Bản lĩnh cá nhân của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 99.95 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài văn này phân tích về bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống của Nguyễn Công Trứ thể hiện qua bài ca ngất ngưỡng - một sáng tác tiêu biểu của ông. Bài văn mẫu này giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo để có thể viết văn tốt hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bản lĩnh cá nhân của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởngVĂN MẪU LỚP 11 BẢN LĨNH CÁ NHÂN TRONG CUỘC SỐNG CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ THỂ HIỆN QUA BÀI CA NGẤT NGƯỠNG BÀI MẪU SỐ 1: I. ĐẶT VẤN ĐỀ – Nguyễn Công Trứ là một trong những nhà nho tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hoá, kinh tế đến quân sự. Ông luôn có khát vọng cao đẹp. Ông coi việc làm quan là mất tự do nhưng ông vẫn ra làm quan vì đó là phương tiện để ông thể hiện tài năng và hoài bão của mình. – Nguyễn Công Trứ sáng tác nhiều nhưng hầu hết bằng chữ Nôm. Thể loại ưa thích nhất của ông là hát nói. – Bài ca ngất ngưởng là một sáng tác tiêu biểu của ông. Qua Bài ca ngất ngưởng, ta thấy được bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống của Nguyễn Công Trứ. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Giải nghĩa từ – Ngất ngưởng: Ở tư thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã. – Nghĩa từ “ngất ngưởng” trong bài thơ: “Ngất ngưởng” thực chất là một phong cách sống tôn trọng sự trung thực, tôn trọng cá tính, không chấp nhận uốn mình theo lễ và danh theo quan niệm của Nho giáo. Nói cách khác “ngất ngưởng” là cá tính, bản lĩnh vượt ra khỏi khuôn khổ lễ, coi thường lễ, hình thành một lối sống thật hơn, dám khẳng định bản tính cá nhân. – Trong bài thơ, ngoài tựa bài, tác giả đã bốn lần sử dụng từ ngất ngưởng. Trong mỗi văn cảnh khác nhau, từ ngất ngưởng lại mang sắc thái riêng, có tác dụng làm nổi bật bản lĩnh của Nguyễn Công Trứ. 2. Bản lĩnh cá nhân của Nguyễn Công Trứ a) Quan niệm về lễ và danh của nhà nho – Nhà nho đề cao đạo trung hiếu. Tuy coi trọng tài nhưng vẫn đề cao đức hơn. Nguyễn Trãi đã từng cho rằng: “Tài thì kém đức một vài phân’’. – Khuôn mẫu ứng xử phổ biến của nhà nho là sự nghiêm cẩn, khiêm tốn, lễ nghi phép tắc. Nói cách khác, cần giấu cái cá nhân riêng tư, uốn mình theo khuôn khổ lễ giáo. Cách ứng xử phổ biến của nhà nho là phục tùng lễ. Lễ nhằm quy định phận vị của mỗi cá thể trong xã hội, do đó đề cao cái cá nhân, đề cao lí trí và thú tiêu tình cảm tự nhiên. Quan niệm đó hạn chế sự năng động, sáng tạo cá nhân. b) Quan niệm của Nguyễn Công Trứ Trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân cách của bản thân, Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng đã phô trương, khoe sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho. c) Biểu hiện của bản lĩnh cá nhân – Khi làm quan: Mở đầu bài thơ, tác giả viết: Vũ trụ nội mạc phi phận sự, Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng… – Nghĩa đen: Lồng là đồ dùng đan thưa bằng tre nứa, hoặc đóng bằng gỗ dùng để nhốt chim. – Nghĩa lồng trong bài thơ: Chỉ xã hội phong kiến Việt Nam với những quy định khắt khe, ngặt nghèo. Nguyễn Công Trứ cho rằng làm quan bị mất tự do như con chim bị nhốt trong lồng, nhưng ông vẫn ra làm quan vì đó là phương tiện để ông thể hiện tài năng và hoài bão của mình. Điều đó được chứng minh qua những năm tháng ông làm quan. Trong khi hành đạo, ông luôn tỏ ra thẳng thắn, thậm chí dám kiến nghị, góp ý cho cả vua. Có phong cách làm việc như vậy vì ông có tài năng thực sự và tận tâm với sự nghiệp, không hề luồn cúi để vinh thân phì gia. Điểm qua lại những chức quan ông đảm nhiệm ta cùng thấy được ông là người tài năng: khi thi, ông đậu Thủ khoa, khi làm Tham tán, khi làm Tổng đốc… Dù ở cương vị nào thì ông cũng sống bằng con người thật của mình: ngay thẳng và năng động, sáng tạo. Chính ông cũng tự khẳng định mình là người “tài bộ” (tài hoa) “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”. -> Trong thời kì làm quan, phong cách sống của Nguyễn Công Trứ đã thể hiện được ông là người có bản lĩnh hơn người. – Khi về hưu + Ngay khi về hưu bản lĩnh cá nhân của Nguyễn Công Trứ cũng được thể hiện khá rõ nét trong Bài ca ngất ngưởng. Sau khi từ quan, cách ông nghỉ và chơi cũng rất ngông, rất khác thường: Đô môn giải tổ chi niên … Khen chê phơi phới ngọn đông phong. Ông tự đánh giá cao các việc làm ấy. Ông cho rằng mình có quyền ngất ngưởng vì ông về hưu trong danh dự, sau khi đã làm được nhiều việc có ích cho dân. Ông quan niệm rằng mình đã cống hiến hết tài năng và nhiệt huyết cho xã hội, cho triều đại, do đó “nghĩa vua tôi” đã thực hiện trọn vẹn. Ông coi điều quan trọng nhất của nhà nho là hoạt động thực tiễn chứ không phải là nếp sống uốn mình theo dư luận. Ông vui với niềm vui hoà trong thiên nhiên: “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”. + Bản lĩnh của ông còn được thể hiện qua việc ông thích hát nói và dẫn các cô gái lên chơi chùa, đi hát ả đào vì ông không muốn tỏ ra mình là bậc phi phàm, khác đời như các thánh nhân. Từ thế kỉ thứ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, thú nghe hát ả đào đã trở thành phổ biến trong giới quý tộc thượng lưu và thương nhân giàu có. Không ít các nhà nho đã tham gia sinh hoạt văn hoá này. Tuy nhiên chưa có ai kể thú chơi này như Nguyễn Công Trứ. Điều ông làm không phải nhà nho nào cũng làm được. Không phải nhà nho nào cũng đưa việc mình đi hát ả đào vào trong thơ văn. Phải là người dám vượt lên khuôn phép của Nho giáo mới có được việc làm đó. Ông đã chính thức công nhận đây là thú chơi tao nhã của nhà nho. Đó ch ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bản lĩnh cá nhân của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởngVĂN MẪU LỚP 11 BẢN LĨNH CÁ NHÂN TRONG CUỘC SỐNG CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ THỂ HIỆN QUA BÀI CA NGẤT NGƯỠNG BÀI MẪU SỐ 1: I. ĐẶT VẤN ĐỀ – Nguyễn Công Trứ là một trong những nhà nho tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hoá, kinh tế đến quân sự. Ông luôn có khát vọng cao đẹp. Ông coi việc làm quan là mất tự do nhưng ông vẫn ra làm quan vì đó là phương tiện để ông thể hiện tài năng và hoài bão của mình. – Nguyễn Công Trứ sáng tác nhiều nhưng hầu hết bằng chữ Nôm. Thể loại ưa thích nhất của ông là hát nói. – Bài ca ngất ngưởng là một sáng tác tiêu biểu của ông. Qua Bài ca ngất ngưởng, ta thấy được bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống của Nguyễn Công Trứ. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Giải nghĩa từ – Ngất ngưởng: Ở tư thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã. – Nghĩa từ “ngất ngưởng” trong bài thơ: “Ngất ngưởng” thực chất là một phong cách sống tôn trọng sự trung thực, tôn trọng cá tính, không chấp nhận uốn mình theo lễ và danh theo quan niệm của Nho giáo. Nói cách khác “ngất ngưởng” là cá tính, bản lĩnh vượt ra khỏi khuôn khổ lễ, coi thường lễ, hình thành một lối sống thật hơn, dám khẳng định bản tính cá nhân. – Trong bài thơ, ngoài tựa bài, tác giả đã bốn lần sử dụng từ ngất ngưởng. Trong mỗi văn cảnh khác nhau, từ ngất ngưởng lại mang sắc thái riêng, có tác dụng làm nổi bật bản lĩnh của Nguyễn Công Trứ. 2. Bản lĩnh cá nhân của Nguyễn Công Trứ a) Quan niệm về lễ và danh của nhà nho – Nhà nho đề cao đạo trung hiếu. Tuy coi trọng tài nhưng vẫn đề cao đức hơn. Nguyễn Trãi đã từng cho rằng: “Tài thì kém đức một vài phân’’. – Khuôn mẫu ứng xử phổ biến của nhà nho là sự nghiêm cẩn, khiêm tốn, lễ nghi phép tắc. Nói cách khác, cần giấu cái cá nhân riêng tư, uốn mình theo khuôn khổ lễ giáo. Cách ứng xử phổ biến của nhà nho là phục tùng lễ. Lễ nhằm quy định phận vị của mỗi cá thể trong xã hội, do đó đề cao cái cá nhân, đề cao lí trí và thú tiêu tình cảm tự nhiên. Quan niệm đó hạn chế sự năng động, sáng tạo cá nhân. b) Quan niệm của Nguyễn Công Trứ Trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân cách của bản thân, Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng đã phô trương, khoe sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho. c) Biểu hiện của bản lĩnh cá nhân – Khi làm quan: Mở đầu bài thơ, tác giả viết: Vũ trụ nội mạc phi phận sự, Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng… – Nghĩa đen: Lồng là đồ dùng đan thưa bằng tre nứa, hoặc đóng bằng gỗ dùng để nhốt chim. – Nghĩa lồng trong bài thơ: Chỉ xã hội phong kiến Việt Nam với những quy định khắt khe, ngặt nghèo. Nguyễn Công Trứ cho rằng làm quan bị mất tự do như con chim bị nhốt trong lồng, nhưng ông vẫn ra làm quan vì đó là phương tiện để ông thể hiện tài năng và hoài bão của mình. Điều đó được chứng minh qua những năm tháng ông làm quan. Trong khi hành đạo, ông luôn tỏ ra thẳng thắn, thậm chí dám kiến nghị, góp ý cho cả vua. Có phong cách làm việc như vậy vì ông có tài năng thực sự và tận tâm với sự nghiệp, không hề luồn cúi để vinh thân phì gia. Điểm qua lại những chức quan ông đảm nhiệm ta cùng thấy được ông là người tài năng: khi thi, ông đậu Thủ khoa, khi làm Tham tán, khi làm Tổng đốc… Dù ở cương vị nào thì ông cũng sống bằng con người thật của mình: ngay thẳng và năng động, sáng tạo. Chính ông cũng tự khẳng định mình là người “tài bộ” (tài hoa) “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”. -> Trong thời kì làm quan, phong cách sống của Nguyễn Công Trứ đã thể hiện được ông là người có bản lĩnh hơn người. – Khi về hưu + Ngay khi về hưu bản lĩnh cá nhân của Nguyễn Công Trứ cũng được thể hiện khá rõ nét trong Bài ca ngất ngưởng. Sau khi từ quan, cách ông nghỉ và chơi cũng rất ngông, rất khác thường: Đô môn giải tổ chi niên … Khen chê phơi phới ngọn đông phong. Ông tự đánh giá cao các việc làm ấy. Ông cho rằng mình có quyền ngất ngưởng vì ông về hưu trong danh dự, sau khi đã làm được nhiều việc có ích cho dân. Ông quan niệm rằng mình đã cống hiến hết tài năng và nhiệt huyết cho xã hội, cho triều đại, do đó “nghĩa vua tôi” đã thực hiện trọn vẹn. Ông coi điều quan trọng nhất của nhà nho là hoạt động thực tiễn chứ không phải là nếp sống uốn mình theo dư luận. Ông vui với niềm vui hoà trong thiên nhiên: “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”. + Bản lĩnh của ông còn được thể hiện qua việc ông thích hát nói và dẫn các cô gái lên chơi chùa, đi hát ả đào vì ông không muốn tỏ ra mình là bậc phi phàm, khác đời như các thánh nhân. Từ thế kỉ thứ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, thú nghe hát ả đào đã trở thành phổ biến trong giới quý tộc thượng lưu và thương nhân giàu có. Không ít các nhà nho đã tham gia sinh hoạt văn hoá này. Tuy nhiên chưa có ai kể thú chơi này như Nguyễn Công Trứ. Điều ông làm không phải nhà nho nào cũng làm được. Không phải nhà nho nào cũng đưa việc mình đi hát ả đào vào trong thơ văn. Phải là người dám vượt lên khuôn phép của Nho giáo mới có được việc làm đó. Ông đã chính thức công nhận đây là thú chơi tao nhã của nhà nho. Đó ch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn mẫu lớp 11 Bài ca ngất ngưởng Tác giả Nguyễn Công Trứ Bản lĩnh cá nhân của Nguyễn Công Trứ Văn học việt NamTài liệu liên quan:
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 791 0 0 -
Nghị luận xã hội về vai trò của sự trải nghiệm đối với tuổi trẻ
3 trang 411 4 0 -
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 400 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 376 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 342 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 259 0 0 -
3 trang 237 1 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 231 0 0 -
Trình bày suy nghĩ về quan điểm cần phải biết tôn trọng sự khác biệt
3 trang 219 0 0 -
3 trang 187 0 0