốc gia yêu cầu áp dụng IFRS; 23 quốc gia không yêu cầu áp dụng IFRS; 20 quốc gia không có TTCK. Việc áp dụng IFRS của các quốc gia ngoài những quốc gia bắt buộc hay yêu cầu áp dụng, có 29 trường hợp cần lưu ý, điển hình như: - Những quốc gia thuộc thành viên EU bắt buộc áp dụng toàn bộ IFRS. Tuy nhiên EU gần đây có chậm trễ về thời gian đối với sửa đổi Công cụ tài chính: Ghi nhận và đánh giá (IAS 39). EU cũng đề nghị BCTC của các công ty không niêm yết thực thi theo IFRS khi EU giải quyết những khác biệt trong BCTC hợp nhất và BCTC riêng (IAS 27). - Úc và New Zealand áp dụng chuẩn mực quốc gia mà những chuẩn mực này được thể hiện tương đương IFRS; - Tất cả công ty của Uruguayan phải áp dụng IFRS từ ngày 31/07/2007 đồng thời kết hợp một vài chuẩn mực của quốc gia để thực hiện; - Những công ty niêm yết Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị áp dụng theo IFRS với một trong hai cách là các công ty niên yết áp dụng hoàn toàn IFRS theo phiên bản tiếng Anh và những công ty niêm yết còn lại áp dụng IFRS theo bản dịch theo ...

Tài liệu được xem nhiều: