Đây là mẫu ý kiến cuối cùng (viết ngày 12.01.2003), tôi dự định đưa lên “bàn tròn talawas”, nhưng sau khi đọc ý kiến của chị Natalia Kraevskaia, tôi quyết định rút lại và thay bằng một mẫu ý kiến khác.
Anh Bradford, “nghệ thuật đương đại”, đơn giản, chỉ là nghệ thuật của thời hiện tại. Đặt vấn đề như anh, thực ra, chỉ là quán tính của ảo tưởng Hiện đại chủ nghĩa về một “giá trị tổng quan”, một “đại tự sự” (grand narratives) nào đó mà thôi.. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Bàn tròn talawas”... nối dài!
“Bàn tròn talawas”... nối dài!
Nguyên Hưng
Đây là mẫu ý kiến cuối cùng (viết ngày 12.01.2003), tôi dự định đưa
lên “bàn tròn talawas”, nhưng sau khi đọc ý kiến của chị Natalia
Kraevskaia, tôi quyết định rút lại và thay bằng một mẫu ý kiến khác.
Anh Bradford, “nghệ thuật đương đại”, đơn giản, chỉ là nghệ thuật của
thời hiện tại. Đặt vấn đề như anh, thực ra, chỉ là quán tính của ảo tưởng
Hiện đại chủ nghĩa về một “giá trị tổng quan”, một “đại tự sự” (grand
narratives) nào đó mà thôi.. Ảo tưởng này là một trong những chiếc
bóng đè nặng lên không ít họa sĩ Việt Nam xưa nay, khiến cho họ trở
thành những kẻ “mộng du”, cố gắng “chòi đạp” để “hội nhập”, để thành
“đương đại”, mà không biết mình là ai nữa, không biết hấp thụ năng
lượng sáng tạo ở đâu nữa v.v… Nó cũng đè nặng lên không ít nhà phê
bình, mà trên bàn tròn này, có thể kể đến cái tên cụ thể là Dương
Tường. Trong cái giọng điệu tự tin khi nói về “bản sắc dân tộc”, về
chuyện mỹ thuật Việt Nam được “công nhận”, được “ghi danh” ở một
“quốc tế” nào đó v.v… của ông, đã hàm chứa đủ các loại mặc cảm
thuộc địa và hậu thuộc địa rồi. Nói chung, ở khía cạnh này, trong một
chừng mực nhất định, tôi đồng ý với Bùi Hoài Mai trong ý kiến vừa rồi.
Nói trong chừng mực, bởi trong ý kiến của Bùi Hoài Mai, cũng ẩn chứa
một tình huống nguy hiểm khác, đó là cổ vũ cho cái “chủ nghĩa mình-
thì-khác”, tự đóng khung mình lại như một “bộ lạc” tách rời với thế
giới chung quanh. “Hoàn cầu hóa” quả đúng có yếu tố “siêu thực dân”,
nhưng đó là một quá trình không thể tránh khỏi. Mọi cố gắng “xây
thành đắp lũy” về mặt văn hóa chỉ là ảo tưởng, và điều đó, thực tế, chỉ
có nghĩa là “tự sát”. “Bản sắc dân tộc” là cái không sẳn có. Không ai có
thể đoan chắc hiện tại nó là như thế nào. Nó chỉ có thể được nhận biết
trong ngày mai. Cần phải như vậy Nó cần được sáng tạo không ngừng.
Và, lúc này, hơn bao giờ hết, cần phải hiểu như là “bản lĩnh dân tộc”.
Cái “bản lĩnh” cân bằng, dung hóa được các quan hệ trong sự phân hóa,
hòa nhập. (Những qui phạm về “bản sắc dân tộc” ngày hôm nay, chỉ có
ý nghĩa cấp thời về chính trị và thương mại. Nó, cho dù có là thành quả
đẹp đẽ của ngày hôm qua, đứng ở góc độ nghệ thuật, cũng luôn là
những thứ cần được phủ định…)
Nói chung, mỗi nền nghệ thuật, trước hết, là một hệ thống tự qui chiếu.
Nó bao giờ cũng cần phải được nhìn nhận như một chỉnh thể văn hóa
mỹ thuật. Chỉ trong sự tiếp cận đó, chúng ta mới có thể có được một
hình dung tương đối đầy đù hiện trạng với các mối liên hệ nội tại và
ngoại tại của nó, mới có thể tìm thấy các tiêu chuẩn đánh giá nó, mới
có thể xác định được các căn cứ để dự đoán về tương lai của nó v.v…
Trong bài Phê bình mỹ thuật Việt Nam (Talawas, phần thảo luận), tôi
đã viết, “một nền mỹ thuật thực sự tồn tại, là tồn tại như một chỉnh thể
văn hóa mỹ thuật”. “Chỉnh thể tự nhiên có mô hình kim tự tháp, mà
đỉnh là những tìm tòi sáng tạo mang tính tiên phong, độc sáng của các
thành phần ưu tú. Và đáy, là đại chúng với khả năng tiêu thụ và sản
xuất. Ðỉnh và đáy có quan hệ hữu cơ. Ðỉnh chỉ lên cao khi đáy không
ngừng được mở rộng. Và đáy chỉ mở rộng khi những giá trị mang tính
bác học tìm thấy ở đỉnh được chuyển hóa thành những giá trị mang tính
phổ cập làm nguồn dinh dưỡng bồi bổ cho đáy. Chính nhờ những mối
quan hệ này mà những giá trị mỹ thuật được chuyển hóa thành những
giá trị văn hóa. Và cũng chính nhờ những mối quan hệ này mà những
giá trị văn hóa mang tính truyền thống (và ngoại lai) được tích hợp,
biến đổi trong những giá trị mỹ thuật làm nên những truyền thống (văn
hóa) mới thích nghi với thời đại v.v...”
Điều bất thường là, ở Việt Nam, cái cấu trúc chỉnh thể tự nhiên này, từ
lâu, đã bị phá vỡ. Nguyên nhân chủ yếu, trong bài nói trên tôi cũng đã
viết, chính là “sự kéo dài của lối quan niệm vừa mơ hồ vừa hàm hồ về
cái gọi là công chúng mỹ thuật”. Khi “nhân dân thích và hiểu” trở
thành tiêu chuẩn đo lường duy nhất và tối hậu, thì cả nền nghệ thuật,
chắc chắn sẽ không sản sinh ra nổi những cái có giá trị tiên phong hay
bác học. (Nên lưu ý, hệ quả đầu tiên của quan niệm này là “người ta”
buông lơi việc phổ cập kiến thức mỹ thuật cho đại chúng và kiềm chế
phê bình). Và, khi mà những cái có giá trị tiên phong hay bác học, nếu
có, cũng không được thừa nhận, không được qui phạm hóa, phổ cập
hóa… thì, “cái thích”, “cái hiểu” ở “nhân dân” cũng không thể chuyển
hóa, thay đổi. Tất cả, dẫn đến sự nhập nhằng, lẩn quẩn, chèo kéo kìm
hãm lẩn nhau-cái hiện trạng mà tôi cảm thấy không có cách diễn đạt
nào tốt hơn “hình tượng đầm lầy”. Nền mỹ thuật Việt Nam, có thể,
không hiếm người tài. Nhưng trong “đầm lầy”, càng tài, càng dễ bị
chìm lấp. Còn họ có thành công ở đâu, dẫu ở tầm cở nào, thì ở cái “đầm
lầy” này, cũng chỉ là những ảo ảnh… Không phải ngẫu nhiên mà người
trong giới mỹ thuật ở Việt Nam, lâu nay, càng ngày, càng cần thầy bói
hơn là phê bình.
Điều tối quan trọng để đổi mới mỹ thuật Việt Nam (nghệ thuật Việt
Nam nói chung), là phải ý thức và thừa nhận cái cấu t ...