Danh mục

BẢN CHẤT KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP VÀ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA QUÁ TRÌNH TÍCH TỤ RUỘNG ĐẤT

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 242.47 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích các bản chất kinh tế của rừng và đặc trưng cơ bản của quá trình sản xuất lâm nghiệp trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường chịu sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa để làm rõ tính tất yếu khách quan của quá trình tích tụ ruộng đất trong phát triển rừng và nghề rừng ở nước ta hiện nay. Bản chất kinh tế của rừng được thể hiện ở ba thuộc tính cơ bản: (i) nó vừa là đối tượng vừa là tư liệu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BẢN CHẤT KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP VÀ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA QUÁ TRÌNH TÍCH TỤ RUỘNG ĐẤTBẢN CHẤT KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP VÀTÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA QUÁ TRÌNH TÍCHTỤ RUỘNG ĐẤT Trần Văn Con Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamTÓM T ẮTBài viết phân tích các bản chất kinh tế của rừng và đặc trưng cơ bản của quá trình sảnxuất lâm nghiệp trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường chịu sự quản lý củaNhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa để làm rõ tính tất yếu khách quan của quátrình tích tụ ruộng đất trong phát triển rừng và nghề rừng ở nước ta hiện nay. Bản chấtkinh tế của rừng được thể hiện ở ba thuộc tính cơ bản: (i) nó vừa là đối tượng vừa là tưliệu sản xuất; (ii) giá trị sử dụng của rừng mang tính tổng hợp và đa mục đích và (iii) giátrị sử dụng của rừng mang tính tiềm năng nghĩa là ích lợi của rừng không chỉ nằm ở cácgiá trị sử dụng của sản phẩm và dịch vụ của nó mà còn ở khả năng tái tạo ra các giá trịđó. Đặc trưng cơ bản của quá trình sản xuất lâm nghiệp là ở chổ kết hợp hài hoà quá trìnhtái sản xuất sinh học có luân kỳ lâu năm với quá trình tái sản xuất kinh tế có chu kỳ hàngnăm. Do dó, đối tượng sản xuất lâm nghiệp không phải là một hay tổng của nhiều cây,hoặc một hay tổng của nhiều lâm phân cộng lại một cách đơn thuần mà là một đơn vịquản lý rừng (FMU) có diện tích đủ lớn, có cấu trúc không gian và thời gian thích hợp đểlấy không gian thay thế thời gian nhằm kết hợp tối ưu hai quá trình tái sản xuất sinh họcvà tái sản xuất kinh tế. Giao đất giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và tổ chứcngoài nhà nước là sự cần thiết để thực hiện việc chuyển đổi một nền lâm nghiệp Nhànước với đặc trừng tập trung, quan liêu, bao cấp và kém hiệu quả thành một nền lâmnghiệp xã hội với sự tham gia tích cực của mọi thành phần kinh tế; tạo ra sự công bằng vềcơ hội phát triển kinh tế cho mọi thành phần. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình này là việcchia lẻ rừng, đất lâm nghiệp vào tay các chủ rừng không thuận lợi cho quá trình sản xuất,quản lý. Tích tụ đất đai là điều kiện tất yếu khách quan để chuyền nền kinh tế lâm nghiệpsản xuất nhỏ lẻ, manh mún thành nền lâm nghiệp sản xuất hàng hoá theo hướng tập trunghoá, chuyên môn hoá, công nghiệp hoá và hiện đại hoá.Từ khoá: Bản chất kinh tế của rừng, đặc trưng của sản xuất lâm nghiệp, tích tụ ruộng đấtĐẶT VẤN ĐỀNhững hạn chế và yếu kém trong hệ thống tổ chức và thực tiễn quản lý, kinh doanh rừngcủa chúng ta hiện nay có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân cộinguồn có thể xuất phát từ những nhận thức và quan niệm sai lầm hoặc thiếu chính xác vềđối tượng và bản chất triết học của quá trình sản xuất lâm nghiệp. Quan niệm về nội dunglâm nghiệp đã, đang và sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của xã hội tuỳ vào trìnhđộ nhận thức, nhu cầu và xu thế phát triển của từng thời kỳ (Trần Văn Con, 2006). Đốitượng của ngành lâm nghiệp là đất rừng và các hệ sinh thái rừng (HSTR). Nhận thứckhác nhau về rừng sẽ dẫn đến các quan niệm khác nhau về chiến lược tổ chức và pháttriển nghề rừng. Ví dụ nếu quan niệm rừng là “kho tài nguyên thiên nhiên bất tận” thìchiến lược quản lý rừng chỉ chú trọng đến khâu khai thác tài nguyên (cũng như các nguồntài nguyên khoáng sản khác). Nhưng nếu quan niệm rừng là một hệ sinh thái (một cơ thể 1sống) có các qui luật phát sinh, phát triển và suy thoái thì việc kinh doanh rừng phải cânđối được cả khâu khai thác và xây dựng tái tạo lại hệ sinh thái đó.Đất rừng và các quần thể thực vật, động vật gắn liền với nó tạo thành một phức hệ đượcgọi là Hệ sinh thái rừng (Tansley, 1935) hay Sinh địa quần lạc (Sukacev (1947), phức hệđó chính là đối tượng của sản xuất lâm nghiệp. Chế độ sở hữu, quyền sử dụng, quyềnkinh doanh rừng và đất rừng là những vấn đề lớn mà mỗi quốc gia phải quan tâm giảiquyết. Liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền kinh doanh rừng và đất lâmnghiệp, ở Việt Nam đang diễn ra hai quá trình có vẻ như trái ngược nhau, đó là:(i) Quá trình ly tán (chia nhỏ ruộng đất) theo chủ trương giao rừng, giao đất lâmnghiệp cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đíchlâm nghiệp; quá trình này được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật: luật đất đai, luậtbảo vệ và phát triển rừng, Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ và sau đó làNghi định 163/1999/CP ngày 16/11/1999.(ii) Quá trình tích tụ (tập trung ruộng đất) do nhu cầu của sản xuất kinh tế thị trường ởqui mô lớn, nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sản xuất lâm nghiệp và cũng làxu thế khách quan của quá trình sản xuất lâm nghiệp. Về mặt pháp lý thì hiện chưa cónhững qui định riêng cho quá trình tích tụ ruộng đất, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: