Thông tin tài liệu:
Bài tập nhóm môn "Luật ngân hàng" Chương 1 giúp các bạn nêu được lý do vì sao ngân hàng có thể tồn tại hàng thế kỷ và ngày càng phát triển, gắn chặt với nền kinh tế các quốc gia? Dựa vào quy định về hoạt động ngân hàng, hãy cho biết những hoạt động sau có là hoạt động ngân hàng không?...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập nhóm môn Luật ngân hàng - Chương 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA LUẬT ---------- BÀI TẬP CHƯƠNG I Môn: Luật ngân hàng Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm GVHD : ThS. Lưu Minh Sang Lớp học phần : 232LN0205 TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024 Câu 1: Theo các anh (chị), lý do vì sao ngân hàng có thể tồn tại hàng thế kỷvà ngày càng phát triển, gắn chặt với nền kinh tế các quốc gia? Lý do ngân hàng có thể tồn tại hàng thế kỷ và ngày càng phát triển, gắn chặt vớinền kinh tế các quốc gia là bởi vì bản chất kinh doanh cốt lõi của ngân hàng là chuyểnđổi kỳ hạn. Điều này tạo nên giá trị giúp ngân hàng tồn tại hàng thế kỷ vì bản chất củahoạt động ngân hàng là nhận tiền của người gửi với kỳ hạn ngắn hạn và cho nhữngngười khác vay với kỳ hạn dài hơn. Giải thích một cách cụ thể hơn, thông thường hoạt động cho vay luôn tồn tạinhững rủi ro, những rủi ro này đến từ sự bất cân xứng thông tin giữa bên vay và bêncho vay. Trong mối quan hệ tín dụng/cho vay, bên cho vay luôn là bên yếu thế hơn.Bởi lẽ, bên vay trong trường hợp này nắm được nhiều thông tin hơn về khả năng thanhtoán, tuổi tác và sức khỏe của bản thân... trong khi bên cho vay chỉ nắm được thông tincủa bên vay thông qua việc điều tra hoặc tiếp nhận những thông tin mà bên vay cungcấp khi cân nhắc cho vay. Việc này khiến bên cho vay rơi vào tình trạng bất cân xứngthông tin khi cân nhắc cho vay. Tình trạng bất cân xứng thông tin giữa bên vay và bêncho vay sẽ dẫn đến hai hệ quả, bao gồm: Hệ quả thứ nhất, lựa chọn bất lợi. Lựa chọn bất lợi là tình trạng xảy ra trước khi khoản vay được hình thành.Những người không có khả năng thanh toán khoản vay thường có mong muốn đượcvay nhất. Thế nên để được vay, những người này đưa ra nhiều điều kiện tốt để bên chovay có thể cân nhắc (1). Vì tình trạng bất cân xứng thông tin, bên cho vay rơi vào trạngthái cực kỳ lưỡng lự giữa lựa chọn không cho vay hay cho vay để hướng đến lợi nhuận(2). Từ hai yếu tố trên, nếu bên cho vay quyết định cho vay tiền của mình, có nhiềukhả năng họ sẽ lựa chọn những người không có khả năng thanh toán hoặc có khả năngthanh toán thấp và dẫn đến hệ quả lựa chọn bất lợi. Hệ quả thứ hai, rủi ro đạo đức. Việc xuất hiện lựa chọn bất lợi dẫn đến hệ quả thứ hai chính là rủi ro đạo đức.Rủi ro đạo đức xảy ra sau khi tiền đã được giải ngân và chuyển cho bên vay. Nhữngngười có khả năng thanh toán khoản vay thấp sẽ sử dụng khoản vay vào những mụctiêu có rủi ro cao thay vì các mục tiêu có rủi ro thấp như đã đưa ra với bên cho vay vàdẫn đến nguy cơ không có khả năng hoàn trả lại khoản tiền cho bên cho vay trước đó. Hoạt động cho vay sẽ luôn tiềm ẩn các nguy cơ về lựa chọn bất lợi và rủi ro đạođức. Để giảm thiểu các nguy cơ trên, ngân hàng xuất hiện như một bên trung gian tàichính. Họ là bên có đủ khả năng, đủ nguồn lực để điều tra và thẩm định thông tin vềngười đi vay để làm sao giảm thiểu lựa chọn bất lợi thông qua các yêu cầu cung cấpthông tin và thẩm định nhiều yếu tố để lựa chọn đúng người đi vay và giúp lựa chọnbất lợi giảm thấp nhất có thể. Khi lựa chọn đúng người đi vay thì rủi ro đạo đức cũnggiảm do ngân hàng có đủ khả năng để giám sát quá trình sử dụng nguồn vay vào đúngmục đích đã đưa ra trước đó sau khi tiến hành giải ngân cho người đi vay. Thế nên, ngân hàng là một tổ chức chuyên nghiệp, là bên trung gian tài chínhcó đầy đủ nguồn lực, quy trình để có khả năng giảm thiểu tình trạng bất cân xứngthông tin, từ đó giảm thiểu lựa chọn bất lợi và giảm thiểu rủi ro đạo đức. Khả năng nàycủa ngân hàng khiến nó trở thành một định chế tài chính trung gian quan trọng. Cácđịnh chế tài chính trung gian là kênh dẫn vốn từ những người tiết kiệm đến nhữngngười đầu tư: nhận tiền gửi từ khách hàng và sử dụng quỹ tiền gửi đó để tài trợ cho cácdự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh hoặc các nhu cầu khác trong nền kinh tế.Sự tham gia của các định chế tài chính trung gian cho phép các doanh nghiệp thựchiện các dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh với thời hạn dài, trong khicũng cho phép những người gửi tiền (người tiết kiệm) có thể rút tiền ngay lập tức khicó nhu cầu. Khi giữ vai trò trung gian giữa những người tiết kiệm và người đi vay cuốicùng trong nền kinh tế, các định chế tài chính trung gian đang thực hiện một chứcnăng kinh tế quan trọng: chức năng biến đổi kỳ hạn (maturity transformation), biến đổicác khoản tiết kiệm với kỳ hạn ngắn thành những khoản đầu tư với kỳ hạn dài1. Nếu không có ngân hàng, người ta sẽ không tìm thấy được bên nào đủ uy tín đểgiữ tiền nhàn rỗi của mình trong bối cảnh bản thân họ chưa có khả năng đầu tư hoặcchưa tìm thấy cơ hội đầu tư. Mặt khác, những người có nhu cầu đầu tư hoặc nhữngngười có nhu cầu tiêu dùng vượt khả năng hoặc số tiền mà họ đang có cũng không cónơi để tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh đó, khi thực hiện khả năng chuyển đổi kỳ hạn, ngân hàng phải hứngchịu các rủi ro bao gồm rủi ro thanh toán và rủi ro thanh khoản. Rủi ro thanh toán là rủi ro đến từ người đi vay ngân hàng khi những người nàychậm trả hoặc không trả khi đã đến kỳ hạn thanh toán khoản nợ. Những khoản chậmthanh toán này được gọi là nợ xấu. Khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao, ngân hàng sẽ rơi vào tình 1 Nội dung từ báo cáo tóm tắt thông báo giải thưởng của Uỷ ban Giải thưởng Nobel. Chi tiết tại:https://www.nobelprize.org/uploads/2022/10/advanced-economicsciencesprize2022-2.pdf.trạng thiếu tiền để trả lại cho những người đã gửi tiền vào ngân hàng trước đó (vì ngânhàng buộc phải đáp ứng nhu cầu của những người gửi cho chúng một cách ngay lậptức để đảm bảo mức độ uy tín và giúp cho hoạt động ngân hàng vẫn tồn tại) Rủ ...