Danh mục

Bài tiểu luận: So sánh các phương thức thanh toán quốc tế

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 297.65 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài tiểu luận: So sánh các phương thức thanh toán quốc tế nhằm trình bày về mỗi hình thức thanh toan đều có những ưu và nhược điểm riêng, áp dụng trong từng trường hợp nhất định nên sự lựa chọn phương thức thanh toán sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động ngoại thương này, vì vậy bài tiểu luận đi phân tích đặc điểm và so sánh các phương thức với nhau để làm rõ những ưu, nhược điểm, phạm vi áp dụng của từng phương thức thanh toán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tiểu luận: So sánh các phương thức thanh toán quốc tế ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: SO SÁNH CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ Giảng viên: Nguyễn Phúc Cảnh Bộ môn: Thanh toán quốc tế Chuyên ngành: Kinh Doanh Bảo Hiểm K35 Nhóm 6: Trần Văn Tuấn Bùi Trung Tín Đào Xuân Liệu Nguyễn Thị Bích Phùng Thị Thanh Hà Nguyễn Thị Bảo Linh Trần Nguyễn Trọng Nhân Năm học 2012 1 Lời mở đầu Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội riêng biệt. Do có những đặc điểm riêng biệt mà mỗi nước có những lợi thế để sản xuất ra những hàng hoá mà các nước khác không thể sản xuất được hoặc nếu có thể sản xuất được thì vẫn cũng với chi phí cao hơn. Từ đó phân công lao động quốc tế được hình thành một cách khách quan. Việc buôn bán giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa các nước đang sinh ra là phải thanh toán các hàng hoá dịch vụ và sản phẩm vào một nước nhất định. Để có thể buôn bán hàng hoá giữa các nước này với các nước khác thì Thanh Toán Quốc Tế chính là cầu nối trong giao dịch thanh toán giữa hai nước với nhau. Một nền kinh tế phát triển cao thì việc mở rộng quan hệ với nhiều nền kinh tế khác trên thế giới càng phát triển. Trong ngoại thương việc thanh toán giữa các nhà xuất khẩu và nhập khẩu thuộc hai quốc gia hay nhiều quốc gia phải được tiến hành thông qua ngân hàng bằng các phương thức thanh toán quốc tế nhất định như phương thức chuyển tiền (Remittance), Phương thức thanh toán ghi sổ (open account), Phương thức nhờ thu (collection), Phương thức giao chứng từ nhận tiền(CADs Cash against documents /COD: Cash on delivery), Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C). Và việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế nào là tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng ngoại thương và phù hợp với tập quán, luật lệ trong thanh toán quốc tế. Bởi mỗi hình thức thanh toan đều có những ưu và nhược điểm riêng, áp dụng trong từng trường hợp nhất định nên sự lựa chọn phương thức thanh toán sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động ngoại thương này. 2 Trong bài này chúng tôi sẽ đi phân tích đặc điểm và so sánh các phương thức với nhau để làm rõ những ưu, nhược điểm, phạm vi áp dụng của từng phương thức thanh toán. 1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) 1.1. Khái niệm Chuyển tiền là phương thức TTQT, trong đó một khách hàng của ngân hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Phương thức thanh toán chuyển tiền có thể được thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu sau: - Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer, M/T): là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua bưu điện. - Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer, T/T): là hình thức trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua fax, telex hoặc thông qua mạng liên lạc viễn thông SWIFT. Hai cách chuyển tiền trên chỉ khác nhau là chuyển tiền bằng điện nhanh hơn chuyển tiền bằng thư nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao hơn bằng thư. 3 Trong chuyển tiền bằng điện, có chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn (TTR – Telegraphic Trans fer Reimbursement), thường được sử dụng trong thanh toán L/C. Ngân hàng chiết khấu được phép đòi hoàn trả bằng điện. Trên thực tế thì ít L/C cho phép đòi tiền hoàn trả bằng điện, trừ khi đó L/C xác nhận bời ngân hàng. 1.2 Quy trình thanh toán Sơ đồ 1: Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền Ngân hàng t rả tiền (4) Ngân hàng chuyển t iền (P aying Bank) (Remitting Bank) (5) (3) (2) (1) Người hưởng lợi Người chuyển t iền (Beneficiary) (Remitter) Chú thích: (1) Người xuất khẩu thực hiện giao hàng theo hợp đồng, lập bộ chứng từ hàng hoá gửi cho người nhập khẩu để đi nhận hàng. (2) Người nhập khẩu sau khi nhận hàng, kiểm tra hàng hoá và bộ chứng từ hàng hoá, nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết, lập giấy đề nghị chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình. (3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu. (4) Ngân hàng chuyển tiền lập lệnh chuyển tiền gửi qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình đến ngân hàng trả tiền. 4 (5) Ngân hàng trả tiền thực hiện ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi đồng thời gửi báo có cho người hưởng lợi. Tiền chuyển đi có thể là tiền của nước người thụ hưởng h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: