bàn về bản sắc văn hóa dân tộc
Số trang: 9
Loại file: doc
Dung lượng: 205.00 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bàn về bản sắc Văn hoá dân tộc quả là một việc làm hết sức khó khăn.Biết bao nhiêu công trình và bút mực nhằm tập trung vào câu hỏi “bảnsắc dân tộc là gì?”, nhưng cuộc hành trình truy tìm này vẫn còn tiếp tục.Không thể nói việc làm này là viển vông và không có thật.Bản sắc văn hoá dân tộc bao hàm những mặt được hình thành và gắn bóvới dân tộc từ thưở xa xưa, các mặt này được duy trì theo quá trình củalịch sử. Đó là các kiểu quan hệ hay một kiểu lựa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
bàn về bản sắc văn hóa dân tộcBản sắc văn hóa dân tộc Bàn về bản sắc Văn hoá dân tộc quả là một việc làm hết sức khó khăn.Biết bao nhiêu công trình và bút mực nhằm tập trung vào câu hỏi “bảnsắc dân tộc là gì?”, nhưng cuộc hành trình truy tìm này vẫn còn tiếp tục.Không thể nói việc làm này là viển vông và không có thật. Bản sắc văn hoá dân tộc bao hàm những mặt được hình thành và gắn bóvới dân tộc từ thưở xa xưa, các mặt này được duy trì theo quá trình củalịch sử. Đó là các kiểu quan hệ hay một kiểu lựa chọn riêng của một cộngđồng về một phương thức ứng xử nào đó, khiến cho mỗi dân tộc hiện ravới những nét độc đáo nhằm phân biệt với các dân tộc khác.Có thật nhiều cách trả lời khác nhau về bản sắc dân tộc, và mọi ngườicũng mặc nhiên công nhận rằng bản sắc dân tộc là cái có thật, nên rấtnhiều công trình gắng công tìm hiểu. Nhưng truy tìm theo hướng nào vàbằng cách nào là điều cần bàn đến. Bởi một lẽ ngay trong bản thân kháiniệm văn hoá cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi do đứng ở nhiều gócđộ khoa học khác nhau để nghiên cứu. Song ở đây chúng ta không sa đàvào việc truy tìm một cách kiệt cùng về định nghĩa của văn hoá, vì càng đisâu tìm hiểu khái niệm này thì càng thêm phức tạp. Tựu chung, xét về mặtbiểu hiện, văn hoá là một hiện tượng xã hội mà không phải là hiện tượngtự nhiên, và nó thuộc về giá trị tinh thần. Theo nghĩa chung nhất, văn hoáđược xem là toàn bộ những hoạt động sáng tạo của con người trong quákhứ cũng như trong hiện tại tạo thành những chuẩn mực - giá trị, thịhiếu và truyền thống, gọi chung là hệ giá trị - xã hội, một thành tố cơbản làm nên bản sắc riêng của mỗi cộng đồng dân tộc. Hệ giá trị xã hộinào cũng đều nhằm vào sự thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần củacon người, nó được biểu hiện trở thành các biểu tượng văn hoá - cáckhuôn mẫu và chuẩn mực văn hoá.Theo toàn thư quốc tế về phát triển văn hoá (International Thesaurus onCultural Development) của UNESCO: “Văn hoá là một tập hợp các hệthống biểu tượng, nó quy định thế ứng xử của con người và làm chomột số đông người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ lại thànhmột cộng đồng riêng biệt” [1]. Sự hình thành và phát triển văn hoá luôndựa vào năng lực của con người trong việc nhận thức và sáng tạo ra cácloại hình ngôn ngữ kí hiệu - biểu tượng ( Symbol). Bởi lẽ, biểu tượngluôn chứa đựng trong nó những giá trị, mà đằng sau các giá trị thường ẩndấu một nhu cầu nào đó của con người. Trong mọi nhu cầu của đời sốngxã hội thì nhu cầu văn hoá là nhu cầu cao nhất - nhu cầu giải trí và sángtạo ra các tác phẩm văn hoá. Sự đa dạng của văn hoá biểu hiện tính phongphú và tính nhiều vẻ của thế giới biểu tượng.Khi nhấn mạnh đặc trưng cơ bản của văn hoá là mang tính biểu tượng(Symbolic) thì đó cũng là lý do khiến phải xem xét kĩ hơn về loại hìnhngôn ngữ - kí hiệu tượng trưng này.Biểu tượng là gì? Để tạm hiểu, ta có thể gọi nó là cái được dùng để biểuthị một cái gì đó. Nó là hình ảnh tượng trưng được phô bày ra khiến ngườita cảm nhận một giá trị trừu suất tức là thế giới của ý nghĩa, cũng là thếgiới của văn hoá.Từ điển Petit Larousse cho rằng: “Biểu tượng là dấu hiệu hình ảnh,con vật sống động hay đồ vật biểu hiện một điều trừu tượng, nó làhình ảnh cụ thể của một sự vật hay một điều gì đó”. [2]C.G.Jung - nhà phân tâm học người Thuỵ Sỹ cũng quan niệm về biểutượng như sau:“Biểu tượng là một danh từ, một tên gọi hay một đồ vật, ngay cả khilà quen thuộc ở trong đời sống hàng ngày, nhưng vẫn chứa đựngnhững mối liên hệ về mặt ý nghĩa, bổ sung vào cái ý nghĩa ước địnhhiển nhiên và trực tiếp của chúng”. [3]Trong Dịch thuyết cương lĩnh của Chu Hy, nhà triết học đời Tống cũnggiải thích: “Tượng là lấy hình này để tỏ nghĩa kia” [4] , tức là dùng cáitri giác để nói lên cái khó có thể tri giác, hay dùng cái tĩnh để nói cái động,dùng cái cụ thể để nói cái trừu tượng, dùng cái hữu hình để nói cái vôhình v.v…Biểu tượng là loại hình “kí hiệu” rất cổ xưa ra đời từ buổi bình minh củalịch sử hình thành nhân loại. Biểu tượng được coi như là công cụ của tưduy trong tiến trình nhận thức của con người. Nó là con đẻ của sự liêntưởng và tưởng tượng, giúp cho con người khám phá ra thế giới đầy ýnghĩa. Nhiều nhà nhân học văn hoá còn cho rằng “đơn vị cơ bản” củavăn hoá chính là biểu tượng - vật hàm chứa thông tin, và là hạt nhân “ditruyền xã hội” đầu tiên của loài người.Thế giới biểu tượng là thế giới của ý nghĩa. Quá trình sáng tạo ra hệthống các biểu tượng cũng là quá trình “khách thể hoá” những “năng lựcbản chất người” để tạo nên thế giới văn hoá. Có thể xem văn hoá làtoàn bộ thế giới thông tin, không kể di truyền sinh vật, là biện pháp nhằmtổ chức, bảo vệ và truyền bá thông tin. Như vậy, biểu tượng chính là hìnhthức ngoại hiện của văn hoá, còn hệ thống ý nghĩa nằm bên trong mỗibiểu tượng là nội dung cơ bản của nó. Văn hoá được coi như là một “vănbản” các hệ thống biểu tượng.Biểu tượng bao gồm mọi dạng thức hình ảnh tác động chủ yếu đến thínhgiác và thị ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
bàn về bản sắc văn hóa dân tộcBản sắc văn hóa dân tộc Bàn về bản sắc Văn hoá dân tộc quả là một việc làm hết sức khó khăn.Biết bao nhiêu công trình và bút mực nhằm tập trung vào câu hỏi “bảnsắc dân tộc là gì?”, nhưng cuộc hành trình truy tìm này vẫn còn tiếp tục.Không thể nói việc làm này là viển vông và không có thật. Bản sắc văn hoá dân tộc bao hàm những mặt được hình thành và gắn bóvới dân tộc từ thưở xa xưa, các mặt này được duy trì theo quá trình củalịch sử. Đó là các kiểu quan hệ hay một kiểu lựa chọn riêng của một cộngđồng về một phương thức ứng xử nào đó, khiến cho mỗi dân tộc hiện ravới những nét độc đáo nhằm phân biệt với các dân tộc khác.Có thật nhiều cách trả lời khác nhau về bản sắc dân tộc, và mọi ngườicũng mặc nhiên công nhận rằng bản sắc dân tộc là cái có thật, nên rấtnhiều công trình gắng công tìm hiểu. Nhưng truy tìm theo hướng nào vàbằng cách nào là điều cần bàn đến. Bởi một lẽ ngay trong bản thân kháiniệm văn hoá cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi do đứng ở nhiều gócđộ khoa học khác nhau để nghiên cứu. Song ở đây chúng ta không sa đàvào việc truy tìm một cách kiệt cùng về định nghĩa của văn hoá, vì càng đisâu tìm hiểu khái niệm này thì càng thêm phức tạp. Tựu chung, xét về mặtbiểu hiện, văn hoá là một hiện tượng xã hội mà không phải là hiện tượngtự nhiên, và nó thuộc về giá trị tinh thần. Theo nghĩa chung nhất, văn hoáđược xem là toàn bộ những hoạt động sáng tạo của con người trong quákhứ cũng như trong hiện tại tạo thành những chuẩn mực - giá trị, thịhiếu và truyền thống, gọi chung là hệ giá trị - xã hội, một thành tố cơbản làm nên bản sắc riêng của mỗi cộng đồng dân tộc. Hệ giá trị xã hộinào cũng đều nhằm vào sự thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần củacon người, nó được biểu hiện trở thành các biểu tượng văn hoá - cáckhuôn mẫu và chuẩn mực văn hoá.Theo toàn thư quốc tế về phát triển văn hoá (International Thesaurus onCultural Development) của UNESCO: “Văn hoá là một tập hợp các hệthống biểu tượng, nó quy định thế ứng xử của con người và làm chomột số đông người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ lại thànhmột cộng đồng riêng biệt” [1]. Sự hình thành và phát triển văn hoá luôndựa vào năng lực của con người trong việc nhận thức và sáng tạo ra cácloại hình ngôn ngữ kí hiệu - biểu tượng ( Symbol). Bởi lẽ, biểu tượngluôn chứa đựng trong nó những giá trị, mà đằng sau các giá trị thường ẩndấu một nhu cầu nào đó của con người. Trong mọi nhu cầu của đời sốngxã hội thì nhu cầu văn hoá là nhu cầu cao nhất - nhu cầu giải trí và sángtạo ra các tác phẩm văn hoá. Sự đa dạng của văn hoá biểu hiện tính phongphú và tính nhiều vẻ của thế giới biểu tượng.Khi nhấn mạnh đặc trưng cơ bản của văn hoá là mang tính biểu tượng(Symbolic) thì đó cũng là lý do khiến phải xem xét kĩ hơn về loại hìnhngôn ngữ - kí hiệu tượng trưng này.Biểu tượng là gì? Để tạm hiểu, ta có thể gọi nó là cái được dùng để biểuthị một cái gì đó. Nó là hình ảnh tượng trưng được phô bày ra khiến ngườita cảm nhận một giá trị trừu suất tức là thế giới của ý nghĩa, cũng là thếgiới của văn hoá.Từ điển Petit Larousse cho rằng: “Biểu tượng là dấu hiệu hình ảnh,con vật sống động hay đồ vật biểu hiện một điều trừu tượng, nó làhình ảnh cụ thể của một sự vật hay một điều gì đó”. [2]C.G.Jung - nhà phân tâm học người Thuỵ Sỹ cũng quan niệm về biểutượng như sau:“Biểu tượng là một danh từ, một tên gọi hay một đồ vật, ngay cả khilà quen thuộc ở trong đời sống hàng ngày, nhưng vẫn chứa đựngnhững mối liên hệ về mặt ý nghĩa, bổ sung vào cái ý nghĩa ước địnhhiển nhiên và trực tiếp của chúng”. [3]Trong Dịch thuyết cương lĩnh của Chu Hy, nhà triết học đời Tống cũnggiải thích: “Tượng là lấy hình này để tỏ nghĩa kia” [4] , tức là dùng cáitri giác để nói lên cái khó có thể tri giác, hay dùng cái tĩnh để nói cái động,dùng cái cụ thể để nói cái trừu tượng, dùng cái hữu hình để nói cái vôhình v.v…Biểu tượng là loại hình “kí hiệu” rất cổ xưa ra đời từ buổi bình minh củalịch sử hình thành nhân loại. Biểu tượng được coi như là công cụ của tưduy trong tiến trình nhận thức của con người. Nó là con đẻ của sự liêntưởng và tưởng tượng, giúp cho con người khám phá ra thế giới đầy ýnghĩa. Nhiều nhà nhân học văn hoá còn cho rằng “đơn vị cơ bản” củavăn hoá chính là biểu tượng - vật hàm chứa thông tin, và là hạt nhân “ditruyền xã hội” đầu tiên của loài người.Thế giới biểu tượng là thế giới của ý nghĩa. Quá trình sáng tạo ra hệthống các biểu tượng cũng là quá trình “khách thể hoá” những “năng lựcbản chất người” để tạo nên thế giới văn hoá. Có thể xem văn hoá làtoàn bộ thế giới thông tin, không kể di truyền sinh vật, là biện pháp nhằmtổ chức, bảo vệ và truyền bá thông tin. Như vậy, biểu tượng chính là hìnhthức ngoại hiện của văn hoá, còn hệ thống ý nghĩa nằm bên trong mỗibiểu tượng là nội dung cơ bản của nó. Văn hoá được coi như là một “vănbản” các hệ thống biểu tượng.Biểu tượng bao gồm mọi dạng thức hình ảnh tác động chủ yếu đến thínhgiác và thị ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
khoa học xã hội lịch sử văn hóa bàn về bản sắc văn hóa dân tộc Văn hoá dân tộcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 245 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 241 0 0 -
Bù sáng: Chụp tay không cài đặt
5 trang 210 0 0 -
9 trang 205 0 0
-
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 203 0 0 -
3 trang 153 0 0
-
9 trang 142 0 0
-
10 trang 126 0 0
-
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 120 0 0 -
14 trang 116 0 0