Danh mục

Bài tập Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý: Phần 2 - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định

Số trang: 170      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.10 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung của phần 1 Bài tập Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý: Phần 2 cung cấp các kiến thức về Phân tích hệ thống về dữ liệu; Thiết kế hệ thống, thiết kế tổng thể, thiết kế cơ sở dữ liệu, thiết kế các báo cáo, thiết kế các kiểm soát, thiết kế chương trình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý: Phần 2 - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định Bài tập Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý Chương 4 THIẾT KẾ HỆ THỐNG A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Thiết kế hệ thống là quá trình chuyển đặc tả lô gic về chức năng và dữ liệu của hệ thống thành đặc tả vật lý trên cơ sở xem xét các yêu cầu của người sử dụng và các ràng buộc vật lý. Nói cách khác, thiết kế hệ thống là quá trình xây dựng các mô hình vật lý cho hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Khác với các mô hình được nhắc đến trong quá trình phân tích hệ thống, nhằm trả lời câu hỏi “ Làm gì?”, trong giai đoạn thiết kế hệ thống, các mô hình cần trả lời câu hỏi “Làm như thế nào?”. Nội dung thiết kế bao gồm nhiều vấn đề, nhưng một số nội dung chính sau đây thường được quan tâm khi triển khai các dự án: - Thiết kế tổng thể : trong đó xác định rõ các thành phần cùng nhiệm vụ, chức năng và phương thức xử lý thông tin của chúng. - Thiết kế giao diện: chi tiết hoá các hình thức giao tiếp như giao tiếp giữa người và máy thông qua các mẫu màn hình (form), báo cáo. - Thiết kế kiểm soát: nhằm xác định các công cụ và cơ chế đảm bảo an toàn và toàn vẹn dữ liệu cho hệ thống. - Thiết kế dữ liệu: chuyển mô hình dữ liệu, đã được phân tích trong giai đoạn trước, thành cấu trúc dữ liệu cần thiết cho việc xây dựng, cài đặt các phần mềm. - Thiết kế chương trình: Thiết kế cấu trúc chương trình, thiết kế và đặc tả mô đun. Những thông tin chính cần thiết cho quá trình thiết kế hệ thống bao gồm: - Các đặc tả logic về hệ thống: sơ đồ phân rã chức năng, sơ đồ dòng dữ liệu, mô hình dữ liệu. - Các điều kiện ràng buộc như yêu cầu hoặc khả năng đáp ứng của phần cứng, phần mềm; yêu cầu về thời gian cho các đối thoại; yêu cầu về tính chính xác trong các xử lý ... Mỗi một phương án thiết kế thường là kết hợp của hai yếu tố: mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống và điều kiện thực hiện cụ thể. Phạm Hùng Phú - Nguyễn Văn Thẩm 133 Bài tập Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý 4.1. Thiết kế tổng thể Việc thiết kế tiến trình máy tính được thực hiện dựa trên kiến trúc tổng thể của hệ thống. Trong đó, hệ thống được phân chia thành các hệ thống con, và sự phân định nhiệm vụ của con người và nhiệm vụ của máy tính trong mỗi hệ thống con. 4.1.1. Xác định các hệ thống con Một hệ thống con là tập hợp một số chức năng nhăm thực hiện một nhiệm vụ hoặc một mục đích nào đó trong hệ thống. Mục đích của việc phân chia hệ thống thành các hệ thống con là nhằm giảm bớt sự phức tạp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế chương trình, dữ liệu cũng như sửa chữa, bảo dưỡng sau này. Cơ sở để thực hiện sự phân chia hệ thống thành các hệ thống con là dựa vào: - Sự phân tách các chức năng, tiến trình đã được chỉ ra trong sơ đồ dòng dữ liệu. Sự phân tách sẵn có trong sơ đồ dòng dữ liệu là một gợi ý khá tốt, tuy nhiên, cần phải xem xét thêm 2 khía cạnh: + Các chức năng trong một hệ thống con phải có sự gắn kết. Các chức năng có thể gắn kết theo mục đích của hệ thống con hoặc nhu cầu trao đổi thông tin. + Sự trao đổi thông tin giữa các hệ thống con với nhau càng yếu và càng đơn giản, càng tốt. - Phân loại các đối tượng trong hệ thống. Gom các chức năng xử lí liên quan tới cùng một đối tượng vào một hệ thống con nào đó. - Các sự kiện giao dịch xảy ra trong hệ thống. Gom các chức năng được khởi động, mỗi khi một giao dịch xảy ra, vào một hệ thống con nào đó. - Các nhu cầu xử lý thông tin theo thời gian. - Các nhu cầu xử lý đặc biệt nhằm thoả mãn yêu cầu công tác nghiệp vụ, phù hợp với cấu trúc vật lý của tổ chức hoặc đặc thù trong phân công nhiệm vụ của tổ chức. 4.1.2. Phân chia tiến trình Hai trường hợp có thể xảy ra: - Một tiến trình có thể được xử lý trọn vẹn trên máy tính hoặc do người sử dụng xử lý bằng các phương pháp truyền thống. Tên của tiến trình được giữ nguyên. 134 Phạm Hùng Phú - Nguyễn Văn Thẩm Bài tập Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý - Một chức năng có thể được tách thành hai phần, một phần được xử lý trên máy tính, phần khác được xử lý bằng phương pháp thủ công. Chọn tên thích hợp cho hai phần này. Cơ sở để phân chia tiến trình: - Thông tin về phần cứng, phần mềm được sử dụng. - Tiến trình được thực hiện theo phương thức xử lý nào. 4.1.3. Phân chia dữ liệu - Kho dữ liệu liên quan đến tiến trình máy tính được mô tả trong mô hình dữ liệu. - Kho dữ liệu thuộc phần xử lý thủ công là các bảng biểu, tập hồ sơ được lưu trữ trong văn phòng. Những kho dữ liệu thuộc phần thực hiện thủ công này phải được loại ra khỏi mô hình dữ liệu. Như vậy, sau khi xác định tiến trình máy tính, trong mô hình dữ liệu sẽ bỏ bớt một vài kiểu thực thể hoặc một số thuộc tính trong kiểu thực thể nào đó. 4.1.4. Xác định phương án thực hiện - Khi xây dựng sơ đồ dòng dữ liệu hệ thống, cần chú ý tới tính chất xử lý của các tiến trình. Hai phương thức xử lý thông tin: “Theo lô” và “trực tuyến” thường được sử dụng nhiều trong các hệ thống. - Nếu chọn phương thức xử lý theo lô, có nghĩa là thiếu tính đối thoại trong mô hình, thì cần có bản mô tả tiến trình máy tính chi tiết và đầy đủ. Bản mô tả tiến trình này cần được trình bày bằng ngôn ngữ có cấu trúc tự nhiên kèm theo các mô tả, các thuật ngữ được định nghĩa trong Từ điển dữ liệu. - Với những tiến trình có tính trực tuyến thì mọi mô tả tiến trình phải được thể hiện ngay trong sơ đồ dòng dữ liệu hệ thống. - Quyết định chọn cách xử lý nào phải dựa trên ý kiến của người sử dụng. Kết quả thiết kế các phương án sử dụng máy tính được ghi lạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: