BÀN LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 150.97 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích của chương Bàn luận là để giải thích về công trình đã được thực hiện và chỉ điều đó mà thôi, nghĩa là nói về phương tiện đã được sử dụng, phương pháp nghiên cứu và các kết quả đạt được. Về mặt quan niệm, chương Bàn luận (hay bình luận) của một công trình nghiên cứu khác với các chương khác: chương Tư liệu và phương pháp và chương Kết quả nghiên cứu mô tả một cách trung thực (không có tính cá nhân) công trình được thực hiện như thế nào và đã thu được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀN LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BÀN LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Mục đích của chương Bàn luận là để giải thích về công trình đã được thực hiện và chỉ điều đó mà thôi, nghĩa là nói về phương tiện đã được sử dụng, phương pháp nghiên cứu và các kết quả đạt được. Về mặt quan niệm, chương Bàn luận (hay bình luận) của một công trình nghiên cứu khác với các chương khác: chương Tư liệu và phương pháp và chương Kết quả nghiên cứu mô tả một cách trung thực (không có tính cá nhân) công trình được thực hiện như thế nào và đã thu được cái gì. Trong chương Bàn luận, ngược lại là nơi trình bày một cách chủ quan những điều gì bản thân ta nghĩ. Chất lượng và lợi ích của chương Bàn luận phản ánh văn hoá khoa học và sự thông minh của tác giả. Không có một dạng dàn bài cho chương Bàn luận nhưng có những gợi ý làm cho việc thực hiện phần này dễ dàng hơn. BA MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG BÀN LUẬN Chương Bàn luận phải đáp ứng ba mục tiêu liên kết từng phần với nhau. Mục tiêu thứ nhất là xác định xem mục đích nghiên cứu của công trình đưa ra ở cuối phần đặt vấn đề có đạt được hay không. Điều đó dẫn tới việc phải tóm tắt những kết quả chính đáp ứng trực tiếp tới mục đích nghiên cứu: đó là phần duy nhất chấp nhận việc nêu lại kết quả trong bài báo. Ngược lại, không được nhắc lại tất cả các kết quả có trong phần kết quả nghiên cứu (1). Không được đưa thêm một kết quả mới nào vào chương Bàn luận. Không được thay đổi bất cứ số liệu nào đã đưa ở phần kết quả: nếu kết quả là 48% thì không được biến thành gần 50% hay khoảng một nửa. Một cách khác để đạt được mục tiêu đầu tiên là chỉ ra phần đóng góp của bản thân công trình trong sự tiến triển của tri thức khoa học như đã được trình bày trong phần đặt vấn đề. Mục tiêu thứ hai của chương Bàn luận là đánh giá chất lượng và giá trị của kết quả nghiên cứu (2). Chương Bàn luận phê bình và hướng vào mục tiêu của công trình trong mỗi chương của bài báo, nhất là xác định những yếu tố có thể tác động vào từng chương. Số lượng cá thể nghiên cứu có đủ lớn để rút ra kết luận? Liệu có sự chệch hướng trong việc chọn đối tượng hay trong quá trình bảo quản động vật thí nghiệm? Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu đã đáp ứng tốt nhất cho vấn đề đặt ra? Tại sao lại chọn phương pháp đó mà không chọn phương pháp khác? Nhận định các kết quả như thế nào căn cứ theo các phương pháp được sử dụng và độ mạnh của các phép suy diễn thống kê được sử dụng. Phần này không được biến thành một phần quá mức tự chỉ trích để làm bài báo khó được chấp nhận. Mục tiêu của nó là lấy việc phê bình để giải thích lựa chọn của mình: ví dụ về liều lượng dùng một loại thuốc, việc sử dụng một phép thống kê suy diễn hay trong một công trình nghiên cứu thực nghiệm là loại động vật thí nghiệm dùng nghiên cứu. Mục đích thứ ba của chương Bàn luận là so sánh kết quả thu được với những kết quả của các tác giả khác. Việc trình bày kết quả dưới dạng bảng và biểu đồ làm việc so sánh này tiện lợi hơn mà không cần phải nhắc lại. Có thể nhận xét kết quả bằng cách nêu ra một bảng hay biểu đồ mà không cần nói rõ chi tiết xem bảng hay biểu đồ đó chứa đựng hay thể hiện gì (3). Trong khi so sánh với các tác giả khác, nếu có những sự khác biệt với những điều đã được các tác giả khác phát hiện, cần phải tìm cách giải thích ví dụ như do sự khác nhau về số lượng, quần thể nghiên cứu hay phương pháp nghiên cứu. Bằng cách này, tác giả thông báo sự đóng góp cá nhân của mình trong cách mà mình tiếp cận vấn đề: Tính chất đại diện của mẫu thử tốt hơn, phương pháp thống kê phù hợp hơn. Với việc so sánh với công trình của các tác giả khác ta có thể thực hiện sự phê bình về tính khoa học và mục đích các công trình của họ. Nhưng phải tránh một điều tế nhị là tất cả những nhận xét có thể bị hiểu như sự công kích cá nhân (3). Nếu có một công trình có vẻ tồi thì tốt hơn hết hãy bỏ qua trong yên lặng. XÂY DỰNG MỘT CHƯƠNG BÀN LUẬN NHƯ THẾ NÀO? Thường là chương Bàn luận bắt đầu bằng mục tiêu đầu tiên: chỉ ra xem mục đích của đề tài có đạt được hay không (4). Cách làm này có lợi ích vì nó cho phép người đọc biết rằng họ có thể tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi được đặt ra ở cuối phần Đặt vấn đề mà không cần đọc hết cả chương Bàn luận. Tiếp theo, không có quy tắc, không có nguyên tắc nào bắt buộc thứ tự các phần của một chương Bàn luận cần phải trình bày. Tuy nhiên, ch ương Bàn luận phải đạt được hai mục đích khác của nó: đánh giá chất lượng và giá trị của các kết quả và nếu có dịp thì so sánh các kết quả đó với kết quả của các tác giả khác. Chúng tôi khuyên các bạn trước hết nên viết các yếu tố chương Bàn luận rồi sau đó hãy sắp xếp các yếu tố này. Xây dựng một chương Bàn luận VỚI CÔNG TRÌNH SO SÁNH PHÊ BÌNH LÝ NGHIÊN CỨU KHOA {HỌC KHÁC KHÁC DO CHỌN LỰA ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀN LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BÀN LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Mục đích của chương Bàn luận là để giải thích về công trình đã được thực hiện và chỉ điều đó mà thôi, nghĩa là nói về phương tiện đã được sử dụng, phương pháp nghiên cứu và các kết quả đạt được. Về mặt quan niệm, chương Bàn luận (hay bình luận) của một công trình nghiên cứu khác với các chương khác: chương Tư liệu và phương pháp và chương Kết quả nghiên cứu mô tả một cách trung thực (không có tính cá nhân) công trình được thực hiện như thế nào và đã thu được cái gì. Trong chương Bàn luận, ngược lại là nơi trình bày một cách chủ quan những điều gì bản thân ta nghĩ. Chất lượng và lợi ích của chương Bàn luận phản ánh văn hoá khoa học và sự thông minh của tác giả. Không có một dạng dàn bài cho chương Bàn luận nhưng có những gợi ý làm cho việc thực hiện phần này dễ dàng hơn. BA MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG BÀN LUẬN Chương Bàn luận phải đáp ứng ba mục tiêu liên kết từng phần với nhau. Mục tiêu thứ nhất là xác định xem mục đích nghiên cứu của công trình đưa ra ở cuối phần đặt vấn đề có đạt được hay không. Điều đó dẫn tới việc phải tóm tắt những kết quả chính đáp ứng trực tiếp tới mục đích nghiên cứu: đó là phần duy nhất chấp nhận việc nêu lại kết quả trong bài báo. Ngược lại, không được nhắc lại tất cả các kết quả có trong phần kết quả nghiên cứu (1). Không được đưa thêm một kết quả mới nào vào chương Bàn luận. Không được thay đổi bất cứ số liệu nào đã đưa ở phần kết quả: nếu kết quả là 48% thì không được biến thành gần 50% hay khoảng một nửa. Một cách khác để đạt được mục tiêu đầu tiên là chỉ ra phần đóng góp của bản thân công trình trong sự tiến triển của tri thức khoa học như đã được trình bày trong phần đặt vấn đề. Mục tiêu thứ hai của chương Bàn luận là đánh giá chất lượng và giá trị của kết quả nghiên cứu (2). Chương Bàn luận phê bình và hướng vào mục tiêu của công trình trong mỗi chương của bài báo, nhất là xác định những yếu tố có thể tác động vào từng chương. Số lượng cá thể nghiên cứu có đủ lớn để rút ra kết luận? Liệu có sự chệch hướng trong việc chọn đối tượng hay trong quá trình bảo quản động vật thí nghiệm? Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu đã đáp ứng tốt nhất cho vấn đề đặt ra? Tại sao lại chọn phương pháp đó mà không chọn phương pháp khác? Nhận định các kết quả như thế nào căn cứ theo các phương pháp được sử dụng và độ mạnh của các phép suy diễn thống kê được sử dụng. Phần này không được biến thành một phần quá mức tự chỉ trích để làm bài báo khó được chấp nhận. Mục tiêu của nó là lấy việc phê bình để giải thích lựa chọn của mình: ví dụ về liều lượng dùng một loại thuốc, việc sử dụng một phép thống kê suy diễn hay trong một công trình nghiên cứu thực nghiệm là loại động vật thí nghiệm dùng nghiên cứu. Mục đích thứ ba của chương Bàn luận là so sánh kết quả thu được với những kết quả của các tác giả khác. Việc trình bày kết quả dưới dạng bảng và biểu đồ làm việc so sánh này tiện lợi hơn mà không cần phải nhắc lại. Có thể nhận xét kết quả bằng cách nêu ra một bảng hay biểu đồ mà không cần nói rõ chi tiết xem bảng hay biểu đồ đó chứa đựng hay thể hiện gì (3). Trong khi so sánh với các tác giả khác, nếu có những sự khác biệt với những điều đã được các tác giả khác phát hiện, cần phải tìm cách giải thích ví dụ như do sự khác nhau về số lượng, quần thể nghiên cứu hay phương pháp nghiên cứu. Bằng cách này, tác giả thông báo sự đóng góp cá nhân của mình trong cách mà mình tiếp cận vấn đề: Tính chất đại diện của mẫu thử tốt hơn, phương pháp thống kê phù hợp hơn. Với việc so sánh với công trình của các tác giả khác ta có thể thực hiện sự phê bình về tính khoa học và mục đích các công trình của họ. Nhưng phải tránh một điều tế nhị là tất cả những nhận xét có thể bị hiểu như sự công kích cá nhân (3). Nếu có một công trình có vẻ tồi thì tốt hơn hết hãy bỏ qua trong yên lặng. XÂY DỰNG MỘT CHƯƠNG BÀN LUẬN NHƯ THẾ NÀO? Thường là chương Bàn luận bắt đầu bằng mục tiêu đầu tiên: chỉ ra xem mục đích của đề tài có đạt được hay không (4). Cách làm này có lợi ích vì nó cho phép người đọc biết rằng họ có thể tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi được đặt ra ở cuối phần Đặt vấn đề mà không cần đọc hết cả chương Bàn luận. Tiếp theo, không có quy tắc, không có nguyên tắc nào bắt buộc thứ tự các phần của một chương Bàn luận cần phải trình bày. Tuy nhiên, ch ương Bàn luận phải đạt được hai mục đích khác của nó: đánh giá chất lượng và giá trị của các kết quả và nếu có dịp thì so sánh các kết quả đó với kết quả của các tác giả khác. Chúng tôi khuyên các bạn trước hết nên viết các yếu tố chương Bàn luận rồi sau đó hãy sắp xếp các yếu tố này. Xây dựng một chương Bàn luận VỚI CÔNG TRÌNH SO SÁNH PHÊ BÌNH LÝ NGHIÊN CỨU KHOA {HỌC KHÁC KHÁC DO CHỌN LỰA ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo trình y học bài giảng y học bệnh lâm sàng chuẩn đoán bệnhTài liệu liên quan:
-
38 trang 168 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 158 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 153 1 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 151 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 126 0 0 -
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 102 0 0 -
40 trang 101 0 0
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 92 0 0 -
40 trang 67 0 0