Danh mục

Bài tập nhóm môn Lý thuyết công tác xã hội: Lý thuyết hệ thống sinh thái

Số trang: 22      Loại file: docx      Dung lượng: 203.83 KB      Lượt xem: 37      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Môi trường là yếu tố quan trọng đối với mỗi cá nhân và càng quan trọng hơn trong công tác xã hội. xét từ khía cạnh con người luôn chịu sự tác động của môi trường, chịu ở dưới tác nhân khác nhau, các hệ thống khác nhau. Để có thể đánh giá một cách khái quát và đưa ra những phương pháp can thiệp cụ thể và hữu ích, nhân viên xã hội cần có những cái nhìn những mối quan hệ xung quanh, dùng các thuyết để làm rõ vấn đề của thân chủ, và một trong những thuyết không thể thiếu đó chính là thuyết Hệ thống sinh thái. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm vững nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập nhóm môn Lý thuyết công tác xã hội: Lý thuyết hệ thống sinh thái ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XàHỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA CÔNG TÁC XàHỘI CHỦ ĐỀ: LÝ THUYẾT HỆ THỐNG SINH THÁI Bài tập nhóm  Môn: Lý thuyết công tác xã hội.  Giảng viên: Ths. Trần Thị Mỵ Sinh viên: nhóm 6  Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09/11/2016 DANH SÁCH NHÓM 6 Hồ Thị Loan­ 1556150041 Nguyễn Thị Hậu­ 1556150020 Nguyễn Thanh Hoa ­1556150022  Trần Thị Kim Liên ­1556150039 Đỗ Nguyên Thùy Dương ­1556150012 Hoàng Thái Anh ­1556150002 3 MUC LUC ̣ ̣ 4 MỞ ĐẦU Môi trường là yếu tố quan trọng đối với mỗi cá nhân và càng quan trọng hơn trong công   tác xã hội. xét từ  khía cạnh con người luôn chịu sự  tác động của môi trường, chịu  ở  dưới tác   nhân khác nhau, các hệ thống khác nhau. Để có thể đánh giá một cách khái quát và đưa ra những  phương pháp can thiệp cụ  thể  và hữu ích, nhân viên xã hội cần có những cái nhìn những mối  quan hệ xung quanh, dùng các thuyết để làm rõ vấn đề của thân chủ, và một trong những thuyết   không thể  thiếu đó chính là thuyết Hệ  thống sinh thái. Thuyết hệ  thống sinh thái cho rằng con   người chịu tác động ở ba cấp độ: Sinh học và tâm lý (cấp vi mô), gia đình, bạn bè, đồng nghiệp   (cấp trung mô), và các tổ chức thiết chế, cộng đồng (cấp vĩ mô). Chúng ta cùng nhau đi vào sâu  hơn đê tìm hiểu Lý thuyết này.  NỘI DUNG  Một số khái niệm về thuyết Thuyết hệ thống: Nhiều các khái niệm về hệ thống. theo từ điển tiếng Việt: “Hệ thống là tập  hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt  chẽ làm thành một thể thống nhất.” Theo định nghĩa của “Lý thuyết công tác xã hội hiện đại”: “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt đông  thống nhất.” Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống,đồng thời là một bộ phận của hệ  thống lớn hơn.  Khái niệm về hệ thống sinh thái:  Theo định nghĩa  Hệ thống sinh thái gồm hai ý tưởng: Môi trường sinh thái của cá nhân khi cá nhân đó đang cố  gắng để thích nghi với môi trường xung quanh; hệ thống khi nhìn vào mối tương quan của  những bộ phận khác nhau. Ta phối hợp hai chữ này thành hệ thống sinh thái (Ecology systems). Cá nhân gắn chặt với gia đình, gia đình với cộng đồng, có những cá nhân rất mạnh có thể lay  chuyển cả một hệ thống lớn. Hành vi con người rất phức tạp, không có một yếu tố nào duy  nhất giải thích về hành vi con người. Chúng ta phải cố gắng kết hợp các lý thuyết về cá nhân,  gia đình, nhóm, xã hội và lý thuyết về thế giới để hiểu về con người theo hệ thống sinh thái. 5 1. Lịch sử Quá trình hì thành:  Lý thuyết hệ thống sinh thái được Carel Bailey Germain – Giáo sư ngành  Công tác xã hội trường Đại học Columbia, Mỹ ­ đề xướng vào năm 1973. Cô đầu tiên phát triển  các khái niệm về một quan điểm sinh thái trong khi giảng dạy tại Columbia vào giữa những  năm bảy mươi, và sau đó, cô dựa trên nền tảng đó mà phát triển lý thuyết này với sự hỗ trợ của  đồng nghiệp là Alex Gitterman.  Mục đích của Gitmain lúc đó là đưa lý thuyết này áp dụng vào công tác xã hội với cá nhân. Bởi   lẽ  mặc dù nhân viên xã hội cơ bản từ lâu đã biết rằng con người tồn tại trong một ma trận xã  hội và sự chuyển biến tâm lý sâu rộng và phức tạp, song nghề CTXH lúc đó lại thiếu một khái   niệm nhằm liên kết các ảnh hưởng môi trường và văn hóa rộng lớn đối với mỗi con người, giúp  cho nhân viên CTXH có đủ kiến thức để đối mặt với những khó khăn của thân chủ.  Quá trình phát triển: 1983 Meyer tiếp tục xây dựng và mở rộng ra để  đáp ứng nhu cầu giảng   dạy tại Mỹ.  Theo thời gian, Germain và Alex nhận thấy rằng quan điểm sinh thái không chỉ có thể áp dụng  trong CTXH cá nhân mà còn thích hợp để áp dụng cho CTXH nhóm, CTXH cộng đồng và họ đã  dựa trên thành quả nghiên cứu có được để phát triển mô hình đời sống ( Life model) dùng trong  thực hành. Hiện nay, Lý thuyết hệ  thống sinh thái đã được áp dụng giảng dạy và đưa vào thực hành trên   toàn thế giới. 2. Sơ lược về thuyết hệ thống sinh thái Lý thuyết hệ thống sinh thái và tiếp cách tiếp cận theo lý thuyết hệ thống sinh thái theo truyền   thống được dựa trên một mô hình tâm lý học của Freud, trong đó chẩn đoán và điều trị tập trung   chủ yếu vào tâm lý của thân chủ và sự can thiệp tích cực, nhanh chóng của gia đình. Điểm đặc biệt nhất của cách tiếp cận theo lý thuyết hệ thống sinh thái là nó cung cấp một lăng  kính nhằm tìm ra mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh dựa trên nền tảng sinh  thái học (Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố và sinh sống của những sinh  vật sống và các tác động qua lại giữa các sinh vật và môi trường sống của chúng. Các chủ đề  mà các nhà sinh thái học quan tâm như đa dạng sinh học, phân bố, giá trị (sinh khối), số lượng  6 (quần thể) của các sinh vật, cũng như sự cạnh tranh giữa chúng bên trong và giữa các hệ sinh  thái.).  Lý thuyết này chú trọng đến việc kết nối các mối quan hệ  giữa con người và môi trường để  giải quyết vấn đề con người đang đối diện, từ thuyết hệ thống sinh thái này, nhân viên xã hộ có   thể  đánh giá môi trường sống của thân chủ  như  gia đình, bạn bè, hang xóm, đồng nghiệp, cơ  quan… nhằm hiểu tình trạng, vị trí hiện tại của thân chủ trong môi trường mà họ đang sống.  HỆ THỐNG SINH THÁI THEO MẪU CỦA HỆ THỐNG XàHỘI 7 BIỂU ĐỒ SINH THÁI 8 CHÚ THÍCH: 1. Đường                         Mối quan hệ tương tác mạnh                       2. Đường                           Mối quan hệ tương tác bình thường.                       3. Đường                           Mối quan hệ tương tác lúc mạnh lúc yếu.                       4. Đường                           Mối quan hệ tương tác yếu. Note: Nếu 2 mũi tên 2 chiều là đường biểu diễn tương tác 2 chiều. Nếu chỉ tác động  từ một  phía để mũi tên một chiều.  3. Một số khái niệm về đặc  ...

Tài liệu được xem nhiều: