Danh mục

Bạn cảm nhận cái đau thế nào

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 176.21 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bạn cảm nhận cái đau như thế nào Đau là một trải nghiệm phổ biến. tuy nhiên, mức độ đau mà bạn cảm nhận được và cách bạn phản ứng với nó lại là hệ quả của bản chất sinh học, tâm lý và văn hóa của riêng bạn. Việc trải qua những chấn thường hoặc bệnh tật gây đau trong quá khứ cũng có thể ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của bạn đối với đau. Khi đau tồn tại dai dẳng vượt quá thời gian dự kiến để lành vết thương hoặc khỏi bệnh, nó có thể trở thành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bạn cảm nhận cái đau thế nào Bạn cảm nhận cái đau như thế nào Đau là một trải nghiệm phổ biến. tuy nhiên, mức độ đau mà bạn cảm nhận được và cách bạn phản ứng với nó lại là hệ quả của bản chất sinh học, tâm lý và văn hóa của riêng bạn. Việc trải qua những chấn thường hoặc bệnh tật gây đau trong quá khứ cũng có thể ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của bạn đối với đau. Khi đau tồn tại dai dẳng vượt quá thời gian dự kiến để lành vết thương hoặc khỏi bệnh, nó có thể trở thành một chứng bệnh mạn tính. Lúc này đau không còn được xem là triệu chứng của một bệnh khác, mà tự nó đã trở thành một căn bệnh. Về cơ bản đau là hậu quả của một loạt những trao đổi bao gồm 3 thành tố chính: dây thần kinh ngoại biên, tủy sống và não. Dây thần kinh ngoại biên Các dây thần kinh ngoại biên bao gồm một mạng lưới những sợi thần kinh phân nhánh khắp cơ thể. Gắn vào mỗi nhánh này là những đầu mút thần kinh đặt biệt có thể cảm nhận một kích thích không dễ chịu, như vết đứt, bỏng hoặc sự dè ép gây đau. Những đầu mút thần kinh này được gọi là những thụ thể đau (nociceptor). Bạn có hàng triệu thụ thể đau ở da, xương, khớp và cơ và ở lớp màng bảo vệ xung quanh các cơ quan nội tạng. Các thụ thể đau tập trung ở những vùng dễ bị chấn thương, như ở đầu ngón chân ngón tay. Đó là lý do tại sao vết đứt ở đầu ngón tay lại đau hơn vết đứt ở lưng hay vai. Có chừng 200 thụ thể đau trên mỗi cm2 da. Cơ, được bảo vệ dưới da, có ít đầu mút thần kinh hơn. Và các cơ quan nội tạng, được bảo vệ bởi da, cơ và xương, còn có ít hơn. Một số thụ thể đau cảm nhận vết cắt rạch, một số khác cảm nhận kích thích nhiệt. Một loại cảm nhận thay đổi áp lực, nhiệt độ và hóa chất. Các thụ thể đau cũng có thể phát hiện viêm do chấn thương, bệnh hoặc nhiễm trùng. Khi các thụ thể đau phát hiện thấy kích thích có hại, nó sẽ chuyển tiếp tín hiệu đau ở dạng xung điện theo dây thần kinh ngoại vi tới tuỷ sống và não. Tuy nhiên, tốc độ truyền tín hiệu có thể thay đổi. Cảm giác đau dữ dội được truyền hầu như ngay lập tức có. Cảm giác đau âm ỉ nhức nhối như đau dạ dầy hoặc đau tai được truyền trong dây thần kinh với tốc độ chậm hơn. Tuỷ sống Khi tín hiệu đau tới tuỷ sống, nó sẽ gặp các tế bào thần kinh đặc hiệu đóng vai trò như người gác cổng, lọc tín hiệu đau trên đường tới não. Đối với đau dữ dội có liên quan tới tổn thương về thể xác, như khi chạm vào một vật nóng, “cổng” được mở rộng và tín hiệu đi theo đường hỏa tốc tới não. Các tế bào thần kinh trong tuỷ sống cũng phản ứng với tín hiệu khẩn cấp bằng cách bắt các phần khác của hệ thống thần kinh hoạt động, như các dây thần kinh vận động. Các dây thần kinh vận động báo hiệu cho cơ để bạn rụt tay ra khỏi vật nóng. Tuy nhiên, các tín hiệu đau yếu hơn, chẳng hạn như vết xước, có thể được lọc hoặc chặn lại ở cổng Trong tuỷ sống, tín hiệu cũng có thể thay đổi. Những cảm giác khác có thể mạnh hơn và làm giảm tín hiệu đau. Điều này xẩy ra khi bạn xoa bóp hoặc ép chặt vùng bị thương. Kết quả là tín hiệu cảnh báo được gửi bởi các dây thần kinh ngoại vi bị hạ xuống mức ưu tiên thấp hơn. Các tế bào thần kinh trong tuỷ sống cũng có thể giải phóng những hóa chất khuyếch đại hoặc thu nhỏ tín hiệu, ảnh hưởng tới cường độ của tín hiệu đau đi tới não. Não Khi tín hiệu đau tới não, chúng tới vùng đồi thị, trạm phân loại và chuyển thông tin nằm sâu trong não. Đồi thị nhanh chóng diễn giải các tín hiệu như tín hiệu đau và đồng thời chuyển tiếp chúng tới 3 vùng đặc thù của não: vùng cảm giác vật lý (vỏ não cảm giác bản thể), vùng cảm xúc, (hệ lưới) và vùng tư duy (vỏ não thùy trán). Như vậy nhận thức của bạn về đau là một trải nghiệm phức tạp gồm cảm giác, cảm xúc và tư duy. Não của bạn phản ứng với đau bằng cách gửi đi các tín hiệu thúc đẩy quá trình liền vết thương. Ví dụ, nếu bạn cắt vào ngón tay, nó báo hiệu cho hệ thống thần kinh tự động, hệ thống này sẽ điều chỉnh lưu lượng máu, gửi thêm máu và chất dinh dưỡng tới khu vực bị thương. Nó cũng giải phóng các chất giảm đau và gửi tín hiệu ngừng đau tới nơi bị thương. Phản ứng với đau Khi các tín hiệu đau tới não, 2 thành tố sẽ quyết định cách phản ứng của bạn. Cảm giác vật lý: Đau diễn ra ở nhiều hình thái: Đau nhói, đau buốt, đau  như dao đâm, đau rát, đau nhức, đau như kiến đốt, đau quặn, đau âm ỉ, đau nhức nhối. Đau cũng thay đổi từ nhẹ tới nặng. Đau nặng thu hút sự chú ý của bạn nhanh chóng hơn và nói chung gây ph ản ứng thể xác và tinh thần mạnh hơn đau nhẹ. Đau nặng cũng có thể làm bạn giảm khả năng, khiến bạn khó hoặc không thể đứng hoặc ngồi. Vị trí đau cũng có thể ảnh hưởng tới phản ứng của bạn đối với đau. Đau đầu cản trở khả năng làm việc của bạn hoặc gây mất tập trung, và do đó nhận được phản ứng mạnh hơn đau do viêm khớp ở đầu gối hoặc khi bị đứt tay. Tố chất cá nhân: Trạng thái tình cảm và tâm lý, ký ức về những lần đau đã  qua, sự giáo dục và thái độ cũng ảnh hưởng đến cách bạn diễn giải tín hiệu đau và ...

Tài liệu được xem nhiều: