Bài viết dưới đây không hề có ý phân biệt giới tính, người viết thành thật xin lỗi nếu có những hiểu nhầm nào gây ra do lỗi diễn đạt. Người viết đứng trên quan điểm các nam nữ nghệ sĩ đều bình đẳng và có những cách thức cá nhân riêng để tìm hiểu và bộc lộ chính họ trong nghệ thuật. * Tôi đã đi xem triển lãm Thay Hình Đổi Dạng không chỉ một lần. Mỗi
.lần đi xem, Thay Hình Đổi Dạng đều thắp lên trong tôi những suy nghĩ về giới tính. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn chuyện “nữ giới”, “nam giới” trong triển lãm Thay Hình Đổi Dạng
Bàn chuyện “nữ giới”, “nam
giới” trong triển lãm Thay Hình
Đổi Dạng
.
Bài viết dưới đây không hề có ý phân biệt giới tính, người viết thành
thật xin lỗi nếu có những hiểu nhầm nào gây ra do lỗi diễn đạt. Người
viết đứng trên quan điểm các nam nữ nghệ sĩ đều bình đẳng và có
những cách thức cá nhân riêng để tìm hiểu và bộc lộ chính họ trong
nghệ thuật.
*
Tôi đã đi xem triển lãm Thay Hình Đổi Dạng không chỉ một lần. Mỗi
lần đi xem, Thay Hình Đổi Dạng đều thắp lên trong tôi những suy nghĩ
về giới tính. Và tôi chợt giật mình nhận ra các triển lãm và tác phẩm tôi
thích trong hơn nửa năm trở lại đây đa phần đều được sáng tạo bởi nữ
giới.
Phụ nữ, trong quá trình sáng tạo, biết thắp sự sung sướng (cũng như
đau khổ) một cách bền bỉ, kiên nhẫn thai nghén chờ cơ hội sinh nở.
Trong khi không ít nam giới, cậy sức, cứ sướng lồng lên, đòi làm
những thứ lớn lao, dễ thăng hoa, nhưng cũng vì thế mà dễ xỉu.
Phụ nữ khi sáng tác thường hướng nội, nam giới khi sáng tác thường
hướng ngoại. Tất nhiên không ai ép buộc họ phải thế, nhưng cái thiên
tính trời cho ngay từ đầu đã giúp hai giới trở nên khác nhau và vì thế có
mặt mạnh (cũng như mặt yếu) riêng.
Tôi biết, những phân biệt của tôi là định kiến chủ quan có phần cổ hủ
về Nam giới – Nữ giới. Ngày nay giới tính bình đẳng, nữ giới có quyền
biểu lộ những cá tính mạnh mẽ của họ. Và vì thế nghệ thuật của họ khi
phơi ra với đời cũng có những bạo dạn, hướng ngoại không khác gì
nam giới.
Một góc triển lãm
Điều hay ho trước tiên của triển lãm Thay Hình Đổi Dạng nằm ở
chất liệu
Lụa là chủ đạo. Một chất liệu truyền thống mà từ lâu tôi đã tin rằng
đang giãy chết. Rất ít các tác giả trẻ mặn mà với chất liệu tốn thì giờ
này. Nhất là với các ông nghệ trẻ thích gào thét, hay thủ dâm (tinh
thần) dẫn đến nôn nóng trong xuất tinh… (à quên xuất xưởng) tác
phẩm thì sự đòi hỏi dai sức của lụa là quá sức.
Lụa, đối với tôi, là chất liệu mang nhiều giới tính âm. Người làm tranh
lụa phải có chút bền bỉ kiểu mai mái, gai gái. Nhưng mái quá, gái quá
thì lại không đủ sức phá phách để đẩy tranh lụa lên khỏi cái dớp tranh
trang trí.
Tranh lụa trong triển lãm Thay Hình Đổi Dạng cũng giãy dụa, nhưng
không phải giãy chết mà hình như là giãy sống. Ở đây vẫn có sự mềm
mại trang trí cố hữu của lụa, nhưng những tạo hình khù khoằm của
nhân vật trong tranh phủ định ngay định kiến về tính trang trí đơn
thuần. Chỉ còn lại sự tươi trẻ và nghịch ngợm của tác giả với các nhân
vật của mình. Tác giả có sự ngỗ ngược của nam giới lẫn trong tính cách
nữ giới. Lụa của Lê Hoàng Bích Phượng vì thế có được hơi thở mới.
Một trò đùa”, màu nước trên lụa, 85 x 87cm
Kế đến là tượng của Phượng
Bên cạnh các bức tranh lụa là các tác phẩm điêu khắc nhỏ xíu, chủ yếu
làm từ gốm. Những tác phẩm này như những con búp bê nhỏ, lôi ra từ
ngăn tủ. Nhưng tạo hình của đám búp bê này cũng khù khoằm không
kém trên tranh. Tôi chợt thấy có gì đó rất quen thuộc trong nhóm tác
phẩm này và từ đó mạnh dạn mường tượng ra quá trình thai nghén tác
phẩm của Phượng.
Thú thật, khi còn nhỏ tôi có những trò chơi hơi “lệch pha” (đám trẻ sau
này mạnh dạn gọi là “biến thái”). Khi còn bé, sức khoẻ của tôi cực
kém, không đủ sức theo được những trò đuổi bắt, chạy nhảy của lũ con
trai, thậm chí, tham gia đầy đủ các lớp mẫu giáo cũng khó. Tôi hay
được/bị nhốt ở nhà, thò qua cửa sổ để cùng cô bạn hàng xóm chơi… đồ
hàng và búp bê. Tôi cũng có búp bê của riêng tôi (thời đó khó khăn, có
gì dùng nấy, ít được thả phanh mà chọn xe tăng, súng nhựa).
Nhưng tôi chơi búp bê không giống các cô bé gái. Tôi lấy ni lông bọt
may áo giáp, ghép các mảnh sắt thải làm vũ khí, cắm đinh, đảo lộn
chân tay đầu tóc, tô vẽ, biến các bé búp thành những nhân vật hoàn
toàn kinh dị. Tôi lấy đó làm khoái trí, hạnh phúc với khả năng biến đổi,
sáng tạo kiểu trẻ con của mình.
Chắc hẳn khi làm những tác phẩm cho triển lãm Thay Hình Đổi Dạng ,
Phượng cũng có được những khoái trá tương tự khi nhìn thấy dưới
quyền năng sáng tạo của mình, dần xuất hiện những nhân vật siêu
tưởng, tuy lạ đời nhưng sống động. Khi nhìn vào các tác phẩm của
Phượng, tôi tưởng tượng thấy cả một quá trình mà tác giả, từ khi còn
nhỏ, đã tỉ mẩn ngồi trong một góc phòng nào đó, ngịch ngợm các bé
búp bê và dần khám phá khả năng biến đổi của mình. Những con búp
bê tuổi thơ (với tạo hình do các nhà thiết kế tạo ra), qua năm tháng đã
dần thay hình đổi dạng trở thành những nhân vật riêng của Phượng.
Những con người mà Phượng gặp sau này (với nhân dạng do bố mẹ họ
tạo ra) đã theo đà đó biển hình đổi dạng thành nhân vật trong tác phẩm
của Phượng. Các tác phẩm sau này, dù được sáng tác trong một khoảng
thời gian hữu hạn, lấy cảm hứng ở những con người ở thời điểm cụ thể,
nhưng vẫn luôn nằm trong cái guồng tưởng tượng mà tác giả có lẽ đã
khởi động từ bé.
.
.
.
.
Hướng nội và hướng ngoại – đặc sản của giới?
Tôi thích mường tượng ra Phượng lủi thủi với các nhân vật, chỉ chớp
lấy những hình dong mà cô gặp ngoài đời làm cái cớ để rồi quay lại với
trò chơi nội tâm, trở lại với thế giới của riêng mình. Cách hướng nội
như vậy là cách nghệ nữ giới hay làm.
Khi đọc phần thông cáo báo chí và bài viết của curator, mường tượng
này của tôi về Phượng có vẻ hơi lạc hậu. Trong bức Miệng Quạ (màu
nước trên lụa, 80 x 80cm), tác giả vẽ lại một người bán hàng mà cô
gặp; nhân dạng người này được lắp ghép với hình ảnh lũ quạ đang bâu
đầy cửa sổ. Một ghi chép cảm xúc nhưng không mang tính phán xét,
chỉ là hình ảnh chơi bời với hình ảnh. Cái này tạm gọi là có tí hướng
nội.
“Miệng quạ”, màu nước trên lụa, 80 x 80cm
Nhưng sang đến bức Rafael (màu nước trên lụa, 78 x 106.5cm) thì tình
thế hơi khác. Đây là tác phẩm mà một đồng nghiệp đi xem cùng tôi ưng
ý nhất. Đại ý theo tôi hiểu là vì tạo hình của nhân vật này vẫn gắn nhiều
hình người nhất. Trong các tác phẩm, các nhân vật dường như đã hoàn
thiện quá trình biến hình, thì anh chàng Rafael mới chỉ bắt đầu quá
trình đổi dạng. Tô ...