Danh mục

Bàn về đặc điểm nhân cách của trẻ mồ côi giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 355.10 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tìm hiểu đặc điểm nhân cách của trẻ mồ côi giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu tài liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân cách của trẻ mồ côi, có những nét đặc trưng, khác biệt so với các đối tượng khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về đặc điểm nhân cách của trẻ mồ côi giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi BÀN VỀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CỦA TRẺ MỒ CÔI GIAI ĐOẠN TỪ 6 ĐẾN 11 TUỔI Nguyễn Thanh Kiều Xuân, Nguyễn Thị Kim Sang* Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Văn ThảoTÓM TẮTNghiên cứu tìm hiểu đặc điểm nhân cách của trẻ mồ côi giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi. Phươngpháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu tài liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân cách củatrẻ mồ côi, có những nét đặc trưng, khác biệt so với các đối tượng khác. Sự khác biệt nàybiểu hiện trên nhiều mặt khác nhau như: nhận thức, cảm xúc và hành vi, các thuộc tính tâmlý. Có mối tương quan giữa môi trường và cách giáo dục của trung tâm, nhà trường. Trongđó, nhân cách của trẻ ảnh hưởng chủ yếu do sự giáo dục của trung tâm, người hướng dẫn.Từ khóa: nhân cách; trẻ mồ côi, tuổi từ 6 đến 11 tuổi.1 ĐẶT VẤN ĐỀHiện nay, tỷ lệ trẻ em mồ côi lại đang có xu hướng gia tăng và tình cảnh sống của các emđang ở mức báo động. Theo số liệu thông kê của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, khi tiếp đoànđại biểu Làng trẻ em SOS quốc tế và các nhà tài trợ cho biết hiện tại Việt Nam có 157.000trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi và trẻ em không nơi nương tựa. Trong tổng số1,4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, 1,9 triệu cháu sống trong các gia đìnhnghèo (Hoàng Hải, 2018). Trẻ mồ côi tên gọi dành cho những đứa trẻ mất cha, mẹ, không rõnhân thân, hoặc bị bỏ rơi. Các nghiên cứu gần đây về trẻ mồ côi, đều đã đưa ra những kếtluận, các em thường có một số niềm tin đưa các em tới chỗ cư xử hoặc suy nghĩ, theonhững hướng có hại cho các em. Nghiên cứu của Larin A.N (2016) về Đặc điểm tính cáchcủa trẻ em trong trại trẻ mồ côi là tiêu chí để phát triển thái độ chủ động và hòa nhập xã hộithành công. Nghiên cứu đưa ra một phân tích so sánh về đặc điểm tính cách ở 18 bé trai và14 bé gái từ 12 đến 17 tuổi ở trại trẻ mồ côi, cũng như tìm ra các đặc điểm tính cách làm suyyếu sự phát triển của thái độ chủ động trẻ con. Nghiên cứu sử dụng một phiên bản dành chotrẻ em của Bảng câu hỏi đánh máy cá nhân của L.N. Sobchik và Cattell 14 và Phươngpháp nghiên cứu tính cách đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy các bé trai và bé gái trongcác nhóm thử nghiệm có sự khác biệt về tính cách (p 0,05). Và các đặc điểm cá nhân ảnhhưởng tiêu cực đến sự thành công của việc thích nghi sau khi tốt nghiệp trại trẻ mồ côi(Attachment, 1969, 1982).Tuổi nhi đồng được xác định vào khoảng từ 6 đến 11 tuổi, tương ứng với những năm học từlớp 1 đến lớp 6. Là độ tuổi tâm sinh lý cơ thể phát triển chưa toàn diện, và nhân cách củacác em dần hình thành. Đây là lứa tuổi thường dễ bị tác động về mặt cảm xúc, và khó kiềmchế được cảm xúc của mình (Dương Thị Diệu Hoa và cộng sự, 2015). Đồng thời, những néttính cách của trẻ trong giai đoạn này, mới được hình thành, có thể thay đổi dưới tác động 2729giáo dục của gia đình. Tuy nhiên do đặc thù của bản thân, và môi trường sống, trẻ mồ côivẫn phải chịu các thiệt thòi về sự phát triển trí tuệ cũng như nhân cách của các em gặp rấtnhiều trở ngại, vì vậy trẻ mồ côi được xếp vào các đối tượng rất cần nhiều sự giúp đỡ. Nhưvậy, có thể nói sự hụt hẫng nhất định về mặt tâm lý của trẻ mồ côi cùng với những thay đổivề mặt tâm sinh lý, nhân cách của lứa tuổi mang đến cho trẻ những biến đổi rất mạnh mẽtrong đời sống tâm lý. Việc tìm hiểu về đặc điểm nhân cách của trẻ mồ côi giai đoạn từ 6 đến11 tuổi là cần thiết góp phần vào việc đưa ra những cách thức can thiệp kịp thời, giúp cácem vượt qua trở ngại để phát triển toàn vẹn. Thực tế, trên thế giới có rất nhiều các côngtrình nghiên cứu về nhân cách và đặc điểm nhân cách, tuy nhiên vẫn chưa có công trìnhnghiên cứu nào nghiên cứu về tâm lý trẻ mồ côi một cách sâu sắc. Mặc dù, đây là một vấnđề có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Từ những vấn đề đặt ra, đề tài “Bàn vềđặc điểm nhân cách của trẻ mồ côi giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi” được nhóm chúng tôi lựachọn thực hiện nghiên cứu.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUNghiên cứu lý luận đọc và phân tích các quan điểm, công trình nghiên cứu về phong cáchquản lý của các nhà lãnh đạo, của các nhà tâm lý, trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở lýluận cho đề tài.3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1 Khái niệm trẻ mồ côiTheo Merriam Webster Dictionary 1 đứa trẻ mồ côi là một đứa trẻ bị tước đoạt bởi cái chếtcủa một hoặc thường là cả hai cha mẹ (Trần Sỹ Phán 1999). Tại Việt Nam theo khoản 1,điều 4, Nghị định 67/2007/NĐ/CP ngày 13/4/2007: Trẻ em mồ côi là trẻ em mồ côi cả cha vàmẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng, trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người cònlại mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ nănglực, hoặc không đủ năng lực, khả năng nu ...

Tài liệu được xem nhiều: