Danh mục

Bài thu hoạch: Ứng dụng công nghệ thông tin - Truyền thông vào quản lý hành chính nhà nước tại Uỷ ban nhân dân xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

Số trang: 17      Loại file: docx      Dung lượng: 45.21 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài thu hoạch nghiên cứu về ứng dụng Công nghệ thông tin - Truyền thông trong quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn xã Phú Khánh, huyện thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Cụ thể về Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; nguồn nhân lực sử dụng công nghệ thông tin; các phần mềm công nghệ thông tin đang được sử dụng; các chủ trương, chính sách, nguồn vốn được dùng để đầu tư cho công nghệ thông tin ở địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài thu hoạch: Ứng dụng công nghệ thông tin - Truyền thông vào quản lý hành chính nhà nước tại Uỷ ban nhân dân xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết khách quan Công nghệ  thông tin ­ Truyền thông (CNTT­TT) xuất hiện  ở  Việt  Nam từ khá sớm, có thể nói là nó xuất hiện gần như cùng lúc với sự  xuất   hiện của CNTT­TT trên thế  giới. Là một ngành tổng thể  bao gồm nhiều   nhánh nhỏ  như  mạng lưới bưu chính viễn thông, truyền thông đa phương  tiện, internet..., chúng ta có thể  khẳng định rằng  ở  Việt Nam đã xây dựng   được một cơ cấu hạ tầng có đồng bộ, đầy đủ  trong hệ  thống ngành công  nghệ  thông tin. Có thể  kể  tới một dấu mốc đáng nhớ  trong sự  phát triển  ngành CNTT­TT đó là vào năm 1997, nước ta đã biến “giấc mơ  Internet”  thành hiện thực bằng việc tham gia kết nối vào mạng toàn cầu và tính cho  tới thời điểm này, Việt nam đã trở  thành quốc gia có tỷ  lệ  tăng trưởng  Internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số những quốc gia có  tỷ lệ  tăng trưởng cao nhất thế giới. Việc ứng dụng CNTT­TT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước  góp phần nâng cao năng lực quản lý điều hành của các cơ  quan nhà nước,  phục vụ  tốt hơn, có hiệu quả  hơn cho người dân và doanh nghiệp và góp  phần đẩy nhanh tiến trình đơn giản hóa thủ  tục hành chính. Cải cách, đơn  giản hóa thủ    tục hành chính cần được chứng minh theo một cách nhanh  chóng, có thể  đo lường được cần phải  ứng dụng tin học, ngược lại  ứng   dụng tin học phải được xem là chìa khóa để “mở và đo lường được” nhận  thức về công khai, minh bạch trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính  như các quốc gia phát triển đã từng thành công. Thực tiễn cho thấy, ứng dụng CNTT­TT trong các hoạt động quản lý  nhà nước cũng như  giải quyết các thủ  tục hành chính   tại  Việt  Nam  trong  thời  gian  vừa  qua  đã  đạt được nhiều thành tựu như việc thực hiện Quyết  định số 28/2018/QĐ­TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc  2 gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà   nước.  Bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế dẫn đến việc ứng dụng công  nghệ  thông tin vào giải quyết thủ  tục hành chính của các địa phương vẫn  chưa đạt được hiệu quả  cao như: trình độ  kỹ  thuật của cán bộ  công chức  khi sử dụng công nghệ thông tin trong công việc hàng ngày, nguồn lực đầu   tư  cho công nghệ  thông tin còn hạn chế, truyền thống sử  dụng văn bản   giấy,… Việc  ứng dụng CNTT­TT trên địa bàn huyện Thạnh Phú nói chung,  xã Phú Khánh nói riêng được thực hiện từ khoảng năm 2010 trở lại đây. Để  nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT­TT trong quản lý hành chính nhà nước,   đặc biệt là giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân xã cần phải  có một công trình nghiên cứu về  những hạn chế, tồn tại trong việc  ứng   dụng CNTT­TT trong quản lý hành chính nhà nước để từ đó có những giải  pháp nhằm nâng cao hiệu quả   ứng dụng CNTT­TT trong quản lý hành  chính nhà nước, đặc biệt là giải quyết thủ  tục hành chính. Vì vậy, tôi đã  chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin ­ Truyền thông vào quản lý  hành   chính   nhà   nước   tại   Uỷ   ban   nhân   dân   xã   Phú   Khánh,   huyện  Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre” làm Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế. 2. Chủ đề nghiên cứu thực tế Tập trung nghiên cứu về   ứng dụng Công nghệ  thông tin ­ Truyền   thông trong quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn xã Phú Khánh, huyện  thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Cụ  thể  về  Cơ  sở  hạ  tầng công nghệ  thông tin;   nguồn nhân lực sử  dụng công nghệ  thông tin; các phần mềm công nghệ  thông tin đang được sử dụng; các chủ trương, chính sách, nguồn vốn được   dùng để đầu tư cho công nghệ thông tin ở địa phương. 3. Đối tượng nghiên cứu 3 Ứng dụng CNTT­TT trong quản lý hành chính nhà nước tại Ủy ban  nhân dân xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. 4. Phạm vi nghiên cứu ­ Chủ đề nghiên cứu: Ứng dụng CNTT­TT trong quản lý hành chính  nhà nước tại Ủy ban nhân dân xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến   Tre. ­ Phạm vi không gian: Tại Bộ  phận tiếp nhận và trả  kết quả  thuộc  Ủy ban nhân dân xã Phú Khánh. ­ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sử dụng những số liệu, tài liệu, thực   tiễn ứng dụng CNTT­TT tại Ủy ban nhân dân xã Phú Khánh năm 2020. 5. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT­TT   trong quản lý hành chính nhà nước. Từ  đó, đánh giá thực trạng  ứng dụng   CNTT­TTtrong quản lý hành chính nhà nước tại  Ủy ban nhân dân xã Phú   Khánh trong năm 2020, đưa ra những đánh giá về những kết quả đạt được  và những hạn  chế  cần  phải  khắc  phục.  Trên  cơ  sở  đó,  nghiên  cứu  sẽ  đề  xuất  một  số  giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh  ứng dụng CNTT­TT   trong quản lý hành chính nhà nước, đặc biệt là giải quyết thủ  tục hành  chính tại Ủy ban nhân dân xã Phú Khánh cho những năm tiếp theo. 4 NỘI DUNG 1. Đặc điểm tình hình Phú Khánh là xã thuộc tiểu vùng III của huyện Thạnh Phú, cách trung  tâm huyện Thạnh Phú 07 km, là một xã nghèo do chịu ảnh hưởng nặng nề  của chiến tranh để lại. Trước kia, Phú Khánh là một xã nằm chắn ngang từ  giáp sông Hàm Luông đến giáp sông Cổ  Chiên dài 13 km, chỗ  hẹp nhất 2  km, rộng nhất 4 km; địa hình bằng phẳng, có nhiều sông rạch chằng chịt. + Phía Đông giáp xã An Nhơn và An Điền; + Phía Tây giáp xã An Thuận;  + Phía Nam giáp sông Cổ Chiên ; + Phía Bắc giáp xã An Thạnh. Sau nhiều năm khai phá, đến nay toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên   là 2.586,22 ha, trong đó có 1.696,04 ha sản xuất nông nghiệp, chủ  yếu nuôi   thủy sản và gieo cấy lúa. Toàn xã có 2.036 hộ với 9.654 nhân khẩu, được chia  thành 06  ấp: An Ninh, An Thới, An Bình, An Phú, An Huề và An Thủy, đại  bộ  phận là dân tộc Kinh, về kinh tế chủ yếu của xã nuôi thủy sản và trồng   5 lúa. Ngoài ra, để tăng thêm thu nhập những năm gần đây n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: