Danh mục

Bài tiểu luận môn Phân tích chính sách kinh tế xã hội: Phân tích chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 17      Loại file: doc      Dung lượng: 306.50 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài tiểu luận môn Phân tích chính sách kinh tế xã hội đề tài Phân tích chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Tỉnh Thừa Thiên Huế được nghiên cứu nhằm mục đích: Giải pháp của chính sách dân số phù hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Xã hội hoá công tác DS-KHHGĐ được đẩy mạnh và từng bước mở rộng phù hợp với quá trình phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tiểu luận môn Phân tích chính sách kinh tế xã hội: Phân tích chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Tỉnh Thừa Thiên Huế Trường Đại Học Kinh Tế Huế Đào tạo sau Đại học  BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH  CHÍNH SÁCH KINH TẾ XàHỘI Huế, 12/2015 Trường Đại Học Kinh Tế Huế Đào tạo sau Đại học  BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH  CHÍNH SÁCH KINH TẾ XàHỘI Đề tài: Phân tích chính sách Dân số ­ Kế hoạch hóa gia đình  Tỉnh Thừa Thiên Huế  Lớp QLKTAK16 Giáo viên giảng dạy: TS. Phan Văn Hòa Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương Yến Huế, 12/2015 CHUYÊN ĐỀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XàHỘI CHÍNH SÁCH DÂN SỐ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH I/ Đặt vấn đề: 1/ Tính cấp thiết của chính sách nghiên cứu: Công tác kế hoạch hoá dân số có tầm quan trọng rất lớn đối với sự nghiệp phát  triển kinh tế xã hội của đất nước và nâng cao đời sống của nhân dân. Công tác dân số  ­ kế  hoạch hóa gia đình (DS­KHHGĐ) là một bộ  phận quan trọng của Chiến lược   phát triển đất nước, một trong những vấn đề  kinh tế  xã hội hàng đầu của quốc gia.  Thực hiện tốt công tác DS­KHHGĐ là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc   sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội. Xác định tầm quan trọng của  công tác DS­KHHGĐ là một trong những giải pháp để  nâng cao chất lượng cuộc   sống nhân dân. Dân số  ­ Kế  hoạch hoá gia đình đã trở  thành một trong những nội dung quan   trọng trong chương trình hoạt động của các cấp  ủy Đảng và chính quyền, các đoàn   thể và tổ chức xã hội. Nhận thức và hành vi của người dân đối với các vấn đề dân số  đã có sự  chuyển đổi căn bản, quy mô gia đình ít con dần trở  thành chuẩn mực phổ  biến trong xã hội. Chúng ta đã hoàn thành vượt mức các chỉ  tiêu dân số  cơ  bản của   Nghị  quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ  X và Chiến lược Dân số  2001­2010 đã  đề ra. Thành tựu này khẳng định tính đúng đắn, sáng suốt về hệ thống các chính sách,  giải pháp của Đảng và Nhà nước, những nỗ lực bền bỉ của cả hệ thống chính trị, đặc   biệt của đội ngũ cán bộ  làm công tác DS­KHHGĐ từ  Trung  ương đến cơ  sở  trong   suốt 50 năm qua. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu và giải pháp của chính sách dân số  phù hợp với nguyện vọng của   đông đảo quần chúng nhân dân. Xã hội hoá công tác DS­KHHGĐ được đẩy mạnh và  từng bước mở rộng phù hợp với quá trình phát triển. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Thừa Thiên Huế II/ Nội dung nghiên cứu: 1. Cơ  sở  lý luận và thực tiễn của chính sách Dân số  ­ Kế  hoạch hóa gia   đình: 1.1 Lý luận chung: Dân số  cuả  mỗi quốc gia hoặc mỗi địa phương thật sự  có liên quan rất mật   thiết đến sự  phát triển của quốc gia, địa phương đó cũng như  có ảnh hưởng rất lớn  đến chất lượng cuộc sống của người dân Về  mặt tích cực: dân số  đông đem lại nguồn lao động cho sản xuất, nhất là  khi trình độ  cơ  giới hóa, tự  động hóa chưa cao. Tuy nhiên về  mặt tiêu cực, dân số  đông dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng nhất là khi cung không đáp ứng đủ cầu. Về mặt kinh tế: Khi tài nguyên thiên nhiên, đầu tư cơ sở vật chất không đáp   ứng kịp tỉ lệ tăng dân số, nạn thất nghiệp sẽ là một vấn đề  nan giải. Từ đó dẫn đến   những vấn đề  như  người lang thang, ăn xin thậm chí là những tệ  nạn xã hội như  trộm cướp, mại dâm v.v… chưa kêt đến sự  đổ  xô của nhiều người lên thành thị  làm  nặng thêm những vấn đề này ở các thành phố lớn. Về mặt giáo dục: Dân số tăng nhanh sẽ vượt mức đáp ứng của hệ thống giáo  dục, cộng với điều kiện kinh tế gia đình khó khăn sẽ làm tăng tình trạng thất học, bỏ  học dẫn đến trình độ  dân trí trung bình giảm thấp,  ảnh hưởng đến sự  phát triển  chung của xã hội, chất lượng cuộc sống. Về mặt y tế: Dân số tăng nhanh sẽ dẫn đến dịch bệnh gia tăng dẫn đến giảm   sức lao động, thương tật, tử vong. Về mặt môi trường: Hậu quả nghiêm trọng nhất của việc tăng dân số là vấn  đề  môi trường. Việc khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi như  phá rừng lấy đất   canh tác, khai thác gỗ làm chất đốt, vật dụng, khai thác thú rừng, đào quặng bừa bãi   v.v… đã tàn phá trầm trọng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên gián tiếp  ảnh hưởng   đến các rối loạn về mặt sinh thái như nạn lụt lội, hạn hán.                   Dân số  tăng đặc biệt  ở  thành thị  dẫn đến những vùng có mật độ  dân cư  cao,  sống chen chúc, mất vệ sinh dẫn đến sự gia tăng các dịch bệnh. Khói thải, nước thải,  rác thải làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất làm trầm trọng thêm những  vấn đề sức khỏe, nhất là ở các đô thị hoặc khu công nghiệp. Ảnh hưởng về mặt kinh   tế, giáo dục, y tế, môi trường đã tác động mạnh đến đời sống xã hồi và tâm lý của   người dân. Cuộc sống khó khăn dẫn đến quẫn bách hoặc xào xáo, mâu thuẫn trong   gia đình càng làm giảm thêm chất lượng cuộc sống. 1.2.Cơ sở pháp lý: 1.2.1.Quan điểm của Đảng và Nhà nước: a)Quan điểm của Đảng:           Nghị quyết TW 4 khoá VII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chính sách  dân số và kế hoạch hoá gia đình, Đảng ta nêu rõ:           ­Công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng của chiến   lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề  kinh tế  ­ xã hội hàng đầu của  nước ta, là một yếu tố  cơ  bản để  nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người,   từng gia đình và của toàn xã hội.           ­Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình làvận  động, tuyên truyền và giáo dục gắn liền với đưa dịch vụ  kế  hoạch hoá gia đình đến  tận người dân; có chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho người chấp nhận gia đình  ít con, tạo động lực thúc đẩy phong trào quần chúng thực hiện kế hoạch hoá gia đình.           ­Đầu tư cho công tác dân số và kế hoạc ...

Tài liệu được xem nhiều: