Thông tin tài liệu:
Trong thời đại hiện nay, hoạt động kinh doanh luôn gặp phải nhiều khó
khăn và đối mặt với sự lạc hậu, các doanh nghiệp luôn phải đổi mới, cải tiến và
đẩy mạnh truyền thông mới có thể theo kịp tốc độ phát triển. Những thay đổi
nhanh về thị hiếu, công nghệ, tình hình cạnh tranh, do đó dù doanh nghiệp đưa ra
sản phẩm, dịch vụ tốt đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. “Một con tàu muốn
chạy được thì cần có đầu tàu tốt”....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài Tiểu Luận " công tác quản trị và lãnh đạo tại tập đoàn kinh tế Vinashin "
Bài Tiểu Luận Môn Quản Trị Học
ĐỀ TÀI
Công tác quản trị và lãnh đạo tại tập
đoàn kinh tế Vinashin
Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Ngát
SVTH: Trần Thị Ngát Trang 1
Bài Tiểu Luận Môn Quản Trị Học
LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃNH ĐẠO 4
1.1. Khái niệm về lãnh đạo 4
1.2. Lý thuyết lãnh đạo 5
1.3. Xây dựng sự tin cậy: cốt lõi của lãnh đạo: 12
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VÀ LÃNH
ĐẠO TẠI TẬP ĐOÀN KINH TẾ VINASHIN: 13
2.1. Sơ lược về tập đoàn Vinashin: 13
2.2. Thực trạng công tác quản trị và lãnh đạo 18
III:KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
SVTH: Trần Thị Ngát Trang 2
Bài Tiểu Luận Môn Quản Trị Học
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, hoạt động kinh doanh luôn gặp phải nhiều khó khăn
và đối mặt với sự lạc hậu, các doanh nghiệp luôn phải đổi mới, cải tiến và đẩy
mạnh truyền thông mới có thể theo kịp tốc độ phát triển. Những thay đổi nhanh về
thị hiếu, công nghệ, tình hình cạnh tranh, do đó dù doanh nghiệp đưa ra sản phẩm,
dịch vụ tốt đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. “Một con tàu muốn chạy được thì
cần có đầu tàu tốt”.
Hiện nay, ở Việt Nam vai trò người lãnh đạo trong doanh nghiệp ngày càng
được xem trọng và đánh giá cao. Thực tế thì một số ít công ty nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam đã rất thành công trong hoạt động quản trị và lãnh đạo doanh
nghiệp đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh từ sự khác biệt so với doanh nghiệp Việt
Nam. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa nắm bắt
được tầm quan trọng của khái niệm này.
Nội dung tiểu luận gồm hai phần:
Phần I: cơ sở lý luận chung về lãnh đạo.
Phần II: thực trạng công tác quản trị và lãnh đạo tại tập đoàn kinh tế Vinashin
Hy vọng bài tiểu luận này mang đến cho thầy, cô cùng với các bạn một lượng
kiến thức nhỏ. Trong quá trình làm tiểu luận có những sai sót mong nhận được sự
góp ý từ thầy cô cùng tất cả các bạn để tiểu luận được hoàn thiện hơn, rút được
kinh nghiệm cho bản thân sau khi nghiên cứu đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Kiên Giang ngày 18 tháng 5 năm 2012.
SVTH: Trần Thị Ngát Trang 3
Bài Tiểu Luận Môn Quản Trị Học
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃNH ĐẠO
1.1. Khái niệm về lãnh đạo
1.1.1. Định nghĩa chức năng lãnh đạo
Lãnh đạo là một chức năng quan trọng của quản trị. Khả năng lãnh đạo hiệu
quả là một trọng những chìa khóa quan trọng để trở thành một quản trị viên giỏi.
Một số quan niệm, định nghĩa về lãnh đạo:
- Lãnh đạo là cách cư xử cá nhân khi anh ta chỉ đạo hoạt động của một nhóm
để đạt tới mục tiêu chung.
- Lãnh đạo là sự khởi xướng và duy trì cấu trúc trong sự mong đợi và sự
tương tác.
- Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng đến hoạt động của nhóm có tổ chức để đạt
tới mục tiêu.
Từ các định nghĩa trên ta có định nghĩa tổng quát:
Lãnh dạo là một quá trình ảnh hưởng có tính xã hội, là sự tác động mang tính
nghệ thuật, hay một quá trình gây ảnh hưởng đến người khác sao cho họ sẽ tự
nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là
chỉ dẫn, động viên và đi trước. Các nhà lãnh đạo hoạt động để giúp một nhóm đạt
được các mục tiêu với sự vận dụng tối đa các khả năng của nhóm.
1.1.2. Nhà quản trị và người lãnh đạo:
Nhiều người có thói quen sử dụng hai thuật ngữ này cùng một nghĩa. Tuy
nhiên, chúng không nhất thiết giống nhau. Nhà quản trị có thể đóng vai trò của nhà
lãnh đạo, nhưng nhà lãnh đạo thì không phải lúc nào cũng là nhà quản trị. Nhà quản
trị được bổ nhiệm, họ có quyền lực hợp pháp, cho phép họ quyền tự thưởng và
trừng phạt. Khả năng của họ dựa trên quyền hành chính thức vốn cố hữu ở vị trí họ
SVTH: Trần Thị Ngát Trang 4
Bài Tiểu Luận Môn Quản Trị Học
đảm nhiệm. Ngược lại, người lãnh đạo có thể được bổ nhiệm hoặc hiện ra trong
nhóm. Người lãnh đạo có thể ảnh hưởng lên người khác nhằm thực hiện ý tưởng
ngoài quyền hành chính thức.
Tất cả nhà quản trị có nên là người lãnh đạo ? Ngược lại, tất cả người lãnh
đạo nên là nhà quản trị ? Từ những kết quả nghiên cứu, chúng ta có thể phát biểu
rằng tất cả nhà quản trị về mặt lý tưởng nên là người lãnh đạo vì lãnh đạo là chức
năng của quản trị. Tuy nhiên, không phải tất cả những nhà lãnh đạo đều cần có các
khả năng trong các chức năng quản trị khác, vì vậy không phải tất cả nhà lãnh đạo
đều có một chức vụ quản trị. Đứng dưới góc độ quản trị, thuật ngữ nhà lãnh đạo là
người có thể ảnh hưởng đến người khác và có quyền lực.
1.2. Lý thuyết lãnh đạo
1.2.1. Tâm lý lãnh đạo
Người lãnh đạo hữu hiệu thường có các đặc điểm tâm lý sau:
- Cá tính:
+ Luôn điềm tĩnh làm chủ mọi tình huống. Cá tính này đòi hỏi ở người lãnh
đạo không bi quan, dao động trước những khó khăn, thử thách, không bị cuốn hút
bởi những tình huống mà phải điềm tĩnh, chủ động đối phó một cách tốt nhất. Sự
điềm tĩnh là điều kiện cần thiết giúp cho người lãnh đạo có đủ sáng suốt để ra các
quyết định chính xác giải quyết các tình huống khó khăn, phức tạp và nguy cấp
nhất, tránh được những hiện tượng nóng vội gây nguy hiểm cho tổ chức.
+ Trung thực với cộng sự. Là một đức tính hết sức cần thiết đối với tất cả quản
trị viên ở mọi cấp mà trước hết là người lãnh đạo, vì tính trung thực của người lãnh
đạo sẽ chiếm được sự kính trọng và quí mến của những thuộc cấp, là nguồn động
viên thúc đẩy họ ra sức hoàn thành tất cả những mệnh lệnh do anh ta đòi hỏi.
SVTH: Trần Thị Ngát Trang 5
Bài Tiểu Luận Môn Quản Trị Học
+ Cởi mở song kiên quyết khi cần thiết. Đức tính này thể hiện bản lĩnh của
người lãnh đạo, là một con ...