Danh mục

Bài tập nhóm Tài chính tiền tệ: Trình bày khái quát tỷ giá và tác động của chính sách tỷ giá đối với cán cân thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 996.34 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài tập nhóm Tài chính tiền tệ: Trình bày khái quát tỷ giá và tác động của chính sách tỷ giá đối với cán cân thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 nhằm trình bày khái quát chung về lý thuyết tỷ giá, tác động của chính sách tỷ giá đối với cán cân thương mại ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập nhóm Tài chính tiền tệ: Trình bày khái quát tỷ giá và tác động của chính sách tỷ giá đối với cán cân thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 BÀI TẬP NHÓM 12 Lớp K50 – Đại học Tài Chính – Ngân hàng Đại học Tây Bắc – Thành phố Sơn La Giảng viên hướng dẫn : T.S Đỗ Thị Kim Hoa Trình bày khái quát tỷ giá và tác động của chính sách tỷ giá đối với cán cân thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012. Danh sách thành viên nhóm 12 1. Nguyễn Thị Minh Thúy 2. Trịnh Hoài Thương 3. Phạm Thị Xuyến 4. Phan Thị Thảo 5. Nguyễn Đức Vinh 6. Nguyễn Văn Trung 1 A. Lý thuyết I. Những vấn đề cơ bản về tỷ giá 1. Các khái niệm 1.1. Tỷ giá ( Exchange Rate ) là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác. Ví dụ: 1 USD = 20.820 VND Trong ví dụ này, giá của USD được biểu thị thông qua VND và 1 USD có giá là 20.820 VND. 1.2. Tỷ giá là số đơn vị đồng tiền yết giá; đối với một quốc gia cụ thể, thì tỷ giá là số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ, nghĩa là đồng ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, còn đồng nội tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, còn đồng nội tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá. 1.3. Tỷ giá danh nghĩa song phương ( Bilateral nominal exchange rate – ner ): là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng. Giá hàng hóa (Price) – P Tỷ giá (Exchange) – E Về cơ bản P và E giống nhau, chỉ có điều P là hàng hóa thông thường, còn E là giá hàng hóa đặc biệt (ngoại tệ). Tỷ giá này được gọi là tỳ giá danh nghĩa bởi vì nó chưa đề cập đến sức mua (yếu tố thực) giữa USD và VND, cụ thể chúng ta chưa biết rõ là 1 USD mua được bao nhiêu hàng hóa ở Mĩ và 20.820 VND mua được bao nhiêu hàng hóa ở Việt Nam. Sự biến động của tỷ giá được biểu hiện bằng chỉ số. Ví dụ : tỷ giá tại thời điểm (t) là : E(VND/USD) = 12.000 tại thời điểm (t+1) là : E(VND/USD) = 14.000. 2 sự thay đổi tỷ giá này được biểu thị bằng chỉ số : chọn thời điểm (t) là thời điểm cơ sở có chỉ số tỷ giá là 100%, tại thời điểm (t+1) chỉ số tỷ giá sẽ là : (14.000/12.000) x 100% = 116,67% 1.4. Tỷ giá danh nghĩa đa phương (tỷ giá trung bình) (Nominal effective exchange rate – NEER). NEERi = eij.wj Thực chất tỷ giá NEER không phải là tỷ giá mà là chỉ số. Nếu NEER tăng thì VND được coi là giảm giá so với các đồng tiền còn lại; ngược lại nếu NEER giảm thì VND được coi là lên giá so với các đồng tiền còn lại. Vì tỷ giá danh nghĩa chưa đề cập đến tương quan sức mua giữa hai đồng tiền, do đó, đối với mỗi quốc gia, khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự tăng lên hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia này. Để đo sự thay đổi sức cạnh tranh thương mại quốc tế, chúng ta sử dụng khái niệm tỷ giá thực. 1.5. Tỷ giá thực song phương ( Bilateral Real Exchange Rate) bằng tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ ạm phát giữa trong nước với nước ngoài, do đó, nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ. + tỷ giá thực trạng thái tĩnh ( tại một thời điểm ) : ER = E = (1) Trong đó : ER – là tỷ giá thực (dạng chỉ số) E – là tỷ giá danh nghĩa. P* - mức giá cả ở nước ngoài bằng ngoại tệ. P – mức giá cả ở trong nước bằng nội tệ. (VND) Bản chất tỷ giá thực thể hiện sự so sánh mức giá hàng hóa ở trong nước và ở nước ngoài khi cả hai đều tính bằng nội tệ. 3 Từ đó ta rút ra kết luận :  Nếu ER > 1, tức là E.P* > P, thì VND được xem là định giá thực thấp (real undervalued), nghĩa là nếu chuyển đổi mỗi đồng nội tệ sang ngoại tệ ta chỉ mua được ít hàng hóa ở nước ngoài so với trong nước. Đồng tiền định giá thực thấp sẽ tạo nên vị thế cạnh tranh thương mại tốt hơn so với nước bạn hàng, nghĩa là xuất khẩu được nhiều nước bạn hàng, nghĩa là xuất khẩu được nhiều hơn, còn nhập khẩu thì ít hơn.  Nếu ER < 1, tức là E.P* < P, thì VND được xem là định giá thực cao (real overvalued), nghĩa là nếu chuyển đổi mỗi đồng nội tệ sang ngoại tệ ta sẽ mua được nhiều hàng hóa hơn ở nước ngoài so với trong nước. Đồng tiền định giá thực cao sẽ làm cho vị thế cạnh tranh thương mại kém hơn so với nước bạn hàng, nghĩa là xuất thì ít, còn nhập thì nhiều.  Nếu ER = 1, tức là E.P* = P, ta nói rằng hai đồng tiền là ngang giá sức mua (PPP), nghĩa là khi chuyển đổi mỗi nội tệ ra ngoại tệ ta mua được số hàng hóa là như nhau ở trong nước và ở nước ngoài.  Tỷ lệ định giá cao, thấp của một đồng tiền được xác định : Ω= .100% QF và QD là số lượng hàng hóa mua được ở nước ngoài và ở trong nước bằng 1 đơn vị tiền Ω > 0 : đồng tiền được định giá thực cao (Real Overvalued) Ω < 0 : đồng tiền được định giá thực thấp (Real undervalued) + tỷ giá thực trạng thái động : Theo công thức (1), để tính toán và quan sát được sự vận động của tỷ giá thực thời điểm này sang thời điểm khác, người ta sử dụng thực dạng động. 4 Tại thời điểm 0, gọi: - P0 , P* 0 là mức giá hàng hóa ở trong nước và ở nước ngoài. - E0 là tỷ giá danh nghĩa. - ER0 là tỷ giá thực. Tại thời điểm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: