Danh mục

Bản luận cứ bào chữa vụ án hình sự 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân'

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 188.34 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kính thưa Hội Đồng Xét Xử, Viện Kiểm Sát nhân dân TP.HCM đã có cáo trạng 1704/KSĐT-TA truyu tố trước toà bị cáo D về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân” theo khoản 3 điều 157 Bộ Luật Hình Sự nước CHXHCN Việt Nam. I. Nhân thân bị cáo: - D sinh năm 1959 tại S.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bản luận cứ bào chữa vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân”Bản luận cứ bào chữa vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản côngdân”Kính thưa Hội Đồng Xét Xử, Viện Kiểm Sát nhân dân TP.HCM đã cócáo trạng 1704/KSĐT-TA truyu tố trước toà bị cáo D về tội “Lừa đảochiếm đoạt tài sản của công dân” theo khoản 3 điều 157 Bộ Luật HìnhSự nước CHXHCN Việt Nam. I. Nhân thân bị cáo:- D sinh năm 1959 tại S. Thường trú tại số -/– ấp T, D, tỉnh S (nay thuộc tỉnhB). Quốc tịch: Việt Nam. Trình độ văn hoá: 6/12. Bản thân và gia đình thuộcthành phần nhân dân lao động. Không có tiền án tiền sự.- Quá trình bản thân bị cáo: Từ 1975-1978: là CB-CNV thuộc quân đoàn -, từ1988-1993: tổ chức chơi hụi, đến tháng 03/1993: không trả được nợ bỏ trốnvề địa phương L và D. Bị bắt giam cứu từ ngày 03/12/1996.Tổng số nợ chiếm đoạt của 28 chủ nợ và hụi viên chưa trả được (chưa kể lãi)gồm 149.600.000 đồng, 2.550 USD và 24 chỉ vàng 24K.II. Căn cứ hành vi phạm tội của bị cáo D và số tài sản do D chiếm đoạt, VKSNhân dân TP.HCM đã đề nghị áp dụng khoản 3 điều 157 Bộ Luật Hình Sựvề tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân”.III. Phần biện hộ:Việc VKS Nhân dân Thành phố truy tố bị cáo D về tội “Lừa đảo chiếm đoạttài sản của công dân” theo điều 157 Bộ Luật Hình Sự là có cơ sở. Ở đây,chúng tôi muốn nêu ra vấn đề mức độ phạm tội, mà theo chúng tôi nếu ápdụng khoản 3 điều 157 thì quá nặng đối với hành vi phạm tội của bị cáo,bởi vì các lẽ sau đây:1. Do trình độ văn hoá thấp, lại thiếu kinh nghiệm về hoạt động kinh tế (dùchỉ gói gọn trong hoạt động “chơi hụi”), bị cáo D đã chấp nhận lãi suất vay từ5%-7%, 10%/ tháng thậm chí đến 15%,20%/tháng, điều tất yếu dẫn đến phásản mà thôi. Vì ngay cả doanh nghiệp lớn chỉ vay Ngân hàng với lãi suấttrước đây 2,1%/tháng rồi 1,8%/tháng và hiện nay có 1,2-1,4% tháng phục vụSXKD mà đã phải lỗ hàng 100 tỷ đồng, trong khi bị cáo D vay vốn chỉ đểthuần tuý chơi hụi và phục vụ tiêu dùng sinh hoạt, thì con đường phá sảnlà tất yếu, không tránh được. Hành vi rồ dại đó xuất phát từ sự thiếu trìnhđộ, không có kinh nghiệm, tính toán sai lầm hơn là một sự cố ý lừa đảohay chủ mưu lừa đảo. Từ sự tính toán non kém, sai lầm đã dẫn D trượtdài xuống hố nợ nần, cho đến khi mất khả năng chi trả bị các chủ nợ baovây đành phải tính đến con đường chẳng đặng dường là “Tẩu vi thượngsách”.Trong thời gian trốn tránh, bị cáo đã biết hối hận bằng việc nỗ lực lao độngbằng nghề chẽ tâm nhang để sống bằng chính sức lao động của mình. Điềunày chứng minh bị cáo D là kẻ sa cơ lỡ bước vì hậu quả “Những lỡ dại”của một phụ nữ ít học hơn là một kẻ chủ mưu lừa đảo hay lừa đảochuyên nghiệp.2. Bản thân bị cáo trong giai đoạn đầu chơi hụi đã nỗ lực, giữ được chữ tínbằng cách trả vốn, lãi sòng phẳng cho các hụi viên và chủ nợ, nên mớiđược khá đông đảo bà con địa phương tin cậy và sẳn sàng đóng hụi hoặccho vay. Thậm chí cả khi gặp khó khăn mất khả năng chi trả, bị cáo D cũngđã tự nguyện bán chính căn nhà đang ở của mình để hoàn trả các mónnợ lớn, kể cả đưa cả xe gắn máy cho chủ nợ xiết nợ, trừ nợ. Hành độngđó chứng tỏ thiện chí, thật tâm nỗ lực trả nợ chứ không phải cố tình lừagạt, trốn nợ, chẳng qua ở đường cùng của sự tính toán non kém, rồ dạinên bế tắt, bí đường giải quyết, phải lánh mặt, trốn nợ mà thôi.3. Mặt khác các chủ nợ của bị cáo D, một phần nào đó do hấp dẫn bởi lãi suấtmà bị cáo D chấp nhận, đã vô tình hay cố ý cho bị cáo D vay với lãi suất rấtnặng từ 5% đến 20%/tháng. Thậm chí có trường hợp bị cáo D đã vay với lãisuất đến 30%/tháng, đúng là khoản lãi cắt cổ. Tôi cũng xin lỗi các bà con chủnợ những người bị hại có mặt tại phiên toà này dừng buồn, là hành vi cho vayvới lãi suất quá cao đó có vô tình vi phạm điều 171 Bộ Luật Hình Sự về“Tội cho vay nặng lãi”. Đó cũng là một trong những nguyên nhân kháchquan đẩy nhanh bị cáo D vào con đường cùng, phải vay trả nợ cuốnchiếu không có lối ra, đặt bị cáo D vào một chọn lựa duy nhất “chẳng đặngđừng” là trốn chạy nợ, đi vào con đường phạm pháp.Ngay việc càng về sau, bị cáo D còn phải chấp nhận vay nợ với lãi suấtngày càng cao chứng tỏ ý chí của bị cáo là muốn trả nợ chứ không phảicố tình gạt nợ, nhưng rõ ràng là “lực bất tòng tâm”,bị cáo đã “sai contoán bán con trâu” không còn cứu vãn nổi con đường phạm pháp. Tìnhtrạng tâm lý của bị cáo trong quá trình phạm pháp là đã “lỡleo lưng cọpkhông trụt xuống được”, “lỡ phóng theo lao phải theo lao”.4. Bị cáo D thuộc thành phần nhân dân lao động, chưa có tiền án tiền sự, trìnhđộ văn hoá thấp, phạm pháp một phần do thiếu hiểu biết, mù quáng chạy theocái lợi trước mắt, đáng được chiếu cố của luật pháp. Chính bản thân bị cáocũng bị các con nợ lừa gạt chiếm đoạt trên 55.000.000 đồng (trong đó có37.000.000 đồng nợ vay và 17.500.000 nợ hụi) chiếm tỉ lệ 25% tổng số nợmà bị cáo chiếm đoạt, chứng tỏ bị cáo D vừa là thủ phạm vừa là nạn nhâncủa tệ nạn hụi hè bất hợp pháp, ngoài vòng kiểm soátcủa luật pháp Nhànước.Vì các lẽ trên, chúng tôi kính ...

Tài liệu được xem nhiều: