Danh mục

bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về nguy cơ đánh trùng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với nền kinh tế phi thị trường: Phần 2

Số trang: 87      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.82 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 22,000 VND Tải xuống file đầy đủ (87 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách trình bày tác động của việc áp dụng kép các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam và một số khuyến nghị. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về nguy cơ đánh trùng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với nền kinh tế phi thị trường: Phần 2 Chương II TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG KÉP CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI ĐỐIVỚI HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ I. Tổng quan về các vụ áp dụng kép các biện phápphòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam 1. Thông tin về các vụ việc Kể từ năm 2002 đến nay, Chính phủ và doanh nghiệpsản xuất hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã phải đươngđầu với 04 vụ việc điều tra và áp dụng trùng biện pháp chốngbán phá giá và chống trợ cấp do cơ quan điều tra của Hoa Kỳlà Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiến hành. Cụ thể là: (1) Vụ việc điều tra chống bán phá giá và chốngtrợ cấp đối với sản phẩm túi nhựa PE đựng hàng bán lẻ(năm 2009); (2) Vụ việc điều tra chống bán phá giá và chốngtrợ cấp đối với sản phẩm ống thép hàn các bon CWP(năm 2011); (3) Vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợcấp đối với sản phẩm mắc áo bằng thép (năm 2012); (4) Vụ việc điều tra chống bán phá giá sản phẩm tômnước ấm đông lạnh (2003) và vụ việc điều tra chống trợ cấpđối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh (2012); 75 Bảng 3: Thông tin cơ bản về các vụ việc của Việt NamTT Tên sản Loại Quốc Năm Mức thuế áp dụng phẩm hình vụ gia khởi khởi việc xướng xướng AD CVD1 Túi nhựa AD/CVD Hoa Kỳ 2009 52.30% - 76.11% 0.44% - 52.56% PE2 Ống thép hàn các AD/CVD Hoa Kỳ 2011 0% 0% bon (CWP)3 Mắc áo 135.81% - bằng AD/CVD Hoa Kỳ 2012 31.58% - 90.42% 220.68% thép AD 2003 4,13% - 25.76% Tôm nước ấm4 Hoa Kỳ Chưa có quyết đông CVD 2012 định cuối cùng lạnh (dự kiến 12%) Việc áp dụng đồng thời cả thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ dẫn đến việc thuế chống trợ cấp bị áp dụng hai lần. Điều này có thể thấy rõ nhất trong vụ việc Túi nhựa PE (2009) và Mắc áo bằng thép (2012). 76 Đối với vụ việc tôm nước ấm đông lạnh, thuế chốngbán phá giá được áp dụng từ năm 2004 và vẫn tiếp tục đượcduy trì cho đến nay. Vụ việc điều tra chống trợ cấp đang diễnra và dự kiến sẽ có kết luận cuối cùng vào tháng 8/2013 vớikhả năng mức thuế áp dụng cũng khá cao. 2. Khả năng áp dụng kép các biện pháp phòng vệthương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam trongthời gian tới Trong vụ kiện chống trợ cấp đầu tiên đối với ViệtNam, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) nhận định rằng ViệtNam đã có những bước tiến đáng kể trong công cuộc hội nhậpvào nền kinh tế thế giới và không còn là nền kinh tế kế hoạchtập trung theo kiểu các nước Xô-Viết cổ điển. Ví dụ, Việt Namđã có một môi trường kinh tế cho các doanh nghiệp tư nhânnội địa và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; cácdoanh nghiệp nhà nước đã được cải cách đáng kể bằng việccác doanh nghiệp này có sự tăng cường kiểm soát các hoạtđộng kinh doanh của mình; việc kiểm soát các yếu tố giá vànguồn cung đầu vào sản xuất, bao gồm cả việc sử dụng đất vàtín dụng đã được bãi bỏ đáng kể; chấm dứt độc quyền củaChính phủ trong thương mại. Dựa vào những sự phát triển này, DOC đã kết luận rằnghiện nay có thể xác định được: Chính phủ Việt Nam có dànhcho các nhà sản xuất Việt Nam một “lợi ích” nào đó haykhông, có thể xác định liệu lợi ích đó có là “cá biệt” cho mộtdoanh nghiệp, ngành công nghiệp hay nhóm ngành xác địnhhay không; và có thể tính toán được mức độ của các lợi ích đóđể bù trừ với thuế chống trợ cấp. 77 DOC cũng xác định rằng “ngày áp dụng” luật Chống trợcấp với Việt Nam là ngày 11 tháng 1 năm 2007, ngày Việt Namgia nhập WTO. Đây là thời điểm DOC xác định và tính toán cáctrợ cấp tại Việt Nam để áp dụng luật chống trợ cấp. DOC sẽkhông áp dụng các biện pháp đối kháng với các lợi ích đượcnhận từ trước thời điểm này. Để giải thích cho việc lựa chọnngày áp dụng luật như trên, DOC chỉ ra mối quan hệ giữa việcgia nhập WTO của Việt Nam và cải cách kinh tế được thực hiệnbởi Chính phủ Việt Nam. DOC cũng lưu ý rằng, tại Đoạn 255-Báo cáo của Ban Công tác WTO về việc gia nhập của ViệtNam, Việt Nam đã đồng ý một số quy định liên quan đến việcsử dụng các mốc chuẩn để xác định giá trị các lợi ích trợ cấptrong các vụ việc Chống trợ cấp. Do vậy, DOC cho rằng các trợcấp và các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: