Danh mục

BÀI TẬP VỀ TẠO LẬP VĂN BẢN. BÀI TẬP VỀ PHÂN TÍCH, CẢM THỤ CA DAO.

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.08 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rèn luyện cho học sinh việc tạo lập văn bản với 4 bước quan trọng: định hướng - bố cục - diễn đạt - kiểm tra. Biết cách cảm thụ 1 bài ca dao.Thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca dân gian. Học tập & đưa hơi thở của ca dao vào văn chương. B. Hoạt động dạy và học: Tiết 13: Bài tập về tạo lập văn bảnBài tập 1: Hãy kể lại: “Cuộc chia tay của những con búp bê” trong đó nhân vật chính là Vệ Sĩ & Em Nhỏ. * Gợi ý: 1....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀI TẬP VỀ TẠO LẬP VĂN BẢN. BÀI TẬP VỀ PHÂN TÍCH, CẢM THỤ CA DAO.Tiết :13-14-15. BÀI TẬP VỀ TẠO LẬP VĂN BẢN. BÀI TẬP VỀ PHÂN TÍCH, CẢM THỤ CA DAO. A. Mục tiêu cần đạt: Rèn luyện cho học sinh việc tạo lập văn bản với 4 bước quan trọng: địnhhướng - bố cục - diễn đạt - kiểm tra. Biết cách cảm thụ 1 bài ca dao.Thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca dângian. Học tập & đưa hơi thở của ca dao vào văn chương. B. Hoạt động dạy và học: Tiết 13: Bài tập về tạo lập văn bản Bài tập 1: Hãy kể lại: “Cuộc chia tay của những con búp bê” trong đó nhânvật chính là Vệ Sĩ & Em Nhỏ. * Gợi ý: 1. Định hướng. - Viết cho ai? - Mục đích để làm gì? - Nội dung về cái gì? - Cách thức như thế nào? 2. Xây dựng bố cục. MB: Giới thiệu lai lịch 2 con búp bê: Vệ Sĩ- Em Nhỏ. TB: -Trước đây 2 con búp bê luôn bên nhau cũng như hai anh em cô chủ, cậu chủ - Nhưng rồi búp bê cũng buộc phải chia tay vì cô chủ & cậu chủ của chúngphải chia tay nhau, do hoàn cảnh gia đình Trước khi chia tay, hai anh em đưa nhau tới trường chào thầy cô, bạn bè. - Cũng chính nhờ tình cảm anh em sâu đậm nên 2 con búp bê không phải xanhau. KB: Cảm nghĩ của em trước tình cảm của 2 anh em & cuộc chia tay của nhữngcon búp bê. 3. Diễn đạt. HS diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành văn bản.(GV kiểm tra). 4. Kiểm traVB. Sau khi hoàn thành văn bản, HS tự kiểm tra lại điều chỉnh để hoàn thiện. (GV gọi HS đọc trước lớp- sửa & đánh giá có thể cho điểm). Bài tập 2: Câu văn “ở một nhà kia có hai con búp bê được đặt tên là con VệSĩ và con Em Nhỏ” phù hợp với phần nào của bài văn trên? A: mở bài C: kết bài D: Có thể dùng cả ba phần. B: thân bài Bài tập3: Em có người bạn thân ở nước ngoài. Em hãy miêu tả cảnh đẹp ởquê hương mình, để bạn hiểu hơn về quê hương yêu dấu của mình & mời bạn códịp đến thăm. * Gợi ý: 1. Định hướng. - Nội dung:Viết về cảnh đẹp của quê hương đất nước. - Đối tượng:Bạn đồng lứa. - Mục đích:Để bạn hiểu & thêm yêu đất nước của mình. 2. Xây dựng bố cục. MB: Giới thiệu chung về cảnh đẹp ở quê hương Việt Nam. TB: Cảnh đẹp ở 4 mùa (thời tiết, khí hậu) Phong cảnh hữu tình. Hoa thơm trái ngọt. Con người thật thà, trung hậu. (Miêu tả theo trình tự thời gian - không gian) KB. Cảm nghĩ về đất nước tươi đẹp.niềm tự hào về cảnh đẹp của quê hương,đất nước Việt Nam- Liên hệ bản thân. 3. Diễn đạt. HS diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành văn bản. (Hãy viết phần MB-Phần TB) 4. Kiểm tra. Kiểm tra các bước 1- 2- 3 & sửa chữa sai sót, bổ sung những ý còn thiếu. Bài tập 4:Cho đề bài sau: Em hãy viết thư cho một người chiến sĩ ngoài đảoxa để kể về một hoạt động đền ơn đáp nghĩa của chi đội em.Hãy tạo dựng văn bảntheo các bước đã học. Tiết 14-15: Bài tập phân tích cảm thụ ca dao * Phương pháp cảm thụ một bài ca dao. 1. Đọc kĩ nhiều lượt để tìm hiểu nội dung (ý). 2. Cách dùng từ đặt câu có gì đặc biệt. 3. Tìm những hình ảnh, chi tiết có giá trị gợi tả. 4. Tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ (Đặc biệt là ý và từ trong cadao). 5. Cảm nhận của em về cả bài. Bài tập 1: Hãy phân tích & tìm hiểu cái hay, cái đẹp của bài ca dao sau: Râu tôm nấu với ruột bầu. Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon. a. Tìm hiểu: - Râu tôm, ruột bầu là 2 thứ bỏ đi. - Bát canh ngon:Từ ngon có giá trị gợi cảm. - Cảm nghĩ của em về cuộc sống nghèo về vật chất nhưng đầm ấm về tinhthần. b. Tập viết: * Gợi ý: Râu tôm- ruột bầu là 2 thứ bỏ đi.Thế mà ở đây hai thứ ấy được nấuthành một bát canh “ngon” mới tuyệt & đáng nói chứ. Đó là cái ngon & cái hạnhphúc có thực của đôi vợ chồng nghèo thương yêu nhau. Câu ca dao vừa nói đượcsự khó khăn thiếu thốn cùng cực,đáng thương vừa nói được niềm vui,niềm hạnhphúc gia đình đầm ấm, tuy bé nhỏ đơn sơ, nhưng có thực & rất đáng tự hào của đôivợ chồng nghèo khổ khi xưa. Cái cảnh chồng chan, vợ húp thật sinh động & hấpdẫn. Cái cảnh ấy còn được nói ở những bài ca dao khác cũng rất hay : Lấy anh thì sướng hơn vua. Anh ra ngoài ruộng bắt cua kềnh càng. Đem về nấu nấu, rang rang. Chồng chan, vợ húp lại càng hơn vua. Hai câu ở bài ca dao trên chỉ nói được cái vui khi ăn, còn 4 này nói được cả 1quá trình vui khá dài (từ khi bắt cua ngoài đồng đến lúc ăn canh cua ở nhà, nhất làcái cảnh nấu nấu, rang rang). Bài tập 2: Hãy cảm nhận về tình yêu quê hương đất nước & nhân dân qua bàica dao sau: Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát. Đứng bên tê đồng , ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng. Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. a.Tìm hiểu: - Hình ảnh cánh đồng đẹp mênh mông, bát ngát. - Hình ảnh cô gái. Biện pháp so sánh: Em như chẽn lúa đòng đòng. Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. b. Luyện viết: * Gợi ý: Cái hay của bài ca dao là miêu tả được 2 cái đẹp: cái đẹp của cánhđồng lúa & cái đẹp của cô gái thăm đồng mà không thấy ở bất kì một bài ca daonào khác. Dù đứng ở vị trí nào, “đứng bên ni” hay “đứng bên tê”để ngó cánh đồng quênhà, vẫn cảm thấy “mênh mông bát ngát . .. bát ngát mênh mông”. Hình ảnh cô gái thăm đồng xuất hiện giữa khung cảnh mênh mông bát ngátcủa cánh đồng lúa & hình ảnh ấy hiện lên với tất cả dáng điệu trẻ trung, xinh tươi,rạo rực, tràn đầy sức sống. Một con người năng nổ, tích cực muốn thâu tóm, nắmbắt cảm nhận cho thật rõ tất cả cái mênh mông bát ngát của cánh đồng lúa quêhương . Hai câu đầu cô gái phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng để chiêmngưỡng ...

Tài liệu được xem nhiều: