Danh mục

Bài tiểu luận Lạm phát và tình hình lạm phát ở việt nam mấy năm gần đây

Số trang: 48      Loại file: docx      Dung lượng: 7.93 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (48 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài tiểu luận Lạm phát và tình hình lạm phát ở Việt Nam mấy năm gần đây" trình bày cơ sở lý thuyết về lạm phát, tình hình lạm phát ở việt nam trong những năm gần đây và so sánh lạm phát ở Việt Nam với các nước Đông Nam Á, các giải pháp của chính phủ để kiểm soát lạm phát.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tiểu luận Lạm phát và tình hình lạm phát ở việt nam mấy năm gần đây Nhóm 5 LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY MỤC LỤC Page 1 of 48 Nhóm 5 LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY LỜI MỞ ĐẦU Lạm phát là một thực trạng đã và đang xảy ra như một nguy cơ tiềm  ẩn   về sự khủng hoảng tài chính. Nhiều cuộc khủng hoảng lớn trong quá khứ như:  khủng hoảng tài chính  tiền tệ  gắn liền với cuộc đại suy thoái kinh tế  thế  giới   1929­1933, khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế năm 1967, khủng hoảng USD   và sự suy đổ của hệ thống Bretton Woods năm 1970… làm cho nền tài chính của  nhiều quốc gia điêu đứng, phải mất thời gian dài mới có thể  bình  ổn tình hình.  Lạm phát tại Việt Nam trong thời gian qua làm cho Đảng, Nhà nước và nhất là  người dân phải chịu sức ép về  kinh tế  quá lớn, Câu hỏi đặt ra là lạm phát tại  Việt Nam đã xảy ra đến mức độ nào và chúng ta phải làm gì, làm thế nào, có dự  định gì trong tương lai để  giảm thiểu lạm phát, giúp cuộc sống được  ổn định  hơn. Đây chính là vấn đề  mà nhóm chúng tôi đang đi sâu vào. Tài liệu có tham  khảo ở nhiều trang web, những tin tức được lấy từ sách kinh tế của các giáo sư  tiến sĩ chuyên ngành. Thông qua đó, chúng tôi hy vọng có thể đem đến một cái  nhìn tổng quát hơn về vấn đề lạm phát tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Page 2 of 48 Nhóm 5 LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Page 3 of 48 Nhóm 5 LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ LẠM PHÁT 1. Lạm phát 1.1.  Khái  niệm lạm phát. Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó phát sinh từ  chế   độ   lưu   thông   tiền   giấy.   Vì   tiền   giấy  không có  giá  trị  nội  tại  mà chỉ  mang giá trị  danh   nghĩa,   nên   khi   có   hiện   tượng   dư   tiền  giấy   trong   lưu   thông   thì   người   ta   không   xu  hướng giữ lại trong tay mình những đồng tiền  bị  mất giá và lượng tiền thừa sẽ   ảnh hưởng   trực tiếp đến sản xuất và lưu thông hàng hóa. Từ đó dẫn đến lạm phát. Lạm phát dùng để  chỉ  sự  tăng lên của mức giá chung của hầu hết các hàng  hóa , dịch vụ  theo thời gian so với thời điểm một năm trước đó trong một thời   gian nhất định. Khi giá của hàng hóa, dịch vụ  tăng lên đồng nghĩa với sức mua   của đồng tiền giảm đi cùng với một số tiền nhất định. Trong kinh tế vĩ  mô  (macroeconomics), lạm phát là sự  tăng mức giá chung  của hàng hóa, dịch vụ  theo thời gian và sự  mất giá trị của một loại tiền tệ.  Page 4 of 48 Nhóm 5 LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Nhưng khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của  một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo ý đầu tiên thì  người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế  một quốc gia, còn theo nghĩa thứ  hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại   tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó. Phạm vi ảnh   hưởng của hai thành phần này vẫn là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh   tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0  hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn định giá cả. Tóm lại, lạm phát là sự  tăng lên liên tục theo thời gian của mức giá chung   hầu hết các hàng hóa, dịch vụ  so với thời điểm một năm trước đó trong một   thời gian  nhất định. 1.2.  Các quan điểm về lạm phát. L. V. Chandeler, D. C Cliner cho rằng lạm phát là sự tăng giá hàng hóa bất  kể dài hạn hay ngắn hạn, theo chu kỳ hay đột xuất. Theo G. G. Mtrukhin lại cho rằng lạm phát là hình thức tràn trề tư bản một  cách tiềm tàng ( tự phát hay có dụng ý) là sự phân phối lại sản phẩm xã hội và   thu nhập quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản xuất   xã hội, các ngành kinh tế và các giai cấp, các nhóm dân cư xã hội. Page 5 of 48 Nhóm 5 LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Theo  K.   Mark,   Lạm   phát   là   hiện  tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông tiền tệ, vược qua các nhu cầu của  nền kinh tế làm cho tiền tệ ngày càng bị mất giá và phân phối lại thu nhập quốc   dân.  Theo Keynes, việc tăng nhanh cung tiền tệ  sẽ  làm cho mức giá cả  tăng kéo  dài với tỷ lệ cao, do vậy gây nên lạm phát. Paul A. Samuelson: Lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung.  Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi mức giá chung… Page 6 of 48 Nhóm 5 LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Milton Friedman, cho rằng lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông  làm cho giá cả tăng lên. M. Friedman nói : “Lạm phát ở  mọi lúc moị nơi đều là  hiện tượng của lưu thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ  có thể  xuất hiện   khi nào số lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhanh hơn so với sản xuất”. Ở Việt Nam, ông Bùi Huy Khoát chia sẻ quan điểm là lạm phát nẩy sinh do  sự mất cân đối giữa cung và cầu, khi cầu có khả năng thanh toán tăng vượt quá  khả  năng cung của nền kinh tế  làm giá của hàng hoá tăng lên... Tóm lại, lạm   phát là sự tăng lên tự động của giá cả để lấy lại thế cân bằng đã bị phá vỡ giữa   cung và cầu biểu hiện ra ở hàng hóa và tiền. Còn ông  Nguyễn Văn kỷ  lại khẳng định lạm phát là hiện tượng tiền quá  thừa trong lưu thông so với lượng hàng quá ít ỏi.  Ông Vũ Ngọc Nhung thì chỉ ra đặc trưng của lạm phát là hi ...

Tài liệu được xem nhiều: