Danh mục

Bàn luận và đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Luật TP. HCM

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 283.96 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực NCKH của giảng viên Trường Đại học Luật TP. HCM dựa trên các cơ sở lý thuyết cũng như các công trình khoa học có liên quan, bên cạnh đó phát triển các giả thuyết nghiên cứu cho mô hình nêu trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn luận và đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Luật TP. HCM BÀN LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM TS.Hoàng Văn Long & ThS.Nguyễn Trọng Tín Khoa Quản trị, Trường Đại học Luật TP.HCM TÓM TẮT Nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) nâng cao kỹ năng trong quá trình công tác (giảng dạy và NCKH) của giảng viên, các nhà quản trị trường học cần có cái nhìn tổng thể về những nhân tố tác động đến động lực NCKH từ đó đề ra các giải pháp, chính sách thiết thực, cụ thể khi đã xác định, đo lường được các nhân tố trên. Bài báo đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực NCKH của giảng viên Trường Đại học Luật TP. HCM dựa trên các cơ sở lý thuyết cũng như các công trình khoa học có liên quan, bên cạnh đó phát triển các giả thuyết nghiên cứu cho mô hình nêu trên. 1. Giới thiệu tổng quan Thực tiễn trong các tổ chức, doanh nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội phải dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn lực con người), vật lực (nguồn lực vật chất) và tài lực (nguồn lực về tài chính, tiền tệ), vv…song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển. Đối với tổ chức, việc tạo động lực lao động có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích nhân viên làm việc hết mình. Tuy nhiên, các nhà quản lý lại quan tâm nhiều đến lợi nhuận của công ty nên luôn mong muốn giảm thiểu mọi chi phí. Nhưng nếu các nhà quản lý có sự đánh giá chính xác các yếu tố giúp nâng cao động lực lao động của nhân viên, doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều lao động có trình độ tay nghề cao hơn trong thị trường lao động cạnh tranh. Người lao động làm việc hăng say hơn sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn và sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, tổ chức có điều kiện làm việc tốt nhất. Các cơ sở giáo dục cũng không ngoại lệ, để phát triển và khẳng định thương hiệu của cơ sở giáo dục, ngoài những các công việc chính như đào tạo (giảng dạy) được đầu tư và ngày càng nâng cao thì việc nghiên cứu khoa học đóng một vai trò quan trọng và luôn bổ trợ lẫn nhau trong quá trình giảng dạy, hơn thế nữa động lực nghiên cứu khoa học và công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên các tạp chí uy tín trong cũng như ngoài nước góp phần khẳng định trước hết là bản thân người làm công tác nghiên cứu khoa học và hơn thế nữa là cơ sở giáo dục, đào tạo có số lượng cũng như chất lượng công bố quốc tế để lọt vào các bảng xếp hạng uy tín 80 nhằm nâng cao vị thế của đơn vị đào tạo trong nước cũng như trên thế giới. 2. Khái niệm và tổng qua tình hình nghiên cứu có liên quan 2.1. Khái niệm Thứ nhất về động lực: Có rất nhiều khái niệm về động lực làm việc, mỗi khái niệm đều có những quan điểm khác nhau nhưng nhìn chung đều nêu lên được bản chất của động lực làm việc. Kreitner (1995) “Động lực là một quá trình tâm lý mà nó định hướng các hành vi cá nhân theo mục đích nhất định”. Higgins (1994): “Động lực là lực đẩy bên trong cá nhân để đáp ứng các nhu cầu chưa được thỏa mãn”. Bedeian (1993): “Động lực là sự cố gắng để đạt được mục tiêu”. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008): “Động lực làm việc là sự khát khao và tự nguyện của con người nhằm tăng cường sự nỗ lực để đạt được mục đích hay một kết quả cụ thể”. Nói cách khác động lực bao gồm tất cả những lý do khiến con người hành động. Khi con người ở những vị trí khác nhau, với những đặc điểm tâm lý khác nhau sẽ có những mục tiêu mong muốn khác nhau. Chính vì những đặc điểm này nên động lực của mỗi con người là khác nhau vì vậy nhà quản lý cần có những cách tác động khác nhau đến mỗi người lao động. Trần Kim Dung (2009): “Động lực của người lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực lao động là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức, cũng như bản thân người lao động”. Từ những định nghĩa trên ta có thể đưa ra cách hiểu chung nhất về động lực như sau: Động lực của con người là sự tác động tổng hợp các yếu tố (vật chất và tinh thần) có tác dụng thúc đẩy, kích thích sự hăng say, nỗ lực hoạt động, làm việc của mỗi người nhằm đạt được mục tiêu của cá nhân và mục tiêu tổ chức. Khi con người có động lực tốt, họ sẽ quyết tâm hơn và tự giác hơn, có sự hăng say, nỗ lực hơn trong quá trình làm việc nhằm đạt được những mục tiêu cá nhân và của tổ chức. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2007): “Động lực là một tập hợp các thái độ ảnh hưởng đến một người hoạt động theo một cách có định hướng vào mục tiêu cụ thể”. Động lực do vậy là một trạng thái bên trong để tiếp sinh lực, chuyển đổi, và duy trì hành vi con người để đạt được các mục tiêu. Động lực làm việc gắn với các thái độ chuyển hành vi của con người hướng vào công việc và ra khỏi trạng thái nghỉ ngơi giải trí hoặc các lĩnh vực khác của cuộc sống. Động lực làm việc có thể thay đổi giống như những hoạt động khác trong cuộc sống thay đổi. Thứ hai về công tác tạo động lực làm việc: Các nhà quản lý trong tổ chức muốn xây dựng công ty, xí nghiệp mình vững mạnh thì phải dùng mọi biện pháp kích thích người lao động hăng say làm việc, phát huy tính sáng tạo trong quá trình làm việc. Đây là vấn đề về tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp. Nguyễn Thanh Hội (2002): “Tạo động lực 81 làm việc là tất cả những hoạt động mà doanh nghiệp có thể thực hiện được đối với người lao động, tác động đến khả năng làm việc tinh thần thái độ làm việc nhằm đem lại hiệu quả cao trong lao động”. Tạo động lực gắn liền với lợi ích hay nói cách khác là lợi ích tạo ra động lực trong lao động. Song trên thực tế động lực được tạo ra ở mức độ nào, bằn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: