Danh mục

BÀI MỞ ĐẦU NỘI KHOA

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 217.31 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiểu phạm vi rộng và phương pháp luận rất khoa học của NỘI KHOA, biết vận dụng nó, từ đó mà hiểu trách nhiệm trong sự nghiệp trị bệnh cứu người, tự hào về nghề y, yêu nghề sâu sắc, trau dồi y đức cùng nghệ thuật quan hệ thầy thuốc bệnh nhân cao đẹp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀI MỞ ĐẦU NỘI KHOA BÀI MỞ ĐẦU NỘI KHOA MỤC TIÊU BÀI HỌC: Hiểu phạm vi rộng và phương pháp luận rất khoa học của NỘI KHOA, biết vận dụng nó, từ đó mà hiểu trách nhiệm trong sự nghiệp trị bệnh cứu ng ười, tự hào về nghề y, yêu nghề sâu sắc, trau dồi y đức cùng nghệ thuật quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân cao đẹp. TỪ KHOÁ: Phương pháp luận, phòng bệnh tiên phát, phòng bệnh thứ phát, tâm lý học y học, chất lượng sống, sự giao lưu - dung thông. I. CÁC GIAI ĐOẠN ĐÀO TẠO NỘI KHOA TRONG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO BÁC SĨ Y KHOA Nội khoa cơ sở (triệu chứng học); Nội khoa bệnh học (nghiên cứu từng bệnh xếp theo từng bộ máy hô hấp, tim mạch, tiêu hóa-gan mật, thận niệu, nội tiết, sinh dục, cơ xương khớp, thần kinh, tạo huyết v.v…) Nội khoa lâm sàng (tổng hợp lâm sàng và điều trị trong thực tế) Mô hình đó về sau cũng có mặt trong đào tạo các chuyên khoa trong y học. II. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NỘI KHOA Là kinh điển (hình thành từ xưa nhất), vẫn là mẫu mực (mô hình) và nền tảng cho các bộ môn y học khác:  Coi trọng từ sức khỏe đến bệnh. Sức khoẻ không chỉ là không mang bệnh, không chỉ gồm sức khoẻ thân thể, mà còn sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ về mặt xã hội (tương giao, lao động). Coi trọng hàng đầu nhiệm vụ phòng bệnh tiên phát (với ý thức ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’) cho từng bệnh nhân và cho cả cộng đồng. Đi từ Triệu chứng qua Chẩn đoán đến Xử trí - Điều trị và Phòng bệnh. A. Chẩn đoán Là sự tổng hợp logic nhất mọi triệu chứng chủ quan, dấu hiệu thăm khám thực thể lâm sàng và cận lâm sàng. + Lâm sàng là xuất phát điểm, phải luôn luôn là gốc rễ nền tảng, không để con người bệnh nhân biến mất chỉ còn lại 1 bệnh nhân trừu tượng, chung chung, lý thuyết. Không sa vào ‘Kỹ thuật chủ nghĩa’ đơn thuần. + Coi cơ thể là một khối tổng thể thống nhất. Lúc mang bệnh đâu chỉ là câu chuyện của một cơ quan bị bệnh, cũng chẳng phải chỉ là một tập hợp những tổn thương thực thể, những chức năng bị rối loạn, những triệu chứng, dấu hiệu … m à trước hết vẫn là một CON NGƯờI với bao lo lắng, bao hi vọng. + Coi trọng từ bệnh căn, bệnh sinh, tiến triển đến biến chứng và tiên lượng, từ chẩn đoán dương tính, chẩn đoán vị trí đến chẩn đoán phân biệt. + Về một bệnh ở mỗi cá thể bệnh nhân, phân định thuộc thể lâm s àng cụ thể nào, thuộc giai đoạn bệnh nào, và trong bối cảnh nào của những bệnh khác phối hợp... và của những đặc điểm của riêng mỗi cá thể bệnh nhân. B. Điều trị Từ tất cả quy trình trên mới từng điểm từng điểm xác định điều trị. + Không phải là điều trị bệnh –cái bệnh nói chung– mà điều trị bệnh nhân cụ thể: điều trị ‘cá thể hoá’; điều trị bằng thuốc và cả bằng thay đổi lối sống; điều trị theo sinh lý bệnh, bệnh căn-bệnh sinh, điều trị tr ước mắt, lâu dài, trong viện, ngoài viện) + Gắn liền điều trị với phòng bệnh thứ phát (bằng các chế độ, môi trường,và cả bằng thuốc) Tư duy y học nào rồi cũng qua con đường của phương pháp luận nội khoa ấy. III. QUAN Hệ THầY THUốC - BệNH NHÂN 1. Đặc điểm nghề Y (Lâm Sàng)  Đối tác hành nghề không phải là vật thể, cũng không chỉ là bệnh, mà là CON NGƯờI lúc khoẻ và khi mang bệnh.  Suy từ đặc điểm nghề y vừa nêu thì điều hệ trọng hàng đầu trong nghề y là mối quan hệ người - người: quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân. 2. Tầm quan trọng của quan hệ thầy thuốc- bệnh nhân  Vì chỉ thông qua nó mà có tác động của nghề y tới bệnh nhân và hiệu qua của tác động ấy.  Vì nó là chỗ dựa quan trọng cho bệnh nhân, nhất là khi gặp phải những hoàn cảnh đầy dẫy stress, hoặc dễ mất định hướng thực tế như quá nhiều hội chẩn, tới nhiều phòng thăm dò chuyên khoa,hoặc không cơ hội chọn được bác sĩ riêng cho mình nữa 3. Điều cốt lõi trong quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân  Là cả 2 phía thầy thuốc, bệnh nhân đều biết rằng tất cả những gì hữu ích nhất cho bệnh nhân đã và đang được thực hiện.  Như vậy nó phụ thuộc cơ bản vào phẩm chất người bác sĩ. Vậy: + Bất kể tâm trạng lúc mới đầu ra sao, đã học y thì phải dần khẳng định sự tự nguyện với cái tâm đã nhận lãnh sứ mệnh thiêng liêng ‘làm thầy thuốc bảo vệ- nâng cao sức khoẻ cộng đồng và từng người, trị bệnh cứu người kể cả khi tật bệnh chưa hình thành’. + Người bác sĩ phải thực sự vun bồi lý tưởng tất cả vì con người, vì sức khoẻ con người. Do đó quan tâm con người bằng lòng trắc ẩn, cảm thông, bằng lòng thương yêu, nhân đạo, trên nền gần gụi, tế nhị, không lạ lẫm mà am hiểu tường tận tất cả cái gì thuộc về con người, thực sự tìm được niềm vui trong công phu chăm sóc người bệnh, biết kêu gọi người bệnh hãy cộng tác với thầy thuốc và hãy chủ động, kiên trì và lạc quan phòng chống bệnh. + Quán triệt trách nhiệm về “sức khoẻ và sinh mạng vô giá giao cả cho mình” nên việc điều trị chăm sóc bệnh nhân phải kịp thời mà thận trọng đến từng chi tiết, với kiến thức luôn cập nhật có chất lượng, bác sĩ luôn tự tìm tòi tiếp thu tinh hoa y học người xưa, thế gi ...

Tài liệu được xem nhiều: