Danh mục

Bài tiểu luận: Sách lược ngoại giao của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945 – 19/12/1946

Số trang: 21      Loại file: docx      Dung lượng: 45.32 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 21,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài tiểu luận "Sách lược ngoại giao của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 – 19/12/1946" giới thiệu đến các bạn những nội dung: Tình hình Việt Nam sau Cách mạng, chính sách ngoại giao cơ bản của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 19/12/1946. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tiểu luận: Sách lược ngoại giao của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945 – 19/12/1946 MỤC LỤC GVHD: Lại Thị Hương                          1          SVTH: Trương Thị Vĩnh Giang TÓM TẮT Sau khi cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân   chủ Cộng hòa ra đời. Từ đó cho đến 19/12/1946 là một giai đoạn lịch sử đặc   biệt của dân tộc ta. Đất nước vừa giành độc lập, chính quyền cách mạng vừa   mới thành lập còn non trẻ và thiếu kinh nghiệm ngay lập tức đã phải đối phó   với nhiều thử thách nghiêm trọng, đặc biệt là giặc ngoại xâm. Để  bảo vệ  chính quyền trong điều kiện có nhiều kẻ  thù cùng một lúc   như kì 1946­1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã có một đường lối đối   ngoại đúng đắn, đánh giá từng loại kẻ  thù trong từng thời điểm để  có thể   đưa ra những đối sách thích hợp, loại dần từng kẻ  thù một, cuối cùng tập   trung mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu tránh không để bị rơi vào tình trạng phải   đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc. GVHD: Lại Thị Hương                          2          SVTH: Trương Thị Vĩnh Giang MỞ ĐẦU Hiện nay, xu thế chung mà các quốc gia trên thế giới hướng tới là sự hòa  bình, hợp tác và phát triển. Các quốc gia ngày càng có nhiều mối quan hệ về  kinh tế, chính trị, xã hội .Để  những mối quan hệ  này trở  nên tốt đẹp, bền  vững, mỗi quốc gia cần có quan hệ ngoại giao tốt với các quốc gia khác trong  khu vực và trên thế giới. Việt Nam, sau 20 năm đổi mới, đang có lợi thế rất lớn là tình hình chính  trị, xã hội cơ bản  ổn định nhưng chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều   thách thức rất lớn. Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện đường lối   đối ngoại độc lập, tự  chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ  quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là  bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế  giới phấn  đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.” Những phương châm, đường lối đối  ngoại của ta bắt đầu cùng với sự  hình thành của Nhà nước Việt Nam Dân  chủ  Cộng hòa. Đến nay, những chính sách đó vẫn là những công cụ  sắc bén  giúp Việt Nam bảo vệ  độc lập chủ  quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển về  các mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội . Tìm hiểu về chính sách đối ngoại của Việt Nam giúp ta hiểu rõ về hoạt   động ngoại giao của nước nhà. Từ đó, ta rút ra được những kinh nghiệm quý  báu để  vận dụng, sáng tạo góp phần phát triển đất nước. Đồng thời, những  kiến thức mà ta thu được qua tìm hiểu các chính sách ngoại giao, hoạt động   ngoại giao cũng giúp ích cho ta trong việc ứng xử, trong công việc hàng ngày. Trong hơn 70 năm lịch sử  ngoại giao cách mạng thì giai đoạn 2/9/1945  đến ngày 19/12/1946 là giai  đoạn ngành ngoại giao mới thành lập. Ngành   ngoại giao cách mạng còn non trẻ này phải gánh vác một sứ mạnh lịch sử hết  sức to lớn và nặng nề. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương,  nay là Đảng cộng sản Việt Nam và lãnh tụ  Hồ  Chí Minh, ngoại giao Việt   Nam đã thực hiện những sách lược hết sức đúng đắn, khôn khéo vừa kiên  GVHD: Lại Thị Hương                          3          SVTH: Trương Thị Vĩnh Giang quyết vừa linh hoạt: lúc hoà với Tưởng, tập trung sức chống Pháp xâm lược   ở miền Nam, rồi hoà với Pháp với việc ký kết Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946  để  đuổi Tưởng về  nước, góp phần giữ  vững Nhà nước độc lập non trẻ.   Ngoại giao Việt Nam 1945­1946 lúc này phải phát huy hết khả  năng để  giữ  vững độc lập, chủ quyền và đưa đất nước đi lên. Đây là thời kì mà ngoại giao   Việt Nam được thể hiện rất rõ nét với những mục tiêu và nhiệm vụ  cụ  thể.   Vì những lý do trên đây, chúng tôi đã chọn đề  tài: “Sách lược   ngoại giao   của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945 – 19/12/1946” làm vấn đề  nghiên cứu của mình. GVHD: Lại Thị Hương                          4          SVTH: Trương Thị Vĩnh Giang NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG  THÁNG TÁM 1945 1.1 Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự ra đời của Nhà  nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa a. Nguyên nhân bùng nổ Tổng khởi nghĩa tháng Tám Từ giữa năm 1944, tình hình thế giới và trong nước phát triển gấp rút có  lợi cho cách mạng. Cuộc chiến tranh chống phát xít bước vào giai đoạn kết   thúc, quân đội Liên Xô phản công quân Đức trên nhiều mặt trận và đẩy lùi   chúng ra khỏi biên giới. Quân Nhật thua đậm  ở  mặt trận Châu Á Thái Bình   Dương Ngày 7/5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi  nghĩa và kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”.  Vào đầu năm 1945, cuộc chiến tranh thế  giới bước vào giao đoạn kết  thúc. Trên chiến trường Châu Âu, phát xít Đức đã bị  quét sạch khỏi lãnh thổ  Liên Xô, thủ  đô Béc lin sắp thất thủ.  Ở mặt trận Thái Bình Dương, phát xít  Nhật cũng khốn đốn. Thực dân Pháp ở Đông Dương đang nhân cơ hội đó để  ngóc đầu dậy, chúng ráo riết hoạt động, đợi khi quân đồng minh kéo vào  Đông Dương đánh Nhật sẽ  nổi dậy hưởng  ứng để  giành lại địa vị  thống trị  cũ. Mâu thuẫn đối kháng giữa Nhật và Pháp  ở Đông Dương trở nên gay gắt.   Vào   ngày  9/3/1945,  Nhật   đảo  chính  Pháp.  Đang  lúc  Nhật   đảo  chính  Pháp, Ban thường vụ  Trung  ương Đảng họp tại làng Đình Bảng (Từ  Sơn,  Bắc Ninh). Vào ngày 12/3/1945, Ban thường vụ Trung  ương ra chỉ thị “Nhật­ Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.  b.Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công Trước sự  chuyển biến mau lẹ, ngay khi nghe tin chính phủ  Nhật đầu  hàng từ ngày 13 đến 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông   Dương họp tại Tân Trào quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước  GVHD: Lại Thị Hương                          5          SVTH: Trương Thị Vĩnh Giang Khởi nghĩa  đã nổ  ra  ở  nhiều xã huyện thuộc các tỉnh châu thổ  sông  Hồng, Thanh Hóa, Nghệ  An, Hà Tĩnh, Thừa Thiê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: